Nâng cao hiệu quả quản lý, bảo vệ rừng của Chủ rừng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học và thực trạng bảo tồn loài Pơ mu (Fokienia hodginsii (Dunn) A. Henry et Thomas) (Trang 58 - 65)

Chương IV. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.6.2. Nâng cao hiệu quả quản lý, bảo vệ rừng của Chủ rừng

Vì nhu cầu sử dụng và mục đích kinh tế, người dân địa phương vào rừng khai thác gỗ trái phép. Các loại gỗ càng tốt thì nhu cầu và giá mua càng cao lại có nguy cơ xâm hại cũng càng cao. Pơ mu và Sa mộc dầu là 2 loại gỗ quý, nhu cầu sử dụng lớn, giá thu mua cao nên hiện nay Pơ mu và Sa mộc dầu tại KBTTN Pù Huống cũng đang nằm trong tình trạng bị đe doạ khai thác cao. Qua nghiên cứu của đề tài này, chúng tôi đề xuất cho Ban quản lý KBTTN Pù Huống xác định vùng trọng điểm để ưu tiên các biện pháp tuần tra, kiểm tra, ngăn chặn các hành vi khai thác, mua, bán, vận chuyển gỗ Pơ mu và Sa mộc dầu trái phép trên địa bàn. Cụ thể là:

- Các Trạm QLBV rừng được giao tham mưu, quản lý diện tích rừng của KBTTN Pù Huống cần tăng cường các giải pháp để tuần tra, bảo vệ các quần thể Pơ mu ở các tiểu khu 148, 149 và 150, và quần thể Sa mộc dầu ở tiểu khu 150 (Trạm Cắm Muộn); quần thể Pơ mu ở tiểu khu 228 và Sa mộc dầu ở các tiểu khu 228, 232 (Trạm Diễn Lãm); quần thể Pơ mu ở các tiểu khu 563, 568, 577, 580,581 và Sa mộc dầu ở tiểu khu 568 (Trạm Nga My).

- Các Trạm QLBV rừng tham mưu và phối hợp với chính quyền cấp xã, huyện các cơ quan chức năng có liên quan trên địa bàn vùng đệm thường xuyên kiểm tra, xử lý các hành vi mua, bán, vận chuyển, cất giữ, chế biến, kinh doanh gỗ Pơ mu và Sa mộc dầu trái phép.

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ Kết luận

Qua thời gian nghiên cứu đề tài, chúng tôi rút ra một số kết luận sau:

1. Bổ sung dữ liệu đầy đủ về đặc điểm hình thái các bộ phận thân, vỏ, tán, lá, nón, hạt, đặc điểm sinh trưởng, đặc điểm sinh sản loài Pơ mu và Sa mộc dầu tại KBTTN Pù Huống.

2. Pơ mu ở KBTTN Pù Huống phân bố ở các xã Quang Phong, huyện Quế Phong tại tiểu khu 148, 149, 150, ở xã Châu Hoàn, huyện Quỳ Châu tại tiểu khu 228 và ở xã Nga My, huyện Tương Dương tại tiểu khu 577, 563, 568, 580, 581, ở độ cao trên 1.100m, nơi có địa hình rất dốc (>35o) thuộc 2 loại đất đó là đất feralit mùn phát triển trên nhóm đá mác ma axít (FHa) và đất feralit mùn phát triển trên nhóm đá sét (FHs), phân bố theo các hướng phơi Đông Bắc, Tây Bắc, Tây Nam và mật độ trung bình các quần thể là 35 cây/ha.

3. Sa mộc dầu ở KBTTN Pù Huống phân bố ở xã Quang Phong, huyện Quế Phong tại tiểu khu 150, ở xã Châu Hoàn, huyện Quỳ Châu tại tiểu khu 228, 232 và ở xã Nga My, huyện Tương Dương tại tiểu khu 568 ở độ cao từ 1.100 - 1.300m, nơi có địa hình rất dốc (>35o) thuộc 1 loại đất là đất feralit mùn phát triển trên nhóm đá sét (FHs), phân bố theo các hướng phơi Đông Bắc và Tây Nam và mật độ trung bình các quần thể là 26,5 cây/ha.

4. Loài phân bố cùng với Pơ mu thường gặp nhất là Ardisia crenata Sims;

Rhodoleia championii Hook.; Cinnamomum tetragonum A. Chev. Họ có nhiều loài mọc cùng Pơ mu là Lauraceae (Long não), Elaeocarpaceae (Côm). Loài phân bố cùng với Sa mộc dầu thường gặp nhất là Rhodoleia championii Hook. f.;

Rhododendron emarginatum Hemsl. Ericaceae (Đỗ quyên) và Theaceae (Chè) là những họ thường có nhiều loài mọc cùng với Sa mộc dầu ở KBTTN Pù Huống.

5. Kết quả nghiên cứu cho thấy chưa phát hiện có nhân tố tự nhiên nào ảnh hưởng tiêu cực đến sinh trưởng, phát triển của 2 loài Pơ mu và Sa mộc dầu tại KBTTN Pù Huống. Nhưng yếu tố ảnh hưởng do con người đang là nguyên nhân nghiêm trọng nhất làm suy giảm khu vực phân bố và mật độ của cả 2 loài Pơ mu và Sa mộc dầu tại KBTTN Pù Huống, đặc biệt nhất là nạn khai thác gỗ trái phép.

6. Đề xuất 2 nhóm biện pháp cơ bản để bảo vệ các quần thể Pơ mu và Sa mộc dầu tại KBTTN Pù Huống. Gồm có: Nhóm giải pháp thực hiện có hiệu quả các chính sách, pháp luật bảo vệ và phát triển rừng của Nhà nước hiện hành và Nhóm giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý của Chủ rừng.

Kiến nghị

1. Nghiên cứu đặc điểm tái sinh của loài Pơ mu và Sa mộc dầu tại KBTTN Pù Huống để có cơ sở khoa học đề xuất các biện pháp kỹ thuật lâm sinh xúc tiến tái sinh tự nhiên hai loài này tại đây.

2. Nghiên cứu tổ thành rừng tại khu vực phân bố của loài Pơ mu và Sa mộc dầu tại KBTTN Pù Huống để làm cơ sở đề xuất công thức trồng hỗn giao thí điểm hai loài này tại những nơi có điều kiện về lập địa, khí hậu như đã được nghiên cứu của đề tài này.

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt

1. Ban quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hoạt (2013), Báo cáo nghiên cứu phân bố loài Sa mộc dầu, Nghệ An.

2. Baur G. N. (1964), Cơ sở sinh thái học của kinh doanh rừng mưa, (Vương Tấn Nhị dịch), NXB Khoa học Kỹ thuật, Hà Nội.

3. Nguyễn Thanh Bình (2003), Nghiên cứu một số đặc điểm lâm học của loài Dẻ ăn quả phục hồi tự nhiên tại Bắc Giang, Luận văn thạc sỹ khoa học Lâm nghiệp, Trường Đại học Lâm nghiệp, Hà Tây.

4. Bộ Khoa học, Công nghệ Việt Nam (2007), Sách đỏ Việt Nam – Phần thực vật, NXB Khoa học Tự Nhiên và Công nghệ, Hà Nội.

5. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn – Vụ khoa học công nghệ và chất lượng sản phẩm (2000), Tên cây rừng Việt Nam, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

6. Vũ Văn Cần (1997), Nghiên cứu một số đặc điểm sinh vật học của cây Chò đãi làm cơ sở cho công tác tao giống trồng rừng ở Vườn Quốc gia Cúc Phương, Luận văn thạc sỹ Khoa học Lâm nghiệp, Trường Đại học Lâm nghiệp, Hà Tây.

7. Catinot R. (1965), Lâm sinh học trong rừng rậm Châu Phi, (Vương Tấn Nhị dịch), Tài liệu KHLN, Viện KHLN Việt Nam.

8. Lê Mộng Chân, Lê Thị Huyên (2000), Giáo trình thực vật rừng, Giáo trình trường Đại học Lâm nghiệp, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

9. Nguyễn Bá Chất (1996), Nghiên cứu một số đặc điểm lâm học và biện pháp kỹ thuật gây trồng nuôi dưỡng cây Lát hoa (Chukrasia tabularis A. Juss), Luận án PTS Khoa học Nông nghiệp, Viện KHLN Việt Nam, Hà nội.

10. Võ Văn Chi (1999), Cây cỏ có ích ở Việt Nam, tập I, NXB Giáo Dục, Hà Nội.

11. Hoàng Văn Chúc (2009), Nghiên cứu một số đặc điểm tái sinh tự nhiên loài Vối thuốc (Schima wallichii Choisy) trong các trạng thái rừng tự nhiên phục hồi ở tỉnh Bắc Giang, Luận văn thạc sỹ Lâm nghiệp, Trường Đại học Lâm

nghiệp, Hà Nội.

12. Hoàng Chung (2009), Các phương pháp nghiên cứu quần xã thực vật, NXB Giáo dục, Hà Nội.

13. Mạc Văn Chuyên, Trần Minh Hợi và Phạm Thành Trang (2011), Nghiên cứu đặc điểm phân bố, sinh thái, khả năng tái sinh của 3 loài lá kim tại Khu bảo tồn Xuân Liên, Thanh Hoá. Báo cáo Hội nghị khoa học toàn quốc Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật lần thứ 4, Hà Nội.

14. Ngô Quang Đê, Triệu Văn Hùng, Phùng Ngọc Lan, Nguyễn Hữu Vĩnh, Lâm Xuân Xanh, Nguyễn Hữu lộc (1992), Giáo trình Lâm sinh học, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

15. Trần Đức Dũng (2013), Nghiên cứu bảo tồn các loài cây thuộc ngành Thông (Pinophyta) tại Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Huống, tỉnh Nghệ An, Luận văn thạc sỹ khoa học Lâm nghiệp, Trường Đại học Lâm Nghiệp, Hà Nội

16. Nguyễn Thị Hương Giang (2009), Nghiên cứu đặc điểm cấu trúc và tái sinh của loài Vối thuốc (Schima wallichii Choisy) tự nhiên ở một số tỉnh miền núi phía Bắc, Luận văn thạc sỹ khoa học Lâm nghiệp, Trường Đại học Lâm nghiệp, Hà Nội.

17. Nguyễn Tiến Hiệp, Phan Kế Lộc, Nguyễn Đức Tố Lưu, P. I. Thomas, A.

Farjon, L. Averyanov &J. Regalado Jr. (2004), Thông Việt Nam: Nghiên cứu hiện trạng bảo tồn 2004, Fauna & Flora International, Chương trình Việt Nam, Hà Nội.

18. Phạm Hoàng Hộ (1999), Cây cỏ Việt Nam, quyển 1, NXB Trẻ, Hà Nội.

19. Trần Hợp (2002), Tài nguyên cây gỗ Việt Nam, NXB Nông nghiệp, TP Hồ Chí Minh.

20. Nguyễn Phi Hùng (2012), Nghiên cứu các đặc điểm sinh học và sinh thái loài Sa mộc dầu (Cunninghamia konishii Hayata) tại Vườn quốc gia Pù Mát, tỉnh Nghệ An, Luận văn thạc sỹ, Trường Đại học Lâm nghiệp, Hà Nội.

21. Đỗ Thị Quế Lâm (2003), Nghiên cứu đặc điểm sinh lý, sinh thái học của một số loại cây bản địa trồng dưới tán rừng trồng keo tai tượng (Pinus massonianna) và Keo lá tràm (Acacia auriculiformis) tại núi Luốt, trường Đại học Lâm nghiệp, Luận văn thạc sỹ khoa học Lâm nghiệp, Trường Đại học Lâm nghiệp, Hà Tây.

22. Nguyễn Ngọc Lâm (2012), Nghiên cứu một số đặc điểm tái sinh tự nhiên của loài Pơ mu tại KBTTN Nà Hẩu, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bãi, Luận văn thạc sỹ Khoa học Lâm nghiệp, Trường Đại học Lâm nghiệp, Hà Nội.

23. Nguyễn Đức Tố Lưu & P. Thomas (2004), Thông Việt Nam, NXB Thế giới, Hà Nội.

24. Trần Đình Lý (1993), 1900 loài cây có ích ở Việt Nam, NXB Viện sinh thái và Tài nguyên thực vật, Hà Nội.

25. Nguyễn Hoàng Nghĩa (2004), Các loài cây lá kim ở Việt Nam, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

26. Vương Hữu Nhị (2003), Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học và kỹ thuật tạo cây con Căm xe góp phần phục vụ trồng rừng ở Đắk Lắk, Tây Nguyên, Luận án Tiến sỹ Nông nghiệp, Hà Nội.

27. Đặng Hùng Phi (2010), Xác định các nhận tố sinh thái ảnh hưởng đến phân bố, tái sinh tự nhiên loài Pơ mu (Fokienia hodginsii (Dunn) A. Henry & H.

H. Thomas) tại VQG Chư Yang Sin, tỉnh Đắk Lắk, Luận văn thạc sỹ, Trường Đại học Tây Nguyên, Đắk Lắk.

28. Plaudy J. (1987), Rừng nhiệt đới ẩm, Văn Tùng dịch. Tổng luận chuyên đề số 8/1987. Bộ Lâm nghiệp.

29. Richards P. W (1968), Rừng mưa nhiệt đới, Vương Tấn Nhị dịch, NXB Khoa học, Hà Nội.

30. Sở Nông nghiệp và PTNT, Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Huống (2013), Báo cáo quy hoạch bảo tồn và phát triển bền vững rừng đặc dụng - Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Huống giai đoạn 2013-2020, Nghệ An.

31. Nguyễn Toàn Thắng (2008), Nghiên cứu một số đặc điểm lâm học của loài Dẻ Anh (Castanopsis piriformis Hickel&A. Camus) tại Lâm Đồng, Luận văn thạc sỹ Khoa học Lâm nghiệp, Trường Đại học Lâm nghiệp, Hà Nội.

32. Vũ Đình Thắng (2010), Nghiên cứu ảnh hưởng của điều kiện khí hậu đến sinh trưởng vòng năm của cây Pơ mu tại huyện Bắc Yên, tỉnh Sơn La, Luận văn thạc sỹ Khoa học Lâm nghiệp, Trường Đại học Lâm Nghiệp, Hà Nội.

33. Nguyễn Nghĩa Thìn (2008), Các phương pháp nghiên cứu thực vật,

NXB Đại học Quốc gia, Hà Nội.

34. Lê Văn Thuấn (2009), Nghiên cứu một số đặc điểm lâm học của loài Vối thuốc răng cưa (Schima superba Gardn. et Champ) tại Tây Nguyên, Luận văn thạc sỹ Lâm nghiệp, Trường Đại học Tây Nguyên, Đắk Lắk.

35. Nguyễn Thị Phương Trang (2012), Nghiên cứu đa dạng di truyền quần thể nhằm mục đích bảo tồn hai loài Pơ mu (Fokienia hodginsii (Dunn) A. Henry

& H. H. Thomas) và Sa mộc dầu (Cunninghamia konishii Hayata), mối quan hệ họ hàng của một số loài trong họ Hoàng đàn (Cupressaceae) ở Việt Nam. Luận án Tiến sỹ Sinh học, Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật – Viên Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Hà Nội.

36. Lê Phương Triều (2003), Nghiên cứu một số đặc điểm sinh vật học loài cây Trai lý tại Vườn quốc gia Cúc Phương, Luận văn thạc sỹ khoa học Lâm nghiệp, Trường Đại học Lâm nghiệp, Hà Tây.

37. Trần Minh Tuấn (1997), Bước đầu nghiên cứu một số đặc tính sinh vật học loài Phỉ ba mũi làm cơ sở cho việc bảo tồn và gây trồng tại Vườn quốc gia Ba Vì – Hà Tây, Luận văn thạc sỹ Khoa học Lâm nghiệp, Trường Đại học Lâm nghiệp, Hà Tây.

Tiếng Anh

38. IUCN (2012), The IUCN Red List of Threatened Species. Version 3.1.

39. Odum E. P (1971), Fundamentals of ecology, 3rd edition saunders New York.

40. Vansteenis. J (1958), Basic principles of rain forest Sociology, Study of tropical vegetation proceedings of the Kandy Symposium UNESSCO.

41. Sen-Sung Cheng, Chun-Ya Lin, Ying-Ju Chen, Min-Jay Chungand Shang- Tzen Chang (2014), Insecticidal activities of Cunninghamia konishii Hayata against Formosan subterranean termite, Coptotermes formosanus (Isoptera:

Rhinotermitidae), Pest Management Science.

42. Sen-Sung Cheng, Min-Jay Chung, Chun-Ya Lin, Ya-Nan Wang, and Shang-Tzen Chang (2011), Phytochemicals from Cunninghamia konishii Hayata Act as Antifungal Agents, National Taiwan University, Taiwan.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học và thực trạng bảo tồn loài Pơ mu (Fokienia hodginsii (Dunn) A. Henry et Thomas) (Trang 58 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)