ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học và thực trạng bảo tồn loài Pơ mu (Fokienia hodginsii (Dunn) A. Henry et Thomas) (Trang 28 - 32)

3.1. Đối tượng nghiên cứu

Loài cây Pơ mu (Fokienia hodginsii (Dunn) A. Henry & H. H. Thomas) và Sa mộc dầu (Cunninghamia konishii Hayata) thuộc họ Hoàng đàn (Cupressaceae).

3.2. Phạm vi nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu trong phạm vi Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Huống, huyện Quỳ Hợp, tỉnh Nghệ An.

3.3. Nội dung nghiên cứu

Đề tài tiến hành nghiên cứu các nội dung sau:

3.3.1. Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học của loài Pơ mu và Sa mộc dầu - Đặc điểm hình thái

- Đặc điểm sinh trưởng - Đặc điểm sinh sản

3.3.2. Nghiên cứu đặc điểm phân bố, mật độ loài Pơ mu và Sa mộc dầu - Đặc điểm phân bố:

+ Theo đai cao + Theo loại đất

+ Theo độ dốc và hướng phơi

+ Vùng phân bố tại KBTTN Pù Huống

3.3.3. Nghiên cứu ưu hợp thực vật của loài Pơ mu và Sa mộc dầu - Các loài chủ yếu mọc cùng quần thể Pơ mu và Sa mộc dầu

- Các họ thực vật thường bắt gặp cùng quần thể Pơ mu và Sa mộc dầu

3.3.4. Đánh giá ảnh hưởng của một số nhân tố đến loài Pơ mu và Sa mộc dầu - Ảnh hưởng của một số nhân tố tự nhiên

- Ảnh hưởng của nhân tố con người

3.3.5. Đánh giá thực trạng bảo tồn loài Pơ mu và Sa mộc dầu

3.3.6. Đề xuất biện pháp bảo tồn loài Pơ mu và Sa mộc dầu tại Khu BTTN Pù Huống, tỉnh Nghệ An

3.4. Phương pháp nghiên cứu 3.4.1 Phương pháp thu thập số liệu

3.4.1.1. Phương pháp kế thừa số liệu, tài liệu

Trong quá trình thực hiện đề tài đã kế thừa các số liệu, tài liệu sau:

- Các tài liệu, công trình nghiên cứu về đặc điểm hình thái, sinh thái, phân bố, giá trị sử dụng, … của loài Pơ mu và Sa mộc dầu ở cả trong và ngoài nước.

- Các số liệu, tài liệu, bản đồ hiện trạng rừng tại KBTTN Pù Huống, tỉnh Nghệ An.

- Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội tại khu vực nghiên cứu.

3.4.1.2. Phương pháp điều tra, thu thập số liệu ngoài hiện trường a. Phương pháp nghiên cứu đặc điểm hình thái

Sử dụng phương pháp quan sát mô tả trực tiếp đối tượng đại diện lựa chọn, kết hợp với phương pháp đối chiếu, so sánh với các tài liệu đã có. Cụ thể như sau:

- Quan sát mô tả hình thái và xác định kích thước của các bộ phận: thân cây, vỏ cây, sự phân cành, lá, hoa, quả, hạt của cây Pơ mu và Sa mộc dầu (cây được quan sát phải đạt độ trưởng thành nhất định, hiện đang còn tồn tại trong rừng tự nhiên).

- Lấy mẫu tiêu bản, so sánh với các mẫu tiêu bản trước đây (nếu có) hoặc những loài cây có hình thái tương tự.

Dụng cụ và thiết bị hỗ trợ: máy ảnh, thước dây, thước kẹp, kẹp tiêu bản, … b. Phương pháp nghiên cứu đặc điểm sinh thái, phân bố của loài

- Phương pháp nghiên cứu đặc điểm phân bố:

Tại mỗi khu vực, nắm bắt thông tin chung thông qua tài liệu của KBTTN Pù Huống và thông qua phỏng vấn cán bộ và người dân địa phương… kế thừa tài liệu đã có kết hợp với điều tra bổ sung nghiên cứu ngoài thực địa nhằm xác định vùng phân bố của Pơ mu và Sa mộc dầu bằng phương pháp điều tra mở rộng dần bán kính điều tra (Nguyễn Nghĩa Thìn, 2008, [33]) cho đến khi gặp quần thể Pơ mu hoặc Sa mộc dầu thì sử dụng máy GPS để định vị vị trí và thu thập các thông tin dữ liệu về độ cao, hướng phơi, độ dốc. Kết quả điều tra đặc điểm phân bố được ghi vào Bảng 3.1.

Bảng 3.1: Mẫu biểu điều tra đặc điểm phân bố

Ngày điều tra………. ……. Địa điểm……….. ……….

Người điều tra:………Loài cây: ...

TT Tọa độ địa lý Độ cao (m) Độ dốc Hướng phơi

- Phương pháp nghiên cứu đặc điểm tổ thành loài thực vật trong các ÔTC:

Tại vị trí bắt gặp quần thể Pơ mu và Sa Mộc dầu chúng tôi tiến hành lập ÔTC theo phương pháp lập ÔTC điển hình trong quần xã (theo Hoàng Chung, 2009 [12]).

Các ÔTC được lập ở các đai cao chênh nhau 200m. Cụ thể là 900 - 1.100m; 1.100 - 1.300m và đai cao trên 1.300m. ÔTC có dạng hình tròn, bán kính 20m (tương đương diện tích 1256m2). Trên mỗi ÔTC tiến hành đếm tổng số cây Pơ mu hoặc Sa mộc dầu, thống kê và định danh tất cả các loài trong ÔTC, lấy mẫu những loài khó xác định chính xác tên gọi tại thực địa để đem về nhờ chuyên gia định loại. Kết quả điều tra được ghi vào mẫu biểu điều tra ở Bảng 3.2.

Bảng 3.2. Mẫu biểu điều tra thành phần loài trong ÔTC

Người điều tra:………….. ………; Ngày điều tra:………. ………..

Thứ tự ÔTC:………. …. ; Độ cao:………….. ; Độ đốc:………...

Hướng phơi:……….. ………Tổng số cây Pơ mu/Sa mộc dầu: ………. …..

TT Tên loài

Tên mẫu (*) Ghi chú Tên khoa học Tên phổ thông

(*) Tên mẫu được ghi đầy đủ các thông tin về tháng năm, địa điểm thu mẫu và số thứ tự mẫu từ 01 cho đến mẫu cuối cùng. Ví dụ: 05 - 15, QC - 01 được hiểu là mẫu này được thu vào tháng 5 năm 2015 tại huyện Quỳ Châu (QC), số thứ tự mẫu là 01.

Dụng cụ, thiết bị sử dụng: Máy ảnh, GPS, kẹp mắt cáo, thước dây, giấy bút, bảng biểu.

c. Điều tra, đánh giá thực trạng bảo tồn loài Pơ mu và Sa mộc dầu

- Tiến hành điều tra, thu thập thông tin về các mối đe doạ thực trạng loài Pơ mu và Sa mộc dầu tại KBTTN Pù Huống để làm căn cứ đề xuất các biện pháp khả thi bảo tồn và phát triển hai loài cây quý hiếm này tại khu vực nghiên cứu (Khu BTTN Pù Huống).

- Đánh giá thực trạng bảo tồn loài Pơ mu và Sa mộc dầu theo Sách đỏ Việt Nam (2007) và Danh lục đỏ của IUCN (2012).

3.4.1.3. Phương pháp xử lý số liệu a. Tính mật độ

Cấu trúc mật độ là chỉ tiêu biểu thị số lượng các cá thể của từng loài hoặc của tất cả các loài tham gia trên một đơn vị diện tích (thường là 1ha), phản ánh mức độ tận dụng không gian dinh dưỡng và vai trò của loài trong quần xã thực vật rừng, được tính theo công thức (3.1) (theo Hoàng Chung, 2009 [12]).

Công thức xác định mật độ như sau:

N/ha= x 10.000 (3.1)

Trong đó:

n: Số lượng cá thể của loài hoặc tổng số cá thể trong ÔTC So: Diện tích ÔTC (m2)

b. Xác định khu vực phân bố

Các dữ liệu GPS sẽ được chuyển vào máy tính có phần mềm Mapinfo để vẽ vùng phân bố của hai loài Pơ mu và Sa mộc dầu tại KBTTN Pù Huống.

c. Tính mức độ bắt gặp của các loài thực vật khác ở các ÔTC

Mức độ bắt gặp của mỗi loài thực vật phân bố cùng với loài Pơ mu hoặc Sa mộc dầu trong các ÔTC được tính là tỷ lệ phần trăm số lần bắt gặp loài đó trên tổng số ÔTC được lập (mỗi loài bắt gặp mọc cùng Pơ mu hoặc Sa mộc dầu trên mỗi ÔTC được tính cho một lần bắt gặp) và được tính theo công thức (3.2).

Pi% = x 100 (3.2) Trong đó:

Pi%: Là tỷ lệ % số lần bắt gặp loài i trong tổng số các ÔTC ni: Số lần bắt gặp loài i trong tổng số các ÔTC

N: Tổng số ÔTC

d. Đánh giá ảnh hưởng của một số nhân tố tự nhiên và con người đến loài Pơ mu và Sa mộc dầu

Trên cơ sở các thông tin, tài liệu thu thập được, sơ bộ đánh giá ảnh hưởng của các yếu tố tự nhiên (nhiệt độ, độ ẩm, độ dốc, hướng phơi, loại đất) và yếu tố con người đến khả năng sinh trưởng, phát triển, bảo tồn loài Pơ mu và Sa mộc dầu tại KBTTN Pù Huống.

Chương IV

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học và thực trạng bảo tồn loài Pơ mu (Fokienia hodginsii (Dunn) A. Henry et Thomas) (Trang 28 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)