Chuyển dịch giữa sản xuất nông nghiệp với các ngành chế biến và dịch vụ

Một phần của tài liệu Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp tại huyện đại từ, tỉnh thái nguyên (Trang 57 - 62)

Chương 3. THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG NGHIỆP TẠI HUYỆN ĐẠI TỪ, TỈNH THÁI NGUYÊN

3.3. Thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp tại huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên

3.3.2. Chuyển dịch giữa sản xuất nông nghiệp với các ngành chế biến và dịch vụ

Bảng 3.3: Cơ cấu giá trị giữa nông nghiệp, chế biến và dịch vụ huyện Đại Từ giai đoạn 2013-2015

Đơn vị tính: triệu đồng

STT Chỉ tiêu Năm 2013

Năm 2014

Năm 2015

2014 / với 2013

Năm 2015 so với 2014 Số

tuyệt đối

%

Số tuyệt

đối

%

1 Nông nghiệp

-Giá trị 1.462.336 1.512.652 1.601.358 50.31

6 3,44 88.70

6 5,86

-Tỷ trọng (%) 97,95 97,85 97,79 (0,1) (0,06)

2 Chế biến

-Giá trị 20.070 20.180 20.260 110 0,55 80 0,39

-Tỷ trọng (%) 1,34 1,31 1,24 (0,03) (0,07)

3 Dịch vụ

-Giá trị 10.560 13.032 15.780 2.472 23,4

1 2.748 21,09

-Tỷ trọng (%) 0,71 0,84 0,96 0,13 0,12

Tổng giá trị 1.492.966 1.544.864 1.637.398 52.89

8 3,54 91.53

4 5,92

(Nguồn: Báo cáo tổng kết nông nghiệp huyện Đại Từ - giai đoạn 2013-2015)

Qua bảng 3.3 trên ta có:

Tổng giá trị của sản xuất nông nghiệp, chế biến và dịch vụ nông nghiệp có sự tăng trưởng trong giai đoạn 2013-2015. Cụ thể: năm 2013 là 1.492.966 triệu đồng, năm 2014 là 1.545.864 triệu đồng, tăng 52.898 triệu đồng, tăng 3,54% so với năm 2013. Đến năm 2015, con số này là 1.637.398 triệu đồng, tăng 91.534 triệu đồng, tương ứng tăng 5,92% so với năm 2014. Sự tăng trưởng cho thấy tình hình sản xuất của huyện Đại Từ tốt hơn. Điều này có được là do nguyên nhân sau:

Thứ nhất, giá trị sản xuất nông nghiệp tăng trưởng. Năm 2013, con số này đạt 1.462.336 triệu đồng; năm 2014 là 1.512.652 triệu đồng; tăng 50.316 triệu đồng, tương ứng tăng 3,44% so với năm 2013. Đến năm 2015, con số này đã là 1.601.358 triệu đồng, tăng 88.706 triệu đồng, tương ứng tăng 5,86% so với năm 2014. Điều này cũng làm cho tỷ trọng của sản xuất nông nghiệp giảm từ 97,95% năm 2013 xuống còn 97,79% năm 2015 nhưng vẫn ở mức cao so với toàn ngành.

Thứ hai, giá trị ngành chế biến cũng có sự thay đổi đáng kể. Nếu như năm 2013, giá trị này đạt 20.070 triệu đồng, năm 2014 là 20.180 triệu đồng, tăng 110 triệu đồng, tương ứng tăng 0,55% so với năm 2013. Đến năm 2015, con số này là 20.260 triệu đồng, tăng 80 triệu đồng, tương ứng tăng 0,39% so với năm 2014. Đồng thời, sự thay đổi này khiến tỷ trọng của ngành chế biến thay đổi theo hướng giảm nhẹ, từ mức 1,34% năm 2013 xuống 1,24% trong năm 2015.

Thứ ba, giá trị ngành dịch vụ cũng có sự thay đổi. Nếu như năm 2013 đạt 10.560 triệu đồng; năm 2014 là 13.032 triệu đồng, tăng 2.472 triệu đồng, tương ứng tăng 23,41% so với năm 2013. Đến năm 2015, con số này là 15.780 triệu đồng, tăng 2.748 triệu đồng, tăng 21,09% so với năm 2014. Đồng thời khiến cho tỷ trọng của ngành dịch vụ này tăng nhẹ, từ mức đạt 0,71% năm 2013 lên 0,84% năm 2014 và đạt 0,96% trong năm 2015.

Như vậy, cơ cấu của ngành sản xuất nông nghiệp, chế biến và dịch vụ có sự thay đổi. Việc thay đổi này còn xuất phát từ các nguyên nhân như năng suất lao động;

thu nhập bình quân của lao động trong từng ngành thay đổi. Cụ thể ở bảng 3.4 như sau:

Bảng 3.4: Năng suất ngành sản xuất nông nghiệp, chế biến và dịch vụ huyện Đại Từ giai đoạn 2013-2015

Đơn vị tính: triệu đồng

STT Chỉ tiêu Năm 2013

Năm 2014

Năm 2015

Năm 2014 so với 2013

Năm 2015 so với 2014 Số tuyệt

đối % Số tuyệt

đối %

I Nông nghiệp

1 Giá trị nông

nghiệp 1.462.336 1.512.652 1.601.358 50.316 3,44 88.706 5,86 2 Lợi nhuận 438.700,8 431.105,82 416.353,08 (7.594,98) (1,73) (14.752,74) (3,42) 3 Số người

tham gia 117.124 122.981 129.130 5.857 5 6.149 4,99

4

Năng suất lao động bình quân (1/3)

12,48 12,29 12,4 (0,19) (1,52) 0,1 0,89

5

Thu nhập bình

quân/lao động (2/3)

3,75 3,51 3,22 (0,24) (6,41) (0,29) (8,2)

II Chế biến 1 Giá trị chế

biến 20.070 20.180 20.260 110 0,55 80 0,39

2 Lợi nhuận 6.021 6.457,6 7.293,6 436,6 7,25 836 12,95

3 Số người

tham gia 2.860 3.184 3.760 324 11,33 576 18,09

4

Năng suất lao động bình quân (1/3)

7,02 6,34 5,39 (0,68) (9,68) (0,95) (14,98)

5

Thu nhập bình

quân/lao động (2/3)

2,10 2,03 1,94 (0,07) (3,33) (0,09) (4,43)

III

Dịch vụ nông

nghiệp

1

Giá trị dịch vụ nông nghiệp

10.560 13.032 15.780 2.472 23,41 2.748 21,09

2 Lợi nhuận 7.920 10.425,6 12.624 2.505,6 31,64 2.198,4 21,09 3 Số người

tham gia 2.040 2.400 2.760 360 17,65 360 15

4

Năng suất lao động bình quân (1/3)

5,18 5,43 5,72 0,25 4,89 0,29 5,29

5

Thu nhập bình

quân/lao động (2/3)

3,88 4,34 4,57 0,46 11,89 0,23 5,29

(Nguồn: Báo cáo tổng kết ngành nông nghiệp huyện Đại Từ - giai đoạn 2013-2015) Qua bảng 3.4 ta nhận thấy:

Thứ nhất, năng suất lao động của các ngành có sự thay đổi đáng kể. Cụ thể:

Đối với ngành sản xuất nông nghiệp, năng suất lao động có xu hướng tăng trưởng. Cụ thể: năm 2013 là 12,48 triệu đồng/người; năm 2014 là 12,29 triệu đồng/người; giảm 0,19 triệu đồng/người, tương ứng giảm 1,52% so với năm 2013;

đến năm 2015, con số này đạt 12,4 triệu đồng/người, tăng 0,1 triệu đồng/người, tương ứng với tăng 0,89% so với năm 2014.

Đối với ngành chế biến thì năng suất có xu hướng giảm. Cụ thể: nếu như năm 2013 đạt 7,02 triệu đồng/người; năm 2914 là 6,34 triệu đồng/người, giảm 0,68 triệu đồng/người, tương ứng giảm 9,68% so với năm 2014. Đến năm 2015 chỉ còn 5,39 triệu đồng/người, giảm 0,95 triệu đồng, tương ứng giảm 14,98% so với năm 2014.

Đối với ngành dịch vụ nông nghiệp cũng có sự thay đổi. Năng suất lao động cũng có sự thay đổi. Nếu như năm 2013, con số này là 5,18 triệu đồng/người; năm 2014 là 5,43 triệu đồng/người, tăng 0,25 triệu đồng, tương ứng tăng 4,89% so với năm 2013. Đến năm 2015 đã đạt 5,72 triệu đồng/người, tăng 0,29 triệu đồng/người, tương ứng tăng 5,29% so với năm 2014. Điều này có được là do giá trị ngành dịch vụ nông nghiệp tăng nhiều hơn số lượng người trong ngành.

Thứ hai, thu nhập bình quân đầu người của các ngành cũng có sự thay đổi. Cụ thể: đối với ngành nông nghiệp, thu nhập bình quân đầu người lại có xu hướng giảm:

Nếu như 2013 là 3,75 triệu đồng/người; năm 2014 là 3,51 triệu đồng/người, giảm 0,24 triệu đồng, tương ứng giảm 6,41% so với năm 2013. Đến năm 2015, con số này chỉ còn 3,22 triệu đồng/người, giảm 0,29 triệu đồng/người, tương ứng giảm 8,2% so với năm 2014. Sự giảm này chính là nguyên nhân của tỷ trọng ngành này giảm trong giai đoạn qua.

Đối với ngành chế biến, thu nhập bình quân cũng có sự thay đổi theo hướng giảm. Cụ thể: năm 2013 là 2,10 triệu đồng/người; năm 2014 giảm còn 2,03 triệu đồng/người, giảm 0,07 triệu đồng/người so với năm 2013. Đến năm 2015, con số này chỉ còn 1,94 triệu đồng/người, giảm 0,09 triệu đồng, tương ứng giảm 4,43% so với năm 2014. Đây là nguyên nhân khiến cho tỷ trọng ngành này chiếm số lượng nhỏ và có xu hướng giảm trong giai đoạn qua.

Đối với ngành dịch vụ nông nghiệp, thu nhập bình quân trên người có xu hướng tăng trưởng. Cụ thể: năm 2013 là 3,88 triệu đồng/người; năm 2014 là 4,34 triệu đồng/người, tăng 0,46 triệu đồng/người, tương ứng tăng 11,89%; đến năm 2015, con số này là 4,57 triệu đồng/người, tăng 0,23 triệu đồng, tương ứng tăng 5,29% so với năm 2014. Đây là nguyên nhân khiến cho tỷ trọng ngành này có xu hướng tăng nhẹ trong thời gian qua.

Một phần của tài liệu Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp tại huyện đại từ, tỉnh thái nguyên (Trang 57 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)