Văn học có đa chức năng: chức năng giáo dục, chức năng nhận thức, chức năng giải trí,...
e CHỨC NĂNG GIÁO DUC:
Giáo dục ở đây không hiểu theo nghĩa rộng là sự truyền đạt tri thức mà chỉ hiểu theo nghĩa hẹp đó là sự đem lại cho con người,
truyền đến cho con người những quan niệm đạo đức giúp con người hình thành thái độ yêu ghét, sống nhân hậu, nhân nghĩa hơn bằng con đường trực tiếp hoặc gián tiếp.
GVHD :PGS-TS Phùng Qui Nhâm Trang 54 SVTH : Nguyễn Thị Thanh Thi
Khảo sát và luận giải... Luận văn tốt nghiệp
Giáo dục trong nghệ thật khác với những hình thức giáo dục khác. Văn học nghệ thuật giáo dục con người thông qua hình
tượng nghệ thuật, truyền bá cho con người những tư tưởng những
quan niệm sống khác với giáo dục công dân, giáo dục chính trị, ít khi có trường hợp trực tiếp.
17- TÁC PHẨM KỊCH
ô KỊCH
Kịch là một trong ba loại hình của văn học (Tự sự, trữ tình,
kịch). Được dùng theo hai cấp độ: Loại hình sân khấu, loại thể
văn học.
Kịch là một loại hình văn học, kịch được hiểu là sự tái hiện cuộc sống riêng của con người bình thường nhưng mục đích là mô tả cá nhân trong các mối quan hệ chứa đựng kịch tính với xã hội.
Kịch chúu trọng những mâu thuẫn gây gắt dẫn đến xung đột kịch.
Mâu thuẫn ấy thể hiện thông qua các hành động kịch. Ngôn ngữ
kịch không có sự tham gia trực tiếp của ngôn ngữ tác giả mà chỉ
có ngôn ngữ của nhân vật kịch.
e HAIKICH
Hài kịch là thể loại kịch dùng các biện pháp gây cười để chế giễu các tính cách và hành động ngu xuẩn, tham lam, giả dối, xấu xa không thể chấp nhận được của con người. Nhân vật của hài kịch so với bi kịch là khác hẳn nhau. Cốt truyện hài kịch thường
xây dựng trên những biến cố dẫn đến sự phơi bày, phê phán cái
xấu.
se BIKỊCH
Thể loại kịch xây dựng trên cơ sở xung đột mâu thuẫn không
điểu hoà và không cân sức dẫn đến cái chết không tánh khỏi của
nhân vật đại diện công lý, lẻ phải. Bi kịch là sự ngợi ca một con
người trước thất bại mà vẫn biểu hiện một tinh thần dũng cảm,
cao thượng vô hạn. Nhờ thế mà cái chết của nhân vật bi kịch tạo
nên cảnh bi trang và gợi lên tình cảm thương xót, sợ hãi.
ô CHÍNH KỊCH
GVHD :PGS-TS Phùng Qui Nhâm Trang 55
SVTH : Nguyễn Thị Thanh Thi
Khảo sát và luận giải... Luận văn tốt nghiệ
Chính kịch hay còn gọi là kịch nói. kịch Đờram (Drame trong
tiếng la tinh thông tục là Drama). Kịch Đờram là một thể kịch có
cốt truyện, kết cấu mang tính kịch gay gắt.Sự tiến triển của hành
động trên cơ sở một xung đột thực tại chứa đựng nội dung xã hội
nhất định. Khi tái hiện cuộc sống và những tính cách con người, kịch Đờram hiện yhực trình bày tất cả bức tranh đời sống trên cơ sở những xung đột và mâu thuẫn xã hội quan trọng.
ô KỊCH BIEN NIấN SỬ
Kịch biên niên sử là kịch thể hiện các sự kiện biến cố lịch sử
diễn ra theo từng năm tháng.
ô KỊCH THƠ
Kịch thơ là thể kịch thông qua lời thơ để thể hiện nội dung kịch,
các diễn viên phải đọc hoặc ngâm thơ khi diễn xuất. Kịch thơ có
từ lâu đời trong thời kỳ cổ điển ở Châu Âu.
ô HANH ĐỘNG KỊCH
Hành động kịch là phương tiện chủ yếu của kịch là ngôn ngữ đầu tiên của kịch. Hành động kịch là phương diện phân biệt với
hành động trong các loại hình nghệ thuật khác. Trong “ Nghệ
thuật thơ ca”, Arixtốt có nhận xét: “ Bi kịch là sự bắt chước một
hành độnh quan trọng và hoàn chỉnh. Hành động này có một quy
mô nhất định nhờ vào ngôn ngữ “ (Trang 49).
Nhân vật trải qua những biến cố khác nhau xuất phát từ sự tưởng tượng, sáng tạo của người nghệ sĩ. Người nghệ sĩ biết chọn lọc trong vô vàn hành động của nhân vật những hành động nhất quán, xuyên suốt chi phối tính cách nhân vật, chi phối toàn bộ các
hành động khác của nhân vật kịch. Hành động đó gọi là hành
động théng nhất. Kịch có nhiều loại hành động khác nhau: Hành
động bên ngoài ( hành động hình thức ), hành động bên trong (
hành động tâm lý), hành động tương phản...
ô XUNG ĐỘT KỊCH
Xung đột kịch là một trong những đặc trưng cơ bản của kịch.
Không có xung đột thì không có kịch. Xung đột kịch này phát sinh
từ mâu thẫn của cuộc sống. Hiện thực cuộc sống với những mâu
GVHD :PGS-TS Phùng Quí Nhâm Trang 56 SVTH : Nguyễn Thị Thanh Thi
Khảo sát và luận giải... Luận văn tất nghiệp
thuẫn và sự đấu tranh để giải quyết những mâu thuẩn ấy là cơ sở
tạo nên xung đột kịch. Mâu thuẫn muốn trở thành xung đột phải có diéu kiện, có hoàn cảnh. Mâu thuẫn phát triễn đến một đỉnh cao mới nay sinh xung đột và sự giải quyết xung đột. Chỉ có những mâu thuẫn nào mang ý nghĩa xã hội rộng lớn, thông qua các mâu thuẫn ấy, nghệ sĩ chỉ ra bản chất đời sống của hiện thực
thì mới trở thành xung đột kịch. Mỗi thời đại lịch sử có những hình thức xung đột khác nhau. Hình thức xung đột trong kịch rất
đa dạng.