Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp tại huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên

Một phần của tài liệu Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp tại huyện đại từ, tỉnh thái nguyên (Trang 70 - 77)

Chương 3. THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG NGHIỆP TẠI HUYỆN ĐẠI TỪ, TỈNH THÁI NGUYÊN

3.4. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp tại huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên

Hiện nay, nội dung nhân tố ảnh hưởng bao gồm: nhân tố điều kiện tự nhiên, nhân tố lao động, nhân tố công nghệ và kỹ thuật; nhân tố kinh tế xã hội.

3.4.1. Nhân tố điều kiện tự nhiên

Đại Từ là huyện miền núi của tỉnh Thái Nguyên giáp các trung tâm lớn như thị xã Phổ Yên, thành phố Thái Nguyên, Tuyên Quang và Vĩnh Phúc. Do đó, điều này sẽ tạo điều kiện cho lưu thông hàng hóa và phát triển kinh tế. Không những thế, với khí hậu có lượng mưa lớn giúp huyện phát triển với những cây trồng. Huyện còn có hệ thống sông ngòi bao bọc và khoáng sản phong phú như quặng, than...nên rất phù hợp để phát triển nông nghiệp, công nghiệp. Bên cạnh đó, diện tích đất đai được phân bổ và sử dụng hợp lý, cụ thể tại bảng 3.10 như sau:

Bảng 3.10: Cơ cấu sử dụng đất của các ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và ngư nghiệp huyện Đại Từ giai đoạn 2013-2015

Đơn vị tính:ha

ST

T Chỉ tiêu Năm

2013

Năm

2014 Năm 2015

2014/2013 2015/2014 Số tuyệt

đối % Số tuyệt

đối %

1 Đất nông nghiệp

- Diện tích 17.203,95 16.549,8 16.340,39 -654,15 -3,8 -209,41 -1,27

- Tỷ trọng (%) 36,82 37,4 38,11 0,58 0,71

2 Đất lâm nghiệp

- Diện tích 28.016 26.126 24.882 -1.890 -6,75 -1.244 -4,76

- Tỷ trọng (%) 59,96 59,03 58,03 -0,93 -1

3 Đất ngư nghiệp

-Diện tích 1.502 1.580 1.655 78 5,19 75 4,75

-Tỷ trọng (%) 3,22 3,57 3,86 0,35 - 0,29 -

Tổng diện tích đất 46.721,95 44.255,8 42.877,39 -2.466,15 -5,28 -1.378,41 -3,11

Qua bảng 3.10 trên ta có nhận xét:

Tổng diện tích đất của huyện có xu hướng giảm. Năm 2013 là 46.721,95 ha;

năm 2014 là 44.255,8 ha, giảm 2.466,15 ha so với năm 2013. Đến năm 2015, con số này là 42.877,39ha, giảm 1.378,41 ha, tương ứng giảm 3,11% so với năm 2014. Việc thay đổi này là do các nguyên nhân sau:

Trước hết, diện tích đất nông nghiệp có xu hướng giảm dần. Nếu như năm 2013, diện tích đất của huyện dành cho nông nghiệp là 17.203,95 ha; năm 2014 là 16.549,8 ha, giảm 654,15 ha, tương ứng giảm 3,8% so với năm 2013. Đến năm 2015, con số này chỉ còn 16.340,39 ha, giảm 209,41 ha, tương ứng giảm 1,27% so với năm 2014.

Không những thế, diện tích đất lâm nghiệp cũng có sự thay đổi. Nếu như năm 2013, diện tích này là 28.016 ha; năm 2014 là 26.126 ha, giảm 1.890 ha, tương ứng giảm 6,75% so với năm 2013. Đến năm 2015, con số này chỉ còn 24.882 ha, giảm 1.244 ha, tương ứng giảm 4,76% so với năm 2014. Điều này khiến cho tỷ trọng của ngành này giảm từ 59,96 % năm 2013 xuống 59,03 % năm 2014 và chỉ còn 58,03%

trong năm 2015.

Ngoài ra, diện tích đất ngư nghiệp lại có sự tăng trưởng. Cụ thể: Nếu như năm 2013, diện tích này là 1.502 ha; năm 2014 là 1.580 ha, tăng 78 ha, tương ứng tăng 5,19% so với năm 2013. Đến năm 2015, con số này đạt 1.655 ha, tăng 75 ha, tương ứng tăng 4,75% so với năm 2014. Điều này khiến cho tỷ trọng của ngành này tăng từ 3,22 % năm 2013 lên 3,57 % năm 2014 và 3,86 % trong năm 2015.

Như vậy, có thể nói: trong giai đoạn qua, cơ cấu đất đai của huyện Đại Từ có nhiều sự thay đổi và có xu hướng giảm diện tích đất nông nghiệp, lâm nghiệp và tăng diện tích cho ngư nghiệp. Điều này có được là do huyện đã xác định được thế mạnh của việc sản xuất ngư nghiệp trong việc đem lại hiệu quả kinh tế cao cho huyện, đồng thời cho thấy huyện đang chú trọng hơn nữa để chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng sản xuất thủy sản và giảm trồng trọt. Sự giảm diện tích nông nghiệp nói chung, lâm nghiệp nói riêng là do chủ yếu kinh tế lâm nghiệp chưa đem lại thu nhập cao như các ngành khác, điều đó khiến cho nhu cầu sản xuất, trồng trọt của ngành lâm nghiệp chưa thực sự cao. Do đó, trong thời gian tới, huyện cần có những bước đi, những chủ trương giúp cho ngành lâm nghiệp khởi sắc thông qua các chính sách hợp lý, hài hòa

để kích thích người dân tham gia sản xuất, từ đó đem lại hiệu quả cao trong thời gian tới.

3.4.2. Nhân tố lao động

Ở bất kỳ lĩnh vực nào, nhân tố lao động vẫn là yếu tố then chốt, ảnh hưởng trực tiếp đến mọi hoạt động của các ngành nghề nói chung, của ngành nông nghiệp nói riêng. Trong giai đoạn 2013-2015, lao động nông nghiệp của huyện Đại Từ tăng cả về số lượng và chất lượng. Về số lượng: lao động nông nghiệp tăng trung bình 107%. Về chất lượng: huyện chủ trương phát triển nông nghiệp làm trọng tâm nên ban lãnh đạo thường xuyên mở các lớp bồi dưỡng để nâng cao trình độ canh tác, trồng trọt, chăn nuôi...giúp người dân huyện ngày càng có nhiều kiến thức bổ ích và thực tế để nâng cao chất lượng sản xuất. Điều này khiến cho năng suất của ngành nông nghiệp tăng lên đáng kể.

Không những thế, các ngành thủy sản, chế biến...đòi hỏi nhân lực có trình độ cao hơn, huyện cũng chủ trương phối hợp với các chuyên gia thực hiện đào tạo chuyên sâu cho người dân địa phương, điều này góp phần giúp người dân địa phương tăng cường hơn nữa việc sản xuất, kinh doanh, từ đó đem lại hiệu quả cao cho phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong giai đoạn qua.

3.4.3. Nhân tố công nghệ và kỹ thuật

Trong giai đoạn 2013-2015, huyện Đại Từ đã rất tích cực đổi mới khoa học công nghệ và kỹ thuật trong nông nghiệp. Đặc biệt là cây chè- cây chủ lực của huyện.

Thông qua nghiên cứu và chọn lọc của viện nghiên cứu cây chè Việt Nam, Viện khoa học nông nghiệp, huyện đã không ngừng cải thiện chất lượng, loại bỏ giống chè trung du cũ cho năng xuất thấp và chất lượng kém thay thế bằng những giống chè mới chất lượng cao như LDP1, 777, Bát Tiên ... Các giống chè này năng xuất lớn và chất lượng tốt đang góp phần cải ta ̣o, nâng cao chất lượng nguyên liệu đầu vào cho các máy chè đồng thời tạo thu nhập tốt hơn cho người dân trồng chè.

Không những vậy, giống cây chè nói riêng và nhiều giống cây khác có giá trị cao phục vụ cho nông nghiệp, trồng rừng, cây sinh thái cảnh quan...nhằm tạo đa dạng sinh học cho môi trường và lấy gỗ cho các ngành sản xuất khác đang được các vườn giống trong huyện ứng dụng công nghệ sinh học trong quá trình gieo trồng rất tốt đáp

ứng không chỉ nhu cầu trong huyện trong tỉnh mà còn bán sang nhiều tỉnh lân cận.

Đặc biệt trong lĩnh vực này hiện nay một số hộ gia đình kinh doanh cá thể cũng rất mạnh dạn đầu tư và làm chủ công nghệ tạo ra được những vườn giống tốt có quy mô rất lớn và chuyên nghiệp. Họ còn tham gia sản suất cây giống cho chương trình hợp tác phát triển ĐứcDeutscher Entwicklungs Dients (DED) được các chuyên viên của tổ chức này đánh giá cao. Ngành sản xuất cây chè và giống cây trồng hiện đang có thể là điểm sáng của nông nghiệp Đại Từ đem lại nguồn thu nhập đáng kể cho người dân trong những năm gần đây.

Ngoài ra, trong giai đoạn 2013-2015, huyện đã rất tích cực mở các lớp tập huấn nhằm nâng cao kiến thức về khoa học kỹ thuật cho người dân. Ví như năm 2015, huyện đã mở 908 lớp tập huấn (chủ yếu về trồng trọt) tại các xã, thị trấn...trong huyện.

Điều này cho thấy ban lãnh đạo huyện đã rất quan tâm đến khoa học kỹ thuật trong nông nghiệp.

Việc quan tâm và đầu tư vào khoa học kỹ thuật giúp cho người dân có thêm cơ sở vật chất để phục vụ cho sản xuất nông nghiêp. Đồng thời, với sự đầu tư mạnh vào lĩnh vực khoa học kỹ thuật khiến cho năng suất lao động của toàn bộ các ngành được nâng cao. Tuy nhiên, so với các huyện khác trong tỉnh Thái Nguyên thì việc đầu tư vào khoa học kỹ thuật trong giai đoạn qua của huyện chưa thực sự cao. Do đó mà huyện còn chưa phát triển so với các huyện khác, đồng thời chuyển dịch cơ cấu kinh tế chưa cao. Do đó, trong thời gian tới, huyện cần đầu tư hơn nữa để từ đó góp phần nâng cao năng suất, cải thiện cơ cấu kinh tế ngày càng tốt hơn.

3.4.4. Nhân tố kinh tế xã hội

Yếu tố kinh tế xã hội của huyện Đại Từ cũng có tác động nhất đi ̣nh đến chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp huyện. Thực vậy, trong giai đoạn 2013-2015, tình hình kinh tế xã hội huyện có nhiều khởi sắc cụ thể: tình hình kinh tế được giữ vững, cơ bản được hoàn thành cho thấy sự quyết tâm rất cao và nỗ lực hoàn thành nhiệm vụ của toàn bộ lãnh đạo và người dân địa phương trong giai đoạn qua.

Không những thế, nền kinh tế huyện trong giai đoạn qua luôn tăng trưởng ở mức khá đã khiến cho người dân thêm tin tưởng, an tâm vào sản xuất kinh doanh và

tin tưởng vào sự lãnh đạo của huyện. Điều này góp thêm động lực để nâng cao khả năng sản xuất, kinh doanh và chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp trong thời gian tới.

Ngoài ra, trên địa bàn huyện Đại Từ trong giai đoạn qua, an ninh được bảo đảm, an sinh xã hội tốt; đời sống vật chất và tinh thần ngày càng tăng cao cũng góp phần giúp cho người dân an tâm sản xuất và tích lũy, ảnh hưởng đến công tác chuyển dịch trong ngành nông nghiệp theo hướng có lợi và bền vững.

3.5. Đánh giá quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp tại huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên

3.5.1. Ưu điểm

Trong giai đoạn 2013-2015, việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệpcủa huyện Đại Từ có nhiều ưu điểm, cụ thể như sau:

Thứ nhất, ban lãnh đạo huyện Đại Từ và tỉnh Thái Nguyên đã rất quan tâm đến nông nghiệp huyện nhà. Thể hiện thông qua các nội dung, các nghị quyết hội nghị của tỉnh và huyện. Điều này chính là “kim chỉ nam” cho công tác phát triển kinh tế nói chung, công tác chuyển dịch nông nghiệp huyện nói riêng đạt kết quả cao nhất.

Thứ hai, tổng giá trị nông nghiệp của huyện Đại Từ giai đoạn 2013-2015 có sự tăng trưởng đáng kể tương đối tốt, cụ thể: giá trị sản xuất nông nghiệp có sự chuyển dịch theo hướng tăng số lượng tuyệt đối, trong đó ngành trồng trọt vẫn chiếm đa số, hàng năm đem lại thu nhập cao cho người nông dân (đặc biệt là cây chè- cây chủ lực của huyện Đại Từ). Bên cạnh đó, ngành ngư nghiệp cũng có sự tăng nhẹ cả về số lượng và tỷ trọng. Sự tăng trưởng này cho thấy khả năng sản xuất nông nghiệp gia tăng, điều này có được do sự nỗ lực, quyết tâm của toàn bộ lãnh đạo và nhân dân trong toàn huyện.

Thứ ba, năng suất lao động và năng suất ruộng đất trong các ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, dịch vụ nông nghiệp có sự cải thiện đáng kể. Điều này là do huyện đã tích cực triển khai khoa học kỹ thuật vào nông nghiệp khiến năng suất tăng lên.

Thứ tư, việc tăng năng suất lao động và năng suất ruộng đất khiến cho thu nhập bình quân đầu người cũng có sự thay đổi đáng kể trong các ngành trồng trọt;

dịch vụ nông nghiệp. Đây là tín hiệu tốt cho thấy việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp của huyện đang đi đúng hướng.

Thứ năm, tổng số lao động của các ngành trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp và dịch vụ có sự tăng trưởng trong giai đoạn qua. Sự tăng trưởng này cho thấy người dân rất tích cực tham gia lao động nông nghiệp tại địa phương, đặc biệt là đối với ngành chăn nuôi

Thứ sáu, tổng số vốn đầu tư vào các ngành có xu hướng tăng trong giai đoạn 2013-2015, đặc biệt là ngành trồng trọt.

Thứ bảy, tổng diện tích đất của huyện có xu hướng tăng nhẹ, đặc biệt là diện tích đất phi nông nghiệp. Việc diện tích này tăng là do huyện chủ trương xây dựng các nhà máy chế biến như chè, thủy sản...khiến cho diện tích này tăng trong giai đoạn qua.

Thứ tám, điều kiện tự nhiên phù hợp để chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp. Đồng thời, việc tăng số lượng lao động cũng có tác động tích cực đối với công tác nông nghiệp huyện. Ngoài ra, việc tăng cường mở các lớp đào tạo nâng cao chuyên môn cho sản xuất nông nghiệp cũng được hội viên đánh giá cao. Ngoài ra, huyện cũng tích cực đổi mới khoa học công nghệ và kỹ thuật trong nông nghiệp, đặc biệt là cây chè, đồng thời mở các lớp tập huấn nhằm nâng cao kiến thức về khoa học kỹ thuật cho người dân.

Không những thế, sự phát triển của kinh tế huyện, an ninh giữ vững đã tác động tốt đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế huyện. Đây là điều tốt nên trong thời gian tới, lãnh đạo huyện cần phát huy hơn nữa để từ đó góp phần giúp người dân yên tâm sản xuất kinh doanh, đồng thời giúp chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp phát triển theo hướng bền vững.

3.5.2. Hạn chế và nguyên nhân

Bên cạnh những ưu điểm, thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp còn một số hạn chế nhất định, cụ thể như sau:

Thứ nhất, mặc dù số lượng tuyệt đối các ngành đều tăng nhưng tỷ trọng của ngành nông nghiệp, chăn nuôi có dấu hiệu giảm đi; tỷ trọng ngành lâm nghiệp thay đổi thất thường và chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng ngành. Điều này là do lãnh đạo huyện chưa thực sự quan tâm đến lĩnh vực lâm nghiệp.

Thứ hai, năng suất lao động của ngành chăn nuôi cũng có sự thay đổi theo hướng giảm. Việc giảm này là do số người lao động trong ngành tăng nhiều hơn giá trị tạo ra, khiến cho chỉ tiêu này giảm. Đồng thời, năng suất thấp chính là nguyên nhân khiến cho tỷ trọng của ngành này trong cơ cấu nông nghiệp rất khiêm tốn.

Thứ ba, thu nhập bình quân ngành chăn nuôi, nông nghiệp và chế biến có xu hướng giảm. Điều này là do so với các ngành khác, ngành chăn nuôi chưa thực sự được quan tâm đúng hướng. Đồng thời, sự giảm này chính là do tỷ trọng ngành này giảm trong giai đoạn qua.

Thứ tư, năng suất ngành chế biến cũng giảm có xu hướng giảm. Điều này là do các ngành đầu vào như ngành chăn nuôi, ngành trồng trọt...tác động.

Thứ năm, tỷ trọng của lao động ngành trồng trọt có xu hướng giảm. Trong khi đó, tỷ trọng lao động trong lâm nghiệp có sự thay đổi thất thường. Đây là tín hiệu không tốt cho hoạt động sản xuất của huyện trong giai đoạn qua.

Thứ sáu, mặc dù số lượng vốn đầu tư trong các ngành có tăng nhưng tỷ trọng vốn đầu tư vào các ngành như chăn nuôi; lâm nghiệp; dịch vụ nông nghiệp giảm và chỉ chiếm tỷ trọng khiêm tốn trong tổng vốn đầu tư. Điều này là do huyện chưa thực sự quan tâm nhiều đến các lĩnh vực này nên đã làm ảnh hưởng đến cơ cấu vốn.

Thứ bảy, diện tích đất nông nghiệp; lâm nghiệp có xu hướng giảm dần. Nguyên nhân là do huyện đã đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu sang công nghiệp và dịch vụ.

Thứ tám, điều kiện tự nhiên của huyện Đại Từ chưa phù hợp phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm, thủy sản, lâm nghiệp...Nguyên nhân là do địa hình miền núi với địa hình cao nên việc đánh bắt, nuôi hết sức khó khăn nên ảnh hưởng đến việc chăn nuôi, đặc biệt là thủy sản.

Thứ chín, chất lượng lao động ngành nông nghiệp huyện chưa thực sự tốt.

Điều này là do lãnh đạo huyện chưa thực sự quan tâm nhiều đến đào tạo các ngành, đặc biệt là các ngành: thủy sản, chăn nuôi, chế biến, dịch vụ nông nghiệp…Đồng thời, do hạn chế trong việc đầu tư khoa học kỹ thuật vào ngành này nên chất lượng không cao.

Trên đây là những ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân dẫn đến các hạn chế từ thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên. Hi vọng,

trong những năm tới, huyện nên phát huy những ưu điểm, hạn chế những nhược điểm này để công tác chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ngày càng tăng cả về số lượng và chất lượng.

Chương 4

Một phần của tài liệu Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp tại huyện đại từ, tỉnh thái nguyên (Trang 70 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)