Dự báo các thay đổi hoặc triển vọng của các yếu tố môi trường, thị trường của công

Một phần của tài liệu Khóa Luận tốt nghiệp Đo lường sự thỏa mãn khách hàng về chất lượng mặt hàng thực phẩm chế biến của Công ty TNHH Thường Vũ (Trang 34 - 43)

3.1.1 Dự báo các thay đổi hoặc triển vọng của các yếu tố môi trường, thị trường của công ty.

Trong xu thế toàn cầu hóa hiện nay các công ty phải cạnh tranh không chỉ với các công ty trong nước mà cả các công ty nước ngoài. Tạo cho mình một vị thế là điều cần thiết không chỉ đối với các công ty mà còn với cả một quốc gia vì nó thể hiện vị thế của quốc gia đó trên thị trường, nói cách khác thương hiệu của công ty cũng chính là lợi thế cạnh tranh của công ty trên thị trường. Vì vậy, là một công ty vừa và nhỏ trước sức ép ngày càng lớn của thị trường, Công ty TNHH Thường Vũ cần nắm bắt được sự thay đổi trên thị trường hiện nay và các xu hướng tiêu dùng để đưa ra các sản phẩm, chính sách phù hợp với yêu cầu của khách hàng.

Các thay đổi yếu tố môi trường của công ty TNHH Thường Vũ

Khi hàng loạt các thương hiệu thực phẩm ra đời đa dạng và phong phú. Người tiêu dùng Việt Nam đứng trước nhiều lựa chọn và phải thông thái để lựa chọn các sản phẩm vừa đáp ứng nhu cầu, vừa an toàn và đảm bảo. Mặt khác, trước cuộc đua của rất nhiều công ty trong thị trường thực phẩm, Nhà nước đã đưa ra và ban hành các điều luật dành riêng cho ngành thực phẩm để giúp cho người dân hạn chế được các rủi ro khi tiêu dùng thực phẩm và để doanh nghiệp theo các quy định của nhà nước, giữ đạo đức kinh doanh khi cung cấp sản phẩm ra thị trường. Trước những yêu cầu đó, Thường Vũ cần đưa ra các tiêu chuẩn để vừa đảm bảo tuân thủ các chính sách và quy định nhà nước đưa ra, vừa cung cấp được ra thị trường các sản phẩm thực sự hiệu quả và đảm bảo.

Triển vọng tiêu dùng thực phẩm tại Việt Nam: Xu hướng rõ rệt ở các nước khác về tiêu dùng và sản xuất thực phẩm chế biến bền vững mới chỉ nổi lên ở Việt Nam không lâu.

Những vấn đề chủ yếu xoay quanh vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm. Những dấu hiệu ngày nay cho thấy, nhận thức về các vấn đề bền vững và môi trường đang tăng lên. Vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm là vấn đề đầu tiên và cốt lõi đối với người tiêu dùng. Trong những năm gần đây, các chất bảo quản, các chất phụ gia không được phép, dư lượng vượt quá mức an toàn, các hóa chất độc hại và những chất gây tác động trực tiếp đến sức khỏe người tiêu dùng được tìm thấy trong nhiều sản phẩm. Do đó, vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm trở thành vấn đề trọng tâm không chỉ với người tiêu dùng mà cả người sản xuất, người bán lẻ và chính phủ.

Việc này dẫn tới những thay đổi trong hành vi của người tiêu dùng. Các vụ việc liên quan đến an toàn vệ sinh thực phẩm, cùng với việc nâng cao hiểu biết và thu nhập khả dụng tăng lên đã làm thay đổi các thói quen của người tiêu dùng Việt Nam. Đây vừa là cơ hội, vừa là thách thức cho công ty TNHH Thường Vũ trong việc cung cấp các sản phẩm thực phẩm chế biến ra thị trường.

Văn hóa “Tiện lợi”: khi mà công nghệ thông tin, khoa học xã hội ngày càng phát triển, con người đã bắt đầu có những văn hóa “tiện lợi”. Nhịp sống hối hả và tấp nập khiến cho người tiêu dùng Việt Nam luôn đặt sự tiện lợi lên đầu: thực phẩm đồ ăn nhanh, thực phẩm chế biến, thực phẩm bán sẵn, thực phẩm đóng hộp…. là những sản phẩm tiện lợi đặc trưng, nó mang đến cho người tiêu dùng Việt Nam sự nhanh chóng mà vẫn giữ được dinh dưỡng và hương vị khi tiêu dùng. Theo đó, Thương hiệu Thường Vũ cần được đẩy mạnh để mang đến

“tiện lợi” nhiều hơn cho các gia đình đúng như slogan: “Thường Vũ- đầu bếp của mọi gia đình Việt”.

Thị trường thực phẩm Việt Nam

“Mở rộng thị trường nông thôn và phát triển các dòng thực phẩm tiện lợi được dự báo là các xu hướng lớn tại Việt Nam hiện nay”- Theo trang tin thức chuyên ngành công nghiệp thực phẩm vừa đưa ra nhận định rằng Việt Nam sẽ có nhiều cơ hội phát triển trong 2016 này.

Tháng 1-2016 cũng chính là thời điểm Cộng đồng kinh tế chung ASEAN chính thức đi vào hoạt động, tạo ra một thị trường chung cho các nước thành viên thông qua việc dỡ bỏ hàng loạt rào cản thuế quan.

Trước các xu hướng và thay đổi của môi trường và thị trường, các hoạt động về đo lường sự thỏa mãn khách hàng nên được đẩy mạnh, từ đó nâng cao sự thỏa mãn của khách hàng về chất lượng sản phẩm mà công ty cung ứng ra thị trường cũng như đưa ra các chính sách về sản phẩm phù hợp để thu hút nhiều hơn khách hàng tiêu dùng sản phẩm.

3.1.2 Phương hướng hoạt động của công ty trong thời gian tới

Phát triển công ty là hệ thống các mục tiêu dài hạn, các chính sách và giải pháp chủ yếu về sản xuất kinh doanh, tài chính và giải quyết nhân tố con người nhằm đưa công ty đạt được các mục tiêu đã định, bảo đảm cho công ty phát triển bền vững và liên tục. Nằm trong hệ thống các giải pháp phát triển kinh doanh trung và dài hạn của công ty, giải pháp nâng cao sự thỏa mãn khách hàng về chất lượng mặt hàng thực phẩm chế biến của công ty là giải pháp quan trọng, để đạt được mục tiêu này, ban lãnh đạo công ty đã đề ra một số phương pháp sau:

- Trong thời gian tới, công ty liên tục duy trì các mối quan hệ với khách hàng truyền thống và tìm kiếm các khách hàng mới. Thu thập và tìm hiểu nhiều hơn các phản hồi cũng như mong muốn của khách hàng về sản phẩm của công ty. Từ đó, mang sản phẩm của công ty đến gần hơn với khách hàng.

- Đổi mới và hoàn thiện những tiêu chuẩn về sản phẩm của công ty, nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm.

- Khắc phục những tồn tại của công ty trong thời gian qua: đầu tư thêm cơ sở trang thiết bị, nhân lực, nguồn lực. Đưa ra các giải pháp hiệu quả cho những thắc mắc của khách hàng về sản phẩm.

- Trong thời gian tới, tập trung cải thiện chất lượng sản phẩm, thực hiện các chương trình xúc tiến và truyền thông, đưa sản phẩm của công ty đến gần hơn với khách hàng mục tiêu.

3.2 Các đề xuất giải pháp cho sự thỏa mãn khách hàng về chất lượng mặt hàng thực phẩm chế biến của Công ty TNHH Thường Vũ

3.2.1 Giải pháp về sản phẩm

Làm thế nào để cung cấp cho khách hàng các sản phẩm tốt nhất? là bài toán đặt ra với tất cả công ty trên thị trường. Chất lượng sản phẩm- an toàn vệ sinh thực phẩm đang được đặt lên hàng đầu và trở thành vấn đề bức thiết đối với người tiêu dùng khi lựa chọn mua sản phẩm. Hai biện pháp tổng quát và quan trọng nhất về sản phẩm là: Cung cấp cho khách hàng các sản phẩm tốt nhất và chất lượng nhất; để khách hàng biết và đến gần hơn với các sản phẩm của công ty. Trong quá trình cung cấp sản phẩm đến tận tay người tiêu dùng, công ty cần giúp khách hàng nhận biết đến sản phẩm của công ty, thường xuyên sử dụng và tiêu dùng các sản phẩm của công ty từ đó giới thiệu sản phẩm của công ty cho những người xung quanh.

Cung cấp cho khách hàng các sản phẩm tốt nhất và chất lượng nhất:

- Thành phần chế biến thực phẩm: Công ty cần dựa trên các tiêu chuẩn về dinh dưỡng và độ an toàn của từng thành phần trong việc tạo nên một sản phẩm tốt để cung cấp cho khách hàng.

- Hương vị sản phẩm: thường xuyên cải thiện và đổi mới hương vị. Việc thay đổi này giúp cho khách hàng không cảm thấy nhàm chán và luôn thấy được sự thay đổi và cải tiến của công ty. Tuy nhiên, sự cải thiện này phải được đảm bảo về các tiêu chuẩn chất lượng và an toàn cho khách hàng khi sử dụng sản phẩm

- Vệ sinh an toàn thực phẩm: Việc khách hàng không còn tin tưởng và tiêu dùng với các sản phẩm trong nước là một hồi chuông cảnh tỉnh với các doanh nghiệp trong nước.

Vệ sinh an toàn thực phẩm luôn phải được đặt lên hàng đầu trong việc tạo lòng tin cho

khách hàng. Công ty cần quản lý nghiêm ngặt các tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm trong toàn bộ quá trình sản xuất và cung ứng cho người tiêu dùng.

- Thiết kế bao gói: Thường xuyên thay đổi kiểu dáng và hình thức bao gói. Vừa tạo được sự mới mẻ, vừa thu hút thêm khách hàng tiêu dùng sản phẩm. Kết hợp với mức độ thân thiện với môi trường, công ty nên đưa ra các chất liệu bao gói dễ phân hủy và tái chế để đảm bảo thân thiện hơn với môi trường.

- Mức độ tiện dụng của sản phẩm: Đây là điểm đặc trưng nổi bật cho dòng sản phẩm thực phẩm chế biến, trong việc cung cấp các sản phẩm này ra thị trường, công ty cần quan tâm tới từng chi tiết và quá trình sử dụng tiêu dùng sản phẩm để điều chỉnh và mang lại mức độ tiện dụng cho khách hàng.

Mang sản phẩm đến gần hơn với người tiêu dùng: Các thông tin hiện tại được tràn lan trên thị trường, nên người tiêu dùng hiện nay hầu hết đã biết đến thực phẩm chế biến. Nó không còn xa lạ với bất cứ ai và còn trở thành văn hóa tiêu dùng của người dân Việt Nam nhờ vào sự tiện dụng. Công ty cần đưa ra các chính sách truyền thông, xúc tiến nhằm đưa khách hàng đến gần hơn với sản phẩm của công ty, từ đó có thể mở rộng hơn thị trường hiện tại của công ty. Để thực hiện được điều này, như kết quả của cuộc khảo sát ở trên cho thấy, các chính sách thu hút khách hàng chưa thực sự được chú trọng và hiệu quả.

3.2.2 Giá sản phẩm

Làm thế nào để hạ giá thành sản phẩm mà vẫn giữ được chất lượng, hoặc làm cho khách hàng cảm thấy giá thành như vậy là không quá đắt so với những gì mà mình sử dụng là điều mà công ty cần phải làm. Công ty cần có một chiến lược trong tương lai gần và xa.

Mặc dù hiện tại, mức giá các mặt hàng sản phẩm của công ty được đánh giá là khá phù hợp với chất lượng sản phẩm. Tuy nhiên, về lâu dài, các chính sách cải thiện về giá cũng cần chú trọng, cụ thể là: Chính sách về giá bán, giá thành sản phẩm và các chương trình giảm giá khuyến mãi. Ta có: Giá bán= Giá thành + Lợi nhuận.

Việc đầu tiên công ty nên làm là giảm giá thành của các sản phẩm bán ra. Để giảm giá thành sản phẩm, công ty cần sử dụng tối ưu các nguồn lực của công ty và giảm thiểu các lãng phí trong quá trình thực hiện sản phẩm. Theo đó, công ty cần sử dụng hiệu quả các nguồn

lực: nhân lực và vật lực. Tận dụng tối đa nhân lực cần thiết cho công việc, sử dụng các trang thiết bị, nguyên liệu, nguồn cung một cách hiệu quả và tránh các chi phí gây lãng phí nguồn lực, lãng phí thời gian,….

Tiếp theo, việc giảm giá bán sản phẩm khiến công ty có thể kiếm được ít lợi nhuận trong thời gian ban đầu nhưng trong tương lai số lượng khách hàng tăng lên sẽ bù đắp được số lợi nhuận mà công ty đã mất. Việc giảm giá cần phải được thông báo sao cho khách hàng khi đi qua đều phải nhận ra và để lại ấn tượng trong lòng người tiêu dùng. Nhưng không phải mặt hàng nào cũng đều hạ xuống một tỉ lệ phần trăm đồng đều mà Công ty cần xác định những chủng loại sản phẩm nào của từng cửa hàng riêng biệt bán chạy nhất thì hạ giá bán xuống thật thấp, việc này kéo theo nguồn doanh thu chính của cửa hàng bị suy giảm và cửa hàng có thể làm ăn trong một thời gian không có lãi, thậm chí bị lỗ. Nhưng những khoản lỗ đó không đáng là bao so với những hứa hẹn mà tương lai việc giảm giá có thể đem lại. Việc giảm giá mặt hàng chủ lực sẽ làm cho khách hàng quen không thể chuyển sang cửa hàng khác và làm cho họ hài lòng hết mức có thể, chính vì sự hài lòng này mà họ sẽ trở thành một nguồn cung cấp thông tin quan trọng và đáng tin cậy cho những người khác. Mà nguồn thông tin tác động đến quyết định mua sản phẩm của khách hàng là của người thân, bạn bè cộng với nguồn thông tin từ kinh nghiệm bản thân chiếm phần lớn khả năng quyết định mua của khách hàng. Chính vì vậy mà chiến lược giảm giá là một chiến lược quan trọng trong kế hoạch lâu dài của Công ty. Còn những mặt hàng không chủ lực của công ty chiếm một lượng doanh thu khá khiêm tốn và số lượng khách hàng ít ỏi thì có thể giảm giá một chút ít hoặc có thể giữ nguyên giá, điều này không làm ảnh hưởng lắm đến những khách hàng khác mà ta có thể bỏ qua những khách hàng hay những chủng loại hàng hóa không nằm trong thông tin mục tiêu của mình.

Bên cạnh chính sách lâu dài về giá sản phẩm, các chương trình khuyến mãi giảm giá ngắn hạn cũng cần được cân nhắc. Việc giảm giá này thường áp dụng đối với những sản phẩm mà lượng bán ra còn thấp nhằm tăng mục tiêu bán hàng. Các chương trình này cũng sẽ giúp khách hàng biết đến nhiều hơn các sản phẩm này. Tuy nhiên, các chương trình này phải phù hợp riêng với từng loại mặt hàng để đảm bảo doanh thu của công ty tăng chứ không phải

giảm. Các chương trình khuyến mãi có thể là: tặng kèm sản phẩm khác khi mua sản phẩm, tặng thêm sản phẩm khi mua số lượng lớn, hạ giá thành xuống khi mua với số lượng nhiều,

…..tùy theo từng loại sản phẩm và nhu cầu của khách hàng về sản phẩm. Các chương trình này cần được thay đổi linh hoạt theo từng đợt để tạo tính mới mẻ, thu hút và hiệu quả, không gây ra sự nhàm chán cho khách hàng.

3.2.3 Dịch vụ đi kèm và hệ thống kênh phân phối:

• Dịch vụ đi kèm:

Để thu hút khách hàng, ngoài các chương trình khuyến mãi giảm giá, công ty nên đẩy mạnh các chương trình quảng cáo, chương trình xúc tiến cho từng sản phẩm, nhất là đối với các sản phẩm trọng tâm của công ty. Các chương trình này nên được xây dựng kế hoạch từ dài hạn đến ngắn hạn dành cho các khách hàng từ khách hàng tiêu dùng cuối cùng đến khách hàng là các nhà phân phối để gia tăng sự liên kết và gắn bó hơn với khách hàng. Các chính sách này cũng giúp tăng lòng trung thành của khách hàng, đại lý và các nhà phân phối của công ty. Cụ thể: Trong năm tới, công ty có thể đưa ra chính sách về giá và xúc tiến cho toàn bộ các nhà phân phối của công ty, từ siêu thị đến các đại lý nhỏ để thúc đẩy doanh số và mức độ tiêu thụ. Song song với nó, xây dựng các chương trình khuyến mãi, giới thiệu sản phẩm cho khách hàng.

Một yếu tố rất quan trọng cần được cải thiện là dịch vụ chăm sóc khách hàng. Để khách hàng hài lòng về sản phẩm, để khách hàng đưa ra cho công ty những phản hồi về chất lượng sản phẩm để cải thiện hơn về chất lượng sản phẩm thì bộ phận chăm sóc khách hàng là không thể thiếu. Phát triển bộ phận này, công ty cần xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu khách hàng, các thông tin khách hàng cũ, khách hàng mới để có thể chăm sóc thường xuyên và hiệu quả. Với quy mô công ty còn nhỏ, bộ phận kinh doanh có thể bao gồm cả bộ phận chăm sóc khách hàng để có thể cải thiện hơn các tồn đọng mà công ty đang còn mắc phải.

• Hệ thống kênh phân phối, trưng bày sản phẩm:

Ngoài việc nâng cao chất lượng sản phẩm và đưa ra chính sách giá, việc thu hút các khách hàng đến các sản phẩm của công ty là rất cần thiết. Do đó, công ty cần đẩy mạnh các chương trình quảng cáo và hệ thống kênh phân phối, trưng bày sản phẩm

Về quảng cáo: Mặc dù vậy thì công ty vẫn chưa chú trọng quan tâm trong thời gian qua. Để hoàn thiện chính sách này, công ty có thể thực hiện theo đề xuất sau:

- Xác đinh mục tiêu của quảng cáo: Với mục tiêu chung của quảng cáo là tăng sự nhận biết về công ty, đưa hình ảnh của công ty và sản phẩm của công ty đến gần hơn với người tiêu dùng, đặc biệt là các bà nội trợ.

- Xác định đối tượng quảng cáo: Công ty nên tập trung vào các khách hàng mục tiêu của mình, các khách hàng hiện có nhu cầu và sẽ có nhu cầu về sản phẩm.

- Thiết kế chương trình quảng cáo:

Nội dung của các thông điệp quảng cáo phải nêu bật được sự ưu việt và khác biệt của công ty mà các đối thủ cạnh tranh khác không có, cụ thể: chất lượng tốt, giá cả hợp lý, tiện dụng cho khách hàng trong việc chuẩn bị bữa ăn hàng ngày,…

Phương tiện quảng cáo hiệu quả: có thể gửi Catalog trực tiếp đến khách hàng mục tiêu, thực hiện quảng cáo định kỳ trên TV, các báo chuyên ngành, địa phương,….

Về hệ thống phân phối, trưng bày:

Công ty nên tập trung đến việc trưng bày sản phẩm của mình tại các siêu thị và đại lý.

Khách hàng có thể dễ dàng nhìn thấy sản phẩm, dễ dàng nhận biết sản phẩm là yếu tố quan trọng nhất giúp khách hàng tiếp cận và lựa chọn tiêu dùng các sản phẩm của công ty. Việc tập trung vào trưng bày sản phẩm sẽ đạt hiệu quả tối ưu nhất cho việc phân phối và bán hàng đến các siêu thị và đại lý.

Để cải thiện hệ thống trưng bày sản phẩm, công ty cần làm việc trực tiếp với hệ thống siêu thị và đại lý mà công ty đang phân phối để có thể đàm phán và bàn bạc về việc để sản phẩm của Thường Vũ có thể ở vị trí dễ nhận biết, dễ nhìn.

Một phần của tài liệu Khóa Luận tốt nghiệp Đo lường sự thỏa mãn khách hàng về chất lượng mặt hàng thực phẩm chế biến của Công ty TNHH Thường Vũ (Trang 34 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(52 trang)
w