Thực hiện kiểm toán là giai đoạn thứ hai của cuộc kiểm toán tài chính, ở giai đoạn này, kiểm toán viên sẽ dựa vào kế hoạch và chương trình kiểm toán đã
được xây dựng ở giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán để thu thập bằng chứng kiểm toán một cách hợp lý và đầy đủ để phục vụ cho việc đưa ra kết luận kiểm toán.
Đây chính là giai đoạn mà các kĩ thuât kiểm toán được vận dụng một cách tối đa nhất. Tùy vào từng đối tượng cụ thể, mục tiêu cụ thể của cuộc kiểm toán mà kiểm toán viên sẽ lựa chọn cũng như kết hợp các kĩ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán khác nhau để xác minh cho một vấn đề .
Các phương pháp kí thuật thu thập bằng chứng kiểm toán được vận dụng dựa trên từng mục tiêu kiểm toán như sau:
- Mục tiêu về tính hiệu lực: Hướng tới xác minh tính có thật của số tiền trên các khoản mục. Số tiền ghi trong bảng khai tài chính phải là con số thực tế
- Mục tiêu về tính trọn vẹn: Hướng xác minh sự đầy đủ về thành phần cấu thành số tiền ghi trên các khoản mục. Cụ thể mục tiêu này liên quan tới tính đầy đủ của các nghiệp vụ, tài sản và vốn cần được tính vào khoản mục
- Mục tiêu về tính chính xác cơ học: Là hướng xác minh về sự đúng đắn tuyệt đối về các con số cộng sổ và chuyển sổ. Các chi tiết trong số dư tài khoản cần nhất trí với các con số trên các sổ phụ tương ứng. Số cộng gộp của tài khoản trùng hợp với số tổng cộng trên các sổ phụ có liên quan; các số chuyển sổ, sang trang phải thống nhất
- Mục tiêu về quyền và nghĩa vụ: Xác minh lại quyền sở hữu của tài sản và nghĩa vụ pháp lý của các khoản nợ và vốn. Thực chất của mục tiêu này là hướng tới mối liên hệ giữa các bộ phận ở trong và ngoài bảng cân đối tài sản.
- Mục tiêu tính giá: Là hướng xác minh vào cách thức và kết quả biểu hiện tài sản, vốn và các hoạt động (chi phí, chiết khấu, thu nhập…) thành tiền.
Như vậy, mục tiêu này nghiếng về thẩm tra giá trị thực kể cả cách thức đánh giá theo nguyên tắc kế toán, thực hiện các phép tính theo phương pháp toán học.
- Mục tiêu về phân lại: Là hướng xem xét lại việc xác định các bộ phận, nghiệp vụ đuợc đưa vào tài khoản, công việc sắp xếp các tài khoản trong bảng khai tài chính theo bản chất kinh tế của chúng được thể chế bằng các văn bản phapr lý cụ thể đã có hiệu lực.
- Mục tiêu trình bày: Hướng xác minh vào cách ghi và thuyết trình các số dư hoặc tổng số phát sinh của tài khoản vào các bảng khai tài chính.
Một bằng chứng chỉ thoả mãn một mục tiêu hay một vài mục tiêu kiểm toán chứ không thể thoả mãn toàn bộ các mục tiêu kiểm toán đề ra. Chính vì vậy khi thu thập bằng chứng kiểm toán viên phải luôn hướng vào mục đích kiểm toán.
Chỉ khi hướng vào mục tiêu bằng chứng cần tìm thì kiểm toán viên mới có thể xác định bằng chứng thực hiên ở đâu, với đổi tượng nào? Tránh tìm tràn lan nhưng không thảo mãn được mục tiêu kiểm toán làm ảnh hưởng tới việc đưa ra kết luận của kiểm toán viên, kết lụân của kiểm toán viên sẽ không chính sác, không có cơ sở đưa ra kết luận. Ngoài ra nó còn làm tăng chi phí kiểm toán khi bằng chứng thu thập một cách không hiệu quả.
Mối quan hệ giữa mục tiêu kiểm toán và các kĩ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán có thể sử dụng được minh họa trong bảng sau. Việc lực chọn kĩ thuật nào và vận dụng như thế nào còn phụ thuộc vào đối tượng kiểm toán cụ thể mà kiểm toán viên cần xác nhận:
Bảng 1: Mối quan hệ giữa mục tiêu kiểm toán và kĩ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán
Mục tiêu kiểm toán
Kiểu mẫu báo cáo Hiệu
lực
Trọn vẹn
Quyền và nghĩa vụ
Định giá
Phân loại
Trình bày
Chính xác
Kiểm tra vật chất Kiểm tra tài liệu Xác nhận Quan sát Phỏng vấn Tính toán Phân tích