Tính mới của đề tài

Một phần của tài liệu Một số giải pháp lồng ghép giáo dục ý thức bảo vệ tài nguyên và môi trường biển – hải đảo cho trẻ mẫu giáo 5 tuổi thông qua các hoạt động (Trang 29 - 41)

Trong chương trình giáo dục mầm non, hàng năm đều có những nội dung chuyên đề giáo dục lồng ghép trọng tâm cần thực hiện trong quá trình giáo dục trẻ, đa số các chuyên đề đó được đưa vào các hoạt động, các đề tài cụ thể. Đối với chuyên đề giáo dục tài nguyên và môi trường biển – hải đảo cho trẻ cũng được tiến hành như thế. Việc tổ chức cho trẻ tham gia một số hoạt động có lồng ghép giáo dục bảo vệ tài nguyên và môi trường biển – hải đảo nhằm mục đích tạo cơ hội cho trẻ được tìm hiểu sâu kỹ hơn về tài nguyên, môi trường biển – hải đảo và cách bảo vệ tài nguyên, môi trường biển – hải đảo bên cạnh các nội dung khác theo từng chủ đề giáo dục, là một nội dung đòi hỏi người giáo viên, đặc biệt là giáo viên dạy trẻ 5 tuổi cần hết sức quan tâm. Nhất là trong giai đoạn hiện nay, khi trái đất bắt đầu nóng dần lên, khi vấn đề phòng ngừa, ứng phó với biến đổi khí hậu đã trở thành mối quan tâm của tất cả các quốc gia, khi thế giới chuẩn bị cho năm Quốc tế về môi trường là bảo vệ Trái đất - Ngôi Nhà Chung của chúng ta.

Có thể nói, chỉ thông qua hoạt động giáo dục là thời điểm thích hợp nhất để giáo dục cho trẻ một số kiến thức cơ bản về bảo vệ tài nguyên và môi trường biển – hải đảo, qua đó hình thành cho trẻ ý thức bảo vệ môi trường, tài nguyên của biển đảo, giữ gìn và phát triển nguồn tài nguyên của đất nước trong tương lai. Vì vậy tôi

chọn nghiên cứu và thực hiện giải pháp lồng ghép giáo dục ý thức bảo vệ tài nguyên và môi trường biển – hải đảo cho trẻ mẫu giáo 5 tuổi thông qua các hoạt động học trong các chủ đề giáo dục.

2.3. Tính hiệu quả của đề tài

Tổ chức các hoạt động để giáo dục trẻ là công việc thường xuyên hàng ngày của mỗi người giáo viên mầm non, tuy nhiên để mang lại hiệu quả cao thì cần ở người giáo viên biết lựa chọn nội dung phù hợp giữa hoạt động trọng tâm và hoạt động tích hợp lồng ghép sao cho có hiệu quả và mang lại tác động giáo dục trên trẻ.

Việc lồng ghép nội dung giáo dục ý thức bảo vệ tài nguyên và môi trường biển – hải đảo ở các hoạt động được thực hiện qua hình thức lựa chọn các nội dung, đề tài phù hợp theo từng chủ đề giáo dục, qua việc cô và trẻ chuẩn bị tranh ảnh, đồ dùng, đồ chơi phù hợp với từng nội dung theo đề tài, qua việc giáo viên tổ chức kết hợp các hình ảnh minh họa, âm thanh, các đoạn video clip về bảo vệ tài nguyên, môi trường của biển… sẽ là những bài học dễ đi vào lòng trẻ và trẻ dễ khắc sâu vào tâm trí trẻ qua các nội dung giáo viên muốn truyền đạt thông qua các hình ảnh minh họa sống động đó.

Giáo viên tích cực tham gia học bồi dưỡng thường xuyên, tìm tòi, nghiên cứu tài liệu hướng dẫn lồng ghép nội dung giáo dục ý thức bảo vệ tài nguyên và môi trường biển – hải đảo cho trẻ và chương trình giáo dục trẻ 5 tuổi để lựa chọn nội dung giáo dục phù hợp. Tìm hiểu và tham khảo các tài liệu liên quan đến tài nguyên và môi trường biển – hải đảo qua sách báo để có hiểu biết cụ thể và tích lũy kiến thức cho mình, thì qua các hoạt động sẽ mang lại hiệu quả giáo dục lồng ghép cao trên trẻ.

Phối hợp cùng cô giáo ở lớp để linh hoạt tận dụng thời gian mọi lúc mọi nơi để củng cố những kiến thức cũ cũng như cung cấp thêm kiến thức mới cho trẻ về nội dung giáo dục bảo vệ tài nguyên và môi trường biển – hải đảo mà trẻ được học trong ngày hôm nay hoặc trẻ sẽ được học vào ngày mai.

2.4. Phạm vi áp dụng

Khi nói đến bảo vệ môi trường, đặc biệt là bảo vệ tài nguyên và môi trường biển – hải đảo có vẻ thật cao siêu với trẻ mầm non, nhưng thực sự khi chúng ta đi vào nghiên cứu để đưa vào áp dụng một cách đơn giản chỉ là lồng ghép giáo dục cho trẻ qua hoạt động học trong ngày và nội dung lồng ghép cần đơn giản, gần gũi, thực tế với trẻ để qua đó giúp trẻ “học mà chơi, chơi mà học” nhằm hình thành cho trẻ những hiểu biết cơ bản về tài nguyên và môi trường biển – hải đảo ngay từ lứa tuổi mầm non, từ đó giáo viên sẽ có sự lựa chọn những nội dung để lồng ghép giáo dục cho trẻ một cách phù hợp nhất.

Đối với trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi, giáo viên cần đưa những hình ảnh, những đoạn video clip cũng như những âm thanh mà giáo viên muốn giáo dục cho trẻ phải cụ thể, rõ ràng, chính xác, gần gũi, sinh động với trẻ. Với một số biện pháp tôi đã áp dụng và mang lại một số hiệu quả như đã nêu, tôi nghĩ rằng cũng dễ áp dụng rộng rãi ở những lớp khác với những cô giáo và các cháu khác trong và ngoài nhà trường.

3. Kết quả thực hiện

Có thể nói, qua một thời gian sau khi áp dụng giải pháp của tôi tại lớp, từ những hiểu biết rất ít về tài nguyên và môi trường biển – hải đảo Việt Nam, sau khi áp dụng thực hiện các giải pháp trên, trẻ lớp tôi đã đạt được một số kết quả như sau:

+ Đối với trẻ:

- Nhờ những hoạt động lồng ghép giáo dục bảo vệ tài nguyên và môi trường biển – hải đảo tại lớp với nội dung, hình ảnh, trực quan phong phú mà những cháu hay nghỉ học hoặc ít tham gia hoạt động như cháu: Hà Linh, Xuân Anh, Trần Trung Kiên… đã có nhiều tiến bộ, các cháu đi học chuyên cần hơn và đã có sự hứng thú, mạnh dạn hơn khi cùng các bạn tham gia các hoạt động tại lớp.

- Đa số trẻ đã có ý thức tự giác bảo vệ môi trường nói chung như biết nhặt rác trong sân trường bỏ vào thùng rác của trường, biết giữ gìn vệ sinh môi trường lớp học, phòng vệ sinh của lớp, sau mỗi giờ học tạo hình hoặc giờ hoạt động góc biết thu gom rác và rửa tay ngay...

- Trẻ sống ở thành phố cao nguyên, nên biển – hải đảo còn quá xa lạ đối với trẻ, có trẻ chưa biết tên các địa danh bãi biển, đảo ở Việt Nam thì nay rất nhiều trẻ đã biết về tên của một số bãi biển mà trẻ đã được cô giáo cho tham quan qua tranh ảnh, đoạn video clip và khi được gia đình đưa đến tham quan, tắm biển và biết được tên một số hải đảo và hai quần đảo lớn là Hoàng Sa và Trường Sa.

- Trẻ yêu thích biển đảo quê hương qua các bài hát về biển, về các chú hải quân, qua các thực phẩm thủy hải sản và cảnh đẹp của biển…

Với những kiến thức cơ bản trẻ đã nắm được về tài nguyên và môi trường biển – hải đảo Việt Nam qua việc học và chơi, đa số các cháu có nhiều tiến bộ được thể hiện qua kết quả sau:

KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG TRẺ SAU KHI ÁP DỤNG GIẢI PHÁP (Đến tháng 5/ 2016 – Được so sánh với kết quả khảo sát đầu năm) Tiêu

chí

Nội dung khảo sát

Thời gian

Số trẻ được Khảo

sát

Kết quả

Số trẻ đạt Số trẻ chưa đạt Số

lượng cháu

Tỉ lệ (%)

Số lượng

cháu

Tỉ lệ (%)

1

Trẻ biết kể tên một số bãi biển Việt Nam gần gũi với trẻ.

Đầu

năm 35 12 34,29% 23 65,71%

Cuối

năm 35 34 97,14% 1 2,86%

2

Trẻ biết kể tên một số đảo nổi tiếng ở Việt Nam.

Đầu

năm 35 11 31,43% 24 68,57%

Cuối

năm 35 32 91,43% 3 8,57%

3 Trẻ biết một số tài nguyên từ biển và lợi

Đầu

năm 35 12 34,29% 23 65,71

% Cuối

năm 35 32 91,43% 3 8,57%

4

Trẻ biết nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường biển hải đảo.

Đầu

năm 35 10 28,57% 25 71,43%

Cuối

năm 35 33 94,29% 2 5,71%

5

Trẻ biết một số việc làm tham gia bảo vệ môi trường và tài nguyên biển – hải đảo.

Đầu

năm 35 15 42,86

% 20 57,14

% Cuối

năm 35 30 85,71% 5 14,29%

6

Trẻ phân biệt được hành vi đúng – sai đối với việc bảo vệ tài nguyên và môi trường biển hải –

Đầu

năm 35 18 51,43% 17 48,57%

Cuối

năm 35 35 100% 0 0

+ Đối với giáo viên:

- Kiến thức về bảo vệ tài nguyên và môi trường biển – hải đảo của giáo viên được nâng lên rất cụ thể qua việc trao đổi kiến thức thuộc chuyên môn nói chung cũng như kiến thức về biển đảo nói riêng khi giáo viên tích cực sưu tầm, học hỏi, đầu tư cho các hoạt động giáo dục mà mình muốn giáo dục ý thức bảo vệ tài nguyên và môi trường biển – hải đảo cho trẻ.

- Khả năng ứng dụng công nghệ của giáo viên từng bước phát triển hơn qua việc tìm kiếm thông tin, sưu tầm, download những đoạn video clip về bảo vệ tài nguyên và môi trường biển – hải đảo, thiết kế bài giảng để giúp trẻ có ý thức bảo vệ tài nguyên và môi trường biển – hải đảo tốt hơn.

4. Bài học kinh nghiệm

Qua quá trình triển khai thực hiện giải pháp lồng ghép giáo dục ý thức bảo vệ tài nguyên và môi trường biển – hải đảo cho trẻ tại lớp thông qua các hoạt động, bản thân tôi rút ra một số kinh nghiệm như sau:

- Giáo viên phải là người luôn tích cực học hỏi, tìm tòi, lựa chọn nội dung phù hợp để tổ chức lồng ghép nội dung giáo dục bảo vệ tài nguyên và môi trường biển – hải đảo trong các hoạt động một cách hợp lý và phân bổ thời gian phù hợp để giúp trẻ tiếp thu kiến thức dễ dàng hơn.

- Thường xuyên bổ sung các phương tiện, tư liệu, đồ dùng, tranh ảnh giảng dạy đẹp, phong phú, hấp dẫn để thu hút trẻ hoạt động với đồ vật. Phải tạo cơ hội cho trẻ chủ động khám phá và tích cực tham gia các hoạt động, giáo viên tránh làm thay và áp đặt trẻ để khuyến khích trẻ cùng tham gia tìm hướng giải quyết một cách sáng tạo.

- Giáo viên tích cực tham khảo, tìm kiếm tư liệu, tài liệu, sách báo về tài nguyên và môi trường biển – hải đảo, luôn có tinh thần học hỏi đồng nghiệp để có thêm kinh nghiệm giảng dạy, tự rèn luyện nâng cao chuyên môn nghiệp vụ.

5. Kết luận

Sau một thời gian nghiên cứu và thực hiện việc lồng ghép nội dung giáo dục bảo vệ tài nguyên và môi trường biển – hải đảo trong các hoạt động cho 35 trẻ tại lớp tôi bằng những việc làm cụ thể và những kết quả đã đạt được. Tôi nhận thấy rằng để làm tốt nội dung lồng ghép trong trường mầm non, giáo viên không những cần nắm chắc nội dung giáo dục bảo vệ tài nguyên và môi trường biển – hải đảo, mà còn phải biết vận dụng các phương pháp giáo dục một cách linh hoạt, thực tế và thực hiện nghiêm túc. Phải giáo dục trẻ một cách thường xuyên, tạo cơ hội trẻ tham gia các hoạt động bảo vệ tài nguyên và môi trường biển – hải đảo. Điều quan trọng là giáo viên phải luôn gương mẫu cho trẻ làm theo, luôn có ý thức hướng dẫn và nhắc nhở trẻ kiên trì thực hiện những việc làm hàng ngày có ý nghĩa bảo vệ môi trường nói chung và bảo vệ tài nguyên và môi trường biển – hải đảo nói riêng.

Là một giáo viên mầm non, tôi nhận ra một điều thật quan trọng trong công việc của mình là cần phải hình thành và giáo dục cho trẻ ngay từ bậc học mầm non về những kiến thức và có ý thức bảo vệ môi trường, đặc biệt là bảo vệ tài nguyên và môi trường biển – hải đảo. Điều nay vô cùng quan trọng trong đời sống của trẻ sau này, đó là nền móng của sự hiểu biết về đất nước tươi đẹp của mình để góp phần bảo vệ và phát triển nguồn tài nguyên và môi trường biển – hải đảo Việt Nam.

Trên đây là nội dung một số giải pháp lồng ghép giáo dục ý thức bảo vệ tài nguyên và môi trường biển – hải đảo cho trẻ 5 tuổi thông qua các hoạt động mà bản thân tôi đã nghiên cứu và thực hiện trong năm học 2015 – 2016. Do khoảng thời gian và phạm vi nghiên cứu còn hạn chế nên không tránh khỏi những thiếu sót.

Rất mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp của các cấp lãnh đạo để những giải pháp của tôi đạt hiệu quả cao hơn, góp phần giáo dục nâng cao nhận thức của trẻ mầm non về tình yêu đối với biển đảo quê hương, biết bảo vệ và giữ gìn tài nguyên và môi trường biển đảo, biết lợi ích của biển đảo và giúp trẻ phát triển một cách toàn diện hơn.

Một số kiến nghị:

Qua một thời gian nghiên cứu và tổ chức thực hiện đề tài bản thân tôi đã rút ra được một số kinh nghiệm cho bản thân và có một số kiến nghị sau:

- Nhà trường cần có những tấm áp phích hay pa-nô về bảo vệ tài nguyên và môi trường biển – hải đảo Việt Nam treo ở môi trường trong lớp và ngoài lớp để tuyên truyền với phụ huynh và luôn nhắc nhở trẻ thực hiện.

- Nhà trường cần xây dựng phòng tư liệu, tài liệu về giáo dục bảo vệ tài nguyên và môi trường biển – hải đảo cho tất cả giáo viên trong trường được tham khảo và trao đổi kinh nghiệm.

- Nhà trường cần tổ chức các hoạt động ngoại khóa hướng về biển đảo như:

Bé hiểu gì về biển, đảo; Thi văn nghệ hát về biển, đảo; Thi vẽ tranh chủ đề biển, đảo; ... nhằm tuyên truyền, giáo dục tình yêu biển, đảo cho trẻ mầm non./.

Đà Lạt, ngày 15 tháng 5 năm 2016 Ý kiến của Lãnh đạo đơn vị Người thực hiện

Trịnh Thị Nguyên

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Thông tư 17/ 2009/TT-BGDĐT ngày 25 tháng 7 năm 2009 của Bộ giáo dục và Đào tạo về chương trình giáo dục cho trẻ mầm non 5 tuổi.

2. Giáo dục học mầm non.

(Chủ biên: Đào Thanh Tâm - Nhà xuất bản Đại học sư phạm Hà Nội) 3. Tâm lý học lứa tuổi mầm non.

(Tác giả: Lê Thị Ánh Tuyết - Nhà xuất bản Đại học sư phạm Hà Nội)

4. Tài liệu tập huấn hướng dẫn tích hợp nội dụng giáo dục bảo vệ tài nguyên và môi trường biển – hải đảo vào chương trình giáo dục mẫu giáo 5 tuổi

5. Con người và môi trường – TS.Lê Thanh Vân – Nhà xuất bản đại học sư phạm 6. Báo Dân trí.

7. Tạp chí Giáo dục Mầm non – Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Hội đồng xét duyệt sáng kiến cấp tỉnh đánh giá, nhận xét

...

...

...

...

...

...

...

...

...

...

...

...

...

MỤC LỤC

Phần 1: Mở đầu1

1...

Họ và tên tác giả

...

1

2. Chức vụ

...

1

3. Đơn vị công tác

...

1

4. Lý do chọn đề tài

...

1

5. Giới hạn nghiên cứu

...

3

6. Thời gian nghiên cứu

...

3

Phần 2: Nội dung

1. Thực trạng

...

3

1.1. Thuận lợi

...

3

1.2. Khó khăn

...

4

1.3. Nguyên nhân

...

6

2. Giải pháp để thực

...

6

2.1. Một số giải pháp thực hiện

...

6

2.1.1. Giải pháp 1: Bồi dưỡng thường xuyên để có sự hiểu biết về tài nguyên và môi trường biển – hải đảo ...

6

2.1.2. Giải pháp 2: Xây dựng kế hoạch lồng ghép nội dung giáo dục ý thức bảo

vệ tài nguyên và môi trường biển – hải đảo vào hoạt động giáo dục……….9

2.1.3. Giải pháp 3: Lồng ghép nội dung giáo dục ý thức bảo vệ tài nguyên và môi trường biển – hải đảo trong hoạt động học ……….16

2.1.4. Giải pháp 4: Lồng ghép nội dung giáo dục ý thức bảo vệ tài nguyên và môi trường biển – hải đảo vào một số hoạt động khác………24

2.2. Tính mới của đề tài………..30

2.3. Tính hiệu quả của đề tài

...

30

2.4. Phạm vi áp dụng

...

31

3. Kết quả thực hiện

...

32

4. Bài học kinh nghiệm

...

34

5. Kết luận

...

35

Một số kiến nghị

Một phần của tài liệu Một số giải pháp lồng ghép giáo dục ý thức bảo vệ tài nguyên và môi trường biển – hải đảo cho trẻ mẫu giáo 5 tuổi thông qua các hoạt động (Trang 29 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(41 trang)
w