Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG LẬP
1.2. Cơ sở thực tiễn về quản lý tài chính tại trường Đại học công lập
Trường Đại học Quốc gia Hà Nội thành lập năm 1993 trên cơ sở tổ chức, sắp xếp lại 3 Trường Đại học Quốc gia Hà Nội. Cơ chế quản lý tài chính của Trường Đại học quốc gia Hà nội như sau:
Nhà nước điều hành có chủ định hoạt động quản lý tài chính thông qua văn bản quy phạm pháp luật; chế độ, chính sách về quản lý tài chính và kiểm tra giám sát thông qua các cơ quan thanh tra, kiểm toán, kho bạc Nhà nước.
Đại học Quốc gia Hà Nội quản lý điều hành trực tiếp bằng cách giao dự toán và cấp phát kinh phí để thực hiện nhiệm vụ cho các đơn vị; công khai tài chính tại các đơn vị trực thuộc theo đúng quy định hiện hành của Nhà nước và của Đại học Quốc gia Hà Nội; quản lý và điều hành gián tiếp thông qua hệ thống các văn bản quản lý tài chính ban hành nội bộ Đại học Quốc gia Hà nội;
Từ năm 2007 đến nay, ĐHQGHN thực hiện theo cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ tổ chức bộ máy biên chế và tài chính đối với các sự nghiệp công lập theo quy định.
Sau khi nhà trường thực hiện cơ chế tự chủ trong việc quản lý tài chính nhà trường đã đạt được những thành quả như sau:
- Lương cán bộ giảng viên trong trường ngày càng được nâng lên, ngoài việc chăm sóc về vật chất nhà trường đã đưa ra nhiều chính sách đãi ngộ về tinh thần giúp cán bộ giảng viên ngày càng gắn bó với trường và ngày càng tâm huyết với ngành giáo dục.
- Với nguồn thu được mở rộng, nhà trường đã xây dựng được cơ sở vật chất ngày càng hiện đại, đáp ứng cho nhu cầu ngày càng cao của giáo viên và sinh viên trong trường.
- Việc chi cho nghiên cứu khoa học ngày càng nhiều hơn, số lượng công trình nghiên cứu khoa học trong và ngoài nước tăng lên đáng kể, uy tín cũng như thương hiệu nhà trường được đi lên. Ngày càng sứng đáng với đứng đầu cả nước.
- Nhà trường đã mở ra nhiều chương trình học tiên tiến, góp phần đóng vào nguồn thu của nhà trường, bên cạnh đó chất lượng đào tạo cũng được nâng lên đáng kể, chất lượng của giảng viên cũng được nâng lên.
- Với cơ chế kiểm soát chặt chẽ, các quy định trong chi tiêu nội bộ rõ ràng lên hằng năm nhà trường tiết kiệm được một lượng tiền lớn trong quá trình chi tiêu của nhà trường.
1.2.2. Kinh nghiệm quản lý tài chính trường Đại học Kinh tế quốc dân
Trường Đại học Kinh tế quốc dân đã được các đơn vị sử dụng lao động đánh giá cao, uy tín trong ngành. Với sự cân đối tài chính trong suốt thời gian dài cho thấy tình trạng tài chính của trường rất ổn định và bền vững. Các nguồn thu ngoài ngân sách tăng hàng năm, góp phần tăng nguồn thu cho trường. Việc sử dụng ngày càng hợp lý hơn theo hướng tăng tỷ trọng chi cho công tác chuyên môn giảng dạy, tăng tỷ trọng chi cho con người, giảm chi phí hành chính. Trường đã chủ động nghiên cứu và xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ phù hợp với đặc điểm và nhiệm vụ của nhà trường.
- Sự chủ động của các trường trong việc đa dạng nguồn thu ngoài nguồn kinh phí của NSNN. Đòi hỏi ngày càng tăng về GDĐH đang đặt ra một sức ép lên kho bạc của nhà nước ở cả những nước phát triển và đang phát triển, việc tìm kiếm những cách thức bù đắp chi phí và tạo ra thu nhập không ngừng diễn ra.
- Sự thay đổi tích cực trong cách quản lý tài chính các trường trên 2 nội dung: phân bổ kinh phí và cách thực hiện kiểm soát và giám sát.
- Việc tạo ra thu nhập: Các trường học giờ đây có động lực để khích lệ việc tạo ra nguồn thu từ con người và tài sản của nhà trường. Lợi nhuận tạo ra không cần phải nộp lại cho nhà nước; khoản tiền dư thừa có thể tích lũy và việc sắp xếp do lãnh đạo nhà trường quyết định.
- Nhà trường đã liên kết với nhiều doanh nghiệp trong việc đào tạo nguồn lao động có chất lượng cao, nâng cao nguồn thu nhập cho nhà trường và góp phần mở rộng kiến thức cho sinh viên, vừa có cơ hội thực hành và có cơ hội lựa chọn.
- Cơ chế quản lý tài chính ngày càng thông thoáng và linh hoạt, chính vì vậy nhà trường đã liên kết với nhiều trường khác ở những nơi điều kiện đia lại khó khăn, mở các chi nhánh của nhà trưởng để thu hút sinh viên đến trường và nâng cao thu nhập cho cán bộ công nhân viên.
- Giải quyết các vấn đề tài chính ngày càng nhanh gọn, các thủ tục giấy tờ được đơn giản hóa, bộ máy quản lý cũng ngày càng hợp lý hơn giúp cho việc quản lý tài chính hiệu quả, giảm được các vụ việc sai phạm trong quản lý tài chính của nhà trường.
1.2.3. Bài học kinh nghiệm rút ra cho trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên
Qua bài học kinh nghiệm của một số Trường Đại học trong nước, các trường Đại học thuộc Đại học Thái Nguyên nói chung và Trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên nói riêng cũng cần vận dụng những cách huy động nguồn vốn đển tăng nguồn thu cho Trường, tăng cường công tác quản lý tài chính và tự chủ về tài chính, giảm bớt gánh nặng cho nguồn ngân sách của Nhà nước. Cụ thể:
Thực tế cho thấy, thương hiệu về trí thức của một trường Đại học không ngẫu nhiên mà có, nó chỉ được tạo ra khi nhà trường giải quyết được đồng thời 4 vấn đề:
Thứ nhất, Cần đa dạng hóa nguồn thu cho trường, nâng cao tính tự chủ về tài chính tránh trường hợp phụ thuộc quá nhiều vào nguồn ngân sách nhà nước.
Thứ hai, nâng cao chất lượng đào tạo, phương pháp đào tạo, cơ sở vật chất phục vụ đào tạo bao gồm thư viện, phòng học, phòng thí nghiệm, nhà xưởng, trang
thiết bị thực hành, thực tập phải khang trang hiện đại. Giáo trình, giáo án bài giảng phải cập nhật được những công nghệ, kiến thức mới, tương xứng với yêu cầu của các đơn vị sử dụng đào tạo.
Thứ ba: Cần phải đa dạng hóa các hình thức đào tạo của nhà trường để tăng thêm nguồn thu, bên cạnh đó phải nâng cao trình độ giảng viên nhằm thu hút ngày càng nhiều lượng sinh viên đến học với trường, nâng cao thương hiệu nhà trường.
Thứ tư, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả nguồn ngân sách cấp cho Nhà trường.
Bốn vấn đề trên có sự gắn kết hữu cơ với nhau, chỉ được giải quyết một cách hiệu quả khi nhà trường có đủ nguồn lực tài chính. Đặc biệt phải có cơ chế tự chủ tài chính linh hoạt, phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh, thời điểm cụ thể sự huy động được tối đa các nguồn lực tham gia vào quá trình tự đổi mới, tự xây dựng thương hiệu Nhà trường.
Chương 2