KHẮC HỌA TÍNH CÁCH BỀN BỈ DẺO DAI

Một phần của tài liệu 8 tố chất trí tuệ quyết định cuộc đời phụ nữ (Trang 111 - 114)

THẤT BẠI VẤP VÁP

16. KHẮC HỌA TÍNH CÁCH BỀN BỈ DẺO DAI

Bền bỉ dẻo dai chính là một biểu hiện của tinh thần kiên cường bất khuất, nếu bạn định hướng cho mình chỉ tiến lên phía trước, cố gắng liên tục, không chịu lùi bước, không phút ngơi nghỉ, thì cuối cùng bạn sẽ giành được vòng nguyệt quế vinh quang.

Người phụ nữ rèn luyện được tính cách tự cường tự lập và kiên gan bền chí, thì cho dù phải nếm trải thất bại, cuối cùng vẫn gi{nh được thành công. Bà Marie Curie là một minh chứng hùng hồn cho nhận định này, hàng mấy chục năm, b{ không một ng{y ngơi nghỉ, kiên trì tìm tòi nghiên cứu, thí nghiệm, cuối cùng b{ đ~ cống hiến nguyên tố Radi cho nhân loại, cuộc đời của b{ đ~ m|ch bảo cho mọi người một sự thực, chỉ có kiên nhẫn chịu khó, nỗ lực không mệt mỏi thì mới đi đến bến bờ th{nh công. Khi nói đến b{ Curie, người ta liên tưởng ngay đến hai thành tựu khoa học to lớn của bà, hai giải Nobel về hóa học và vật lý đ~ n}ng bà lên tầm cỡ phụ nữ kiệt xuất trên thế giới, động lực thúc đẩy th{nh công chính l{ đức tính kiên trì nhẫn nại của bà. Tên thật của bà hồi nhỏ là Marie, sinh ra trong một gia đình giáo viên tại nước Ba Lan. Hồi đó đất nước Ba Lan hết sức nghèo nàn lạc hậu, phải chăng vì đất nước nghèo nàn lạc hậu và gia cảnh bần h{n đ~ hun đúc nên đức tính chịu thương chịu khó,

kiên cường bất khuất của bà, nhờ vậy sau này bà vinh dự ghi tên mình vào sổ vàng khoa học nhân loại, để lại cho đời một tấm gương chói lọi.

Gia cảnh bần h{n đ~ rèn luyện tính cách tốt đẹp và tính ham học hỏi tìm tòi của Marie.

Từ thuở ấu thơ, b{ đ~ nổi tiếng thông minh và chịu khó, sau khi tốt nghiệp trung học, do hoàn cảnh mẹ mất sớm và cha già lão về hưu, b{ bất đắc dĩ phải bỏ học đi kiếm ăn ở nơi kh|c, b{ xin được ch}n l{m gia sư cho một nh{ điền chủ ở cách Warszawa 100 Km, những buổi dạy học nhàm chán không làm nhụt chí Marie.

Năm 1891, khi vừa 24 tuổi, bà kết thúc giai đoạn kiếm sống vô vị bằng nghề gia sư kéo dài suốt 6 năm ròng, b{ lên t{u đi Paris, bắt đầu một cuộc đời mới huy hoàng. Tuy nhiên lúc đó b{ cũng không mường tượng được tương lai ra sao đang đón chờ ở phía trước. Vào th|ng 11 năm đó, b{ hăm hở bước qua cổng trường đại học vật lý quốc gia Nước cộng hòa Pháp. Sau khi nhập học, bà học tập với tinh thần ham mê lạ lùng, bà chẳng mảy may để tâm đến những anh ch{ng si tình thường xuyên quấy rầy bà, vì trong thâm tâm, bà thề rằng sẽ giữ vững phương ch}m sống tự lập, chưa vội v{ng vướng vào chuyện yêu đương, tất cả mọi kỳ thi b{ đều gi{nh điểm xuất sắc, được xếp hạng đầu bảng.

Sau này bà kết duyên với nhà vật lý học nổi tiếng người Pháp Pie Cuirie, từ đó trở thành bà Cuirie. Pie Cuirie là một học giả thiên tài, tuy ở trong nước không hề nổi danh, nhưng lại được c|c đồng nghiệp nước ngoài kính nể. Từ bé ông đ~ thể hiện thiên hướng khoa học, suy nghĩ rất độc đ|o, năm 19 tuổi, ông đ~ được bổ nhiệm là trợ lý gi|o sư vật lý ở Trường đại học Paris.

Sau ng{y cưới, Pie và Marie sống rất túng thiếu, nhưng họ vô cùng t}m đầu ý hợp, rất mực yêu thương nhau, trong ho{n cảnh cực kỳ khó khăn, họ vẫn kiên trì nghiên cứu, thí nghiệm khoa học, hai người phối hợp với nhau rất ăn ý. Hồi đó ở Ch}u Âu chưa hề có ai đi sâu nghiên cứu về chất phóng xạ radi cả, nhưng họ kiên trì quan điểm: làm khoa học là phải mở ra con đường chưa có dấu ch}n người, nếu không thì không đ|ng gọi là nghiên cứu khoa học, họ đ~ chọn đề tài chất phóng xạ radi, tìm tòi nguyên tố phóng xạ thứ hai trong quặng pitch blende, nhưng họ không đủ tiền mua loại quặng nguyên, m{ đ{nh phải mua xỉ quặng pitch blende rẻ tiền, khó khăn chật vật lắm mới mua được một ít xỉ quặng. Sau khi có nguyên liệu, lại chưa có phòng thí nghiệm, họ đến tòa thị chính đề nghị tài trợ nhưng bị từ chối, lại đến trường đại học xin mượn tạm một căn phòng trong xưởng để chứa các loại phế liệu, căn phòng n{y qu| ư dột n|t hư hỏng, mùa đông rét buốt, mùa hè nóng nực, nhưng không hề làm họ nao núng. Với những dụng cụ thí nghiệm hết sức thô sơ, họ nghiền vụn quặng thành bột rồi đun nóng, mùi bốc lên rất khó chịu, nhưng họ kiên trì đứng hàng mấy giờ liền bên nồi đun để quấy đều dung dịch thí nghiệm, có thể gọi họ vừa là nhà khoa học, là kỹ sư cũng l{ người công nh}n lao động chân tay khó nhọc. Với nghị lực phi thường, hai vợ chồng kiên trì chắt lọc từng kilogam một, luyện hết hàng tấn quặng pitch blende, không thể tính hết, họ đ~ nếm trải bao nhiêu lần thất bại, nhưng họ đều quyết tâm làm lại từ đầu, hết phân tích lại thí nghiệm, đo kiểm, cuối cùng từ 8 tấn quặng, họ đ~ chiết xuất ra được hai nguyên tố phóng xạ trong thiên nhiên là polonium và radium, góp phần đóng góp to lớn thúc đẩy bộ môn khoa học năng lượng nguyên tử phát triển, thành quả của họ là kết tinh của đức tính kiên trì nhẫn nại và bất khuất dũng cảm.

Sự phát hiện chất radium, đ~ g}y xôn xao dư luận trong giới khoa học toàn thế giới, hàng ngày vợ chồng Curie nhận được vô số thư từ khắp nơi trên thế giới, gửi đến họ lời chúc mừng và khích lệ, tiếng tăm của vợ chồng Curie nổi lên như sóng cồn, th|ng 12 năm 1903, họ vinh dự nhận giải thưởng Nobel về vật lý.

Khi hai vợ chồng Curie đang hăng h|i chinh phục c|c đỉnh cao khoa học và giành liên tiếp nhiều thành tựu làm nô nức lòng người, thì một nỗi bất hạnh ập đến khiến mọi người b{ng ho{ng, trong khi băng qua phố Dowphen để v{o trường đại học, Pie không may bị một chiếc xe ngựa chở h{ng đ}m phải, vỡ sọ, chết ngay tại chỗ.

Đối với Marie thì cái chết của Pie chẳng kh|c gì sét đ|nh ngang tai, b{ bị cú sốc quá sức chịu đựng. Năm đó Marie mới 38 tuổi, Pie ra đi, không những bà mất người chồng yêu dấu, mà còn mất người bạn chiến đấu thân thiết kề vai s|t c|nh trên con đường nghiên cứu khoa học đầy cam go gian khổ, b{ đau khổ khôn xiết.

Nhưng b{ Curie đ}u phải l{ người phụ nữ tầm thường, bà có tâm hồn kiên nghị, trái tim dũng cảm, tai họa tàn khốc không quật ng~ được bà. Sau khi lo xong tang lễ cho chồng, bà dồn hết sức mạnh tinh thần vào sự nghiệp m{ người chồng thân yêu còn bỏ dở. Ngoài việc hoàn thành công tác dạy học và chỉ đạo thực nghiệm vô cùng nặng nề, bà còn chỉnh lý các bài bút ký của chồng, tiếp tục nghiên cứu nguyên tố phóng xạ.

Điều kiện làm việc của bà vẫn tồi tệ như trước, không những thế, bà còn phải hứng chịu một số lời dèm pha kích bác của dư luận. Chỉ với 10 centigram muối radi tinh khiết, bà thao tác hết sức cẩn thận, qua bốn mùa đông gi| lạnh, cuối cùng vận dụng phương ph|p điện phân âm cực đối với dung dịch n{y, thu được một hạt rất bé nhưng không thể phủ nhận là kim loại cô đặc màu trắng, đó chính l{ nguyên tố radium - mục đích chế tạo của b{, b{ đo được điểm nóng chảy của nó l{ 700 độ, kết quả n{y cũng l{ đòn gi|ng trả những lời kích bác của nhà hóa học người Đức Wili Markwalde, nhà hóa học này tự nhận mình đ~ ph|t minh ra nguyên tố phóng xạ tellurium, nhưng Marie tin rằng tellurium chẳng qua chỉ là nguyên tố polonium m{ b{ đ~ ph|t hiện từ l}u. Sau 10 th|ng quan s|t, Marie đ~ hạ gục nhà hóa học Đức.

Tính c|ch kiên cường bất khuất, thắng không kiêu, bại không nản là nguồn động lực thúc đẩy Marie mãi mãi tiến lên. Kết quả nghiên cứu mới của bà một lần nữa gây chấn động cả thế giới. Cuối năm 1911 Hội đồng xét giải Nobel thuộc Viện khoa học Thụy Điển một lần nữa tặng bà giải Nobel về hóa học, còn thiên hạ tôn vinh bà là "Hoàng hậu Radium".

Marie hai lần gi{nh được giải thưởng khoa học vinh dự nhất trong thế kỷ 20, ngoài ra bà còn 18 lần được nhận tiền thưởng của nh{ nước, 108 lần tặng danh hiệu danh dự, bà trở thành nhân vật độc đ|o trong giới khoa học. Trước niềm vinh dự to lớn, Marie chỉ nói một câu ngắn gọn: "Trong khoa học chúng ta h~y chú ý đến sự thực, chứ không nên chú ý đến quan niệm về đẳng cấp giữa người với người". Cho dù l{ người ta xét thưởng theo cống hiến, thì bà vẫn cảm thấy khó chấp nhận. Đúng như nhận xét của Eistein: "Trong tất cả các nhà khoa học nổi tiếng, duy chỉ có bà Marie Curie là con người không bị lóa mắt trước vinh dự".

Với những tiến bộ to lớn về mặt ứng dụng radium vào ngành công nghiệp và y học, thì tiếng tăm của b{ Marie Curie trên trường quốc tế ngày càng vang dội, cho dù b{ đ~ trở th{nh người quá cố, cho đến ngày nay vẫn chưa hề có ai vượt qua thành tích của bà, và giờ đ}y, có rất nhiều người đang kế tục sự nghiệp do bà mở lối, không ngừng mở rộng thành quả nghiên cứu.

Một thành tựu vĩ đại, một tên tuổi huy hoàng, hai lần đoạt giải Nobel, khiến cả thiên hạ ngưỡng mộ Marie Curie, nhưng cũng có một số người căm thù b{. Họ cố ý bịa đặt xuyên tạc, vu khống bà một c|ch độc địa, như cơn gió độc bất ngờ thổi đến, hòng hủy diệt danh tiếng của b{. Nhưng Marie vẫn hiên ngang đứng vững như c}y thông trong b~o tuyết.

Do thường xuyên tiếp xúc với chất phóng xạ trong khoảng thời gian dài, nên sức khỏe của bà bị ảnh hưởng nghiêm trọng, hai bàn tay bị cháy bỏng do phóng xạ radi, vết thương mới chồng lên vết thương cũ, v{ b{ mắc phải bệnh đường máu. Sau cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất, sức khỏe của b{ ng{y c{ng sa sút, đặc biệt là thị lực giảm nhanh chóng, hai tai cũng thường bị ù, bà hết sức lo lắng, e rằng không thể tiếp tục làm việc. Mọi người khuyên bà nên nghỉ ngơi điều trị, nhưng b{ một mực từ chối, bà nói: "Cuộc sống của tôi không thể xa rời phòng thí nghiệm được". Trong giai đoạn hơn 10 năm cuối đời, b{ đ~ viết hơn 30 bản báo cáo khoa học, đề xướng nhiều luận cứ, học thuyết khoa học cao sâu, hàng ngày bà kiên trì làm việc 14 giờ. Đến th|ng 7 năm 1934 đôi mắt thông minh của Marie Curie vĩnh viễn khép lại, đi v{o giấc ngủ vĩnh hằng. B{ đ~ thực hiện được lời nguyền: "Dâng hiến toàn bộ cuộc sống cho khoa học".

Không cần phải bàn cãi, Marie Curie là một trong những nhà khoa học vĩ đại nhất thế giới, mọi th{nh công đều xuất phát từ đức tính kiên cường bất khuất, đời b{ cũng phải gánh chịu nhiều bất hạnh, ví dụ cái chết đột ngột của chồng, nỗi nhục mất nước, sự hằn học đả kích của một số nhà khoa học… Nhưng mọi trở lực đều không quật ng~ được b{, b{ đ~ chiến thắng hoàn cảnh khó khăn, ô nhục, để hiến dâng cho nhân loại thành tựu khoa học vĩ đại.

CHÂM NGÔN TRÍ TUỆ

Khi phụ nữ vạch phương án nhằm đạt được mục tiêu nào đó, thì tâm trạng không được giao động nghiêng ngả trước những lời gièm pha kích bác của kẻ khác… Trong thế giới đang biến đổi vùn vụt ngày nay, người phụ nữ có lý tưởng, hoài bão cao đẹp, nếu muốn vươn lên hàng đầu, thì phải rèn luyện cho mình tinh thần nằm gai nếm mật, kiên trì nhẫn nại, khai sơn phá thạch, mở mang sự nghiệp.

Một phần của tài liệu 8 tố chất trí tuệ quyết định cuộc đời phụ nữ (Trang 111 - 114)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(294 trang)