Tác phẩm trữ tinh bao gồm thơ trữ tình, thơ trào phúng, ca dao
trữ tình, các khúc ngâm, tuỳ bút, phú, văn tế,.. Các loại trữ tình
cũng hết sức đa dạng. Có tác phẩm viết bằng văn xuôi, có tác phẩm viết bằng văn vẫn, có khi tác phẩm dài hàng trăm dòng, cũng có tác phẩm chỉ dai hai dòng. Tuy nhiên dd ở loại nào thì các tác phẩm trữ tình cũng bao gồm những đặc điểm sau đây: đặc điểm quan trọng nhất là sự bộc lộ trực tiếp ý thức của con người
với chính mình, nền tản là những ấn tượng, ý nghĩ, cảm xúc chủ
quan của mình. Đặc điểm thứ hai của đặc điểm trữ tình là cái tôi trữ tình luôn cảm xúc thực sự trên tư cách phổ quá mang tính chất
tâm hồn. Tác phẩm trữ tình có đặc điểm tiếp theo là cấu tứ. Đặc điểm thứ tư thể hiện ở thơ trữ tình là có kiểu ngôn ngữ đặc biệt
khác hẳn ngôn ngữ hàng ngày và ngôn ngữ văn xuôi.
ô VAN VAN
Văn van là loại thể tác phẩm văn học diễn đạt ý bằng những câu có vần có điệu.
se VĂN XUÔI
GVHD :PGS-TS Phùng Quí Nhâm Trang 32
SVTH : Nguyễn Thị Thanh Thi
Khảo sát và luận giải... Luận văn tốt nghiệp
Ngược lại với văn vần, văn xuôi diễn đạt ý bằng những câu bình
thường, không có van. Tuy nhiên ở một số tác phẩm thể văn xuôi
và văn vẫn đan xen lẫn nhau.
3- CÁC THỂ VĂN HỌC CỔ
e BI
Bi hay còn gọi đó là văn bia, đó là bài văn khắc vào bia đá, đặt
ở những nơi có di tích lịch sử hoặc trước các đền, chùa, miếu, tháp. Nội dung gồm ba phan: phần một viết về nguồn gốc của di tích, nơi dựng bia. Phần hai ca ngợi thắng cảnh, di tích nơi dựng bia hoặc công lao của nhân vật lịch sử có liên quan đến việc dựng bia. Phần ba nói về mục đích, ý nghĩa của việc dựng bia (tưởng
niệm ghi nhớ công lao, nêu gương,...)
Văn bia thường viết bằng văn xuôi hay văn biển ngẫu, cuối cùng kết thúc bằng một bài thơ.
ô BIỂN NGẪU
Biến ngẫu hay còn gọi là văn biển ngẫu là một kiểu cấu trúc
văn chương quen thuộc ở phương đông xưa (Trung Quốc, Việt
Nam ). Theo nghĩa gốc thì “biển” là hai con ngựa chạy song song
với nhau và “ngẫu “ là chấn đôi. Biển ngẫu là một cách nói hình
ảnh chỉ các câu văn, câu thơ, có các vế sóng đôi đối nhau từng cặp, nguyên tắc đối của văn biển ngẫu rất chặt chẽ và phức tạp.
Văn biển ngẫu thường được dùng trong văn thơ cổ như: hịch, cáo
phú...
ôỔ BIỂU
Biểu là một thể văn chính trị, hành chính dùng trong thời phong kiến. Là những bài viết của triều thần hay dân nhằm trình lên vua để bày tỏ một việc gì đó. Có thể dựa vào nội dung và chia
biểu ra thành nhiều loại khác nhau như: biểu tạ ơn (tạ biểu), biểu
chúc mừng (hạ biểu),...
Tuy là thể văn hành chính, chính trị nhưng lời lẽ chứa chan tình cảm thành thật thì được xem là có giá trị văn chương. Ví dụ Biểu tạ ơn của Nguyễn Trãi, Biểu trần tình của Lý Mật.
GVHD :PGS-TS Phùng Quí Nhâm Trang 33 SVTH : Nguyễn Thị Thanh Thi
Khảo sát và luận giải... Luận văn tốt nghiệp
ôỔ CÁO
Cáo là một thể văn thư cổ được du nhập qua nước ta từ thời Bắc
thuộc, thường được vua chúa hay thủ lĩnh dùng để ban bố cho
toàn dân biết về một chủ trương hay công bố một kết quả, một sự nghiệp vừa mới hoàn thành. Do diễn đạt nội dung quan trọng của đất nước nên lời lẻ hùng hồn đanh thép cộng thêm vào đó là lời lẻ tha thiết của người viết nên ít nhiều có giá trị văn chương. Bố cục
của một bài cáo gồm có bốn phần. Cáo có thể được viết bằng văn xuôi nhưng phần nhiều được viết bằng thể văn biển ngấu. Bài cáo
nổi tiếng nhất của nước ta ở thời trung đại là Bình Ngô đại cáo
của Nguyễn Trãi.
ô CHIẾU
Chiếu là một loại văn chính trị, hành chính nhà vua hay dùng để
ban bố mệnh lệnh cho thần dân. Chiếu xuất hiện từ thời cổ đại của Trung Quốc, còn có tên gọi là mệnh, lệnh và được truyền sang Việt Nam từ thời phong kiến. Chiếu được viết bằng văn vần,
văn xuôi nhưng vẫn hay viết nhất là theo thể biển ngẫu.
ô CHÍ
Chí là loại văn xuôi tự sự, là ghi chép ti mỉ, cặn kế xác thực có
tra cứu cẩn thận .Gém hai loại : có tính chất khảo cứu khoa học (Dư địa chí, Gia Định thành thông chí, Lich triéu hiến chương
loại chú _Có tính chất lịch sử, giàu tính chất văn học, tác giả dùng tư liệu lịch sử và những tư liệu của cuộc sống hiện thực do tác giả chứng kiến được hoặc nghe người khác kể lại từ đó đều không ghi chép một cách tuỳ tiện, ngẫu nhiên mà qua sự gia công, xử lý sắp
xếp của tác giả để thành một tiểu thuyết theo dạng chương hồi
với nhiều tình tiết, mỗi tình tiết đều có mở đâu, diễn tiến, kết
thúc. Những nhân vật lịch sử cũng hiện lên với chân dung khá rõ
ôỔ CỔ PHONGnột.
Cổ phong còn gọi là thơ cổ thể. Dùng để chỉ những thể thơ trước đời Đường và kể cả những bài thơ trong và sau đời Đường mà
không làm theo niêm luật chặt chẽ như thơ luật Đường. Thơ cổ
GVHD :PGS-TS Phùng Quí Nhâm Trang 34
SVTH : Nguyễn Thị Thanh Thí
Khảo sát và | Bs Luận văn tốt nghỉ
phong rất tự do về cách gieo vần, không cần đối, không có quy
định ngặt ngèo về phối thanh bằng trắc, số câu chữ cũng khá linh hoat,... Một số bài cổ phong nổi tiếng như 7) Bà Hành của Bạch Cư Dị, Long Thành Cầm Giả Ca của Nguyễn Du, Thuật Hứng
của Nguyễn Trãi.
e HICH
Hịch là thể văn nghị luận cổ, văn thư cổ mà các vua chúa, tướng
lĩnh hay thủ lĩnh thường dùng để cổ động, thuyết phục, nhằm kêu
gọi mọi người hăng hái chiến đấu chống thù trong giặc ngoài.
Hich được viết bằng văn xuôi, văn vẫn hoặc theo lối văn biển ngẫu. Hịch được lưu truyền sang nước ta từ thời phong kiến, sang thời chống Pháp hịch phát triển rất mạnh mẽ được nhiễu người
sáng tác như; các chí sĩ yêu nước, dân thường,.. Một số bai hich tiêu biểu của nước ta như: Hịch Tướng Sĩ (Trần Quốc Tuấn),
Hịch Đánh Chuột (Nguyễn Đình Chiểu), Hịch Cân Vương
(khuyết danh).