Những thành tựu đạt được trong HNKTQT hiện nay

Một phần của tài liệu TỔNG QUAN VỀ HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ (Trang 21 - 24)

Xét về các chỉ số cạnh tranh của nền kinh tế, VN xếp thứ 48/53 nước được xem xét năm 1999, 53/59 nước năm 2000, 60/75 nước năm 2001 ; 65/80 năm 2002 nước tham gia xếp hạng. Năm 2004 giảm 17 bậc so với năm 2003, năm 2005

giảm tiếp 4 bậc so với năm 2004 trong các nước xếp hạng, và theo công bố mới đây ngày 31/10 VN được xếp hạng thứ 68/131 quốc gia và vùng lãnh thổ về khả năng cạnh tranh toàn cầu (theo đánh giá của Diễn đàn Kinh tế thế giới - WEF) Do hội nhập, kim ngạch xuất khẩu hàng hoá đã tăng từ 2,4 tỷ USD trong năm 1990 lên trên 5,4 tỷ USD năm 1995, lên gần 14,5 tỷ USD năm 2000, lên gần 32,5 tỷ USD năm 2005, lên trên 39,8 tỷ USD trong năm 2006 và có khả năng đạt 47,5 tỷ USD trong năm 2007. Kim ngạch nhập khẩu cũng tăng đáng kể từ 2,75 tỷ USD năm 1990 lên đến 44,41 tỷ USD năm 2006, riêng 7 tháng đầu năm nay thì tổng kim ngạch nhập khẩu đã là 32.24 tỷ USD, và sẽ còn tiếp tục tăng trong những tháng tiếp theo. Nhiều nhóm mặt hàng xuất khẩu chủ lực đã đạt kim ngạch trên 1 tỷ USD như dầu thô, hàng dệt may, thuỷ sản và giày dép. Cơ cấu hàng xuất khẩu có nhiều chuyển biến tích cực, tỷ trọng hàng công nghiệp xuất khẩu đạt trên 40% tổng kim ngạch xuất khẩu (trong khi đầu những năm 90 chỉ ở mức dưới 30%). Thị trường không ngừng được mở rộng, từ chỗ chỉ có quan hệ thương mại với các nước Đông Âu là chính, đến nay VN đã có quan hệ kinh tế thương mại với hơn 200 nước và vùng lãnh thổ. ( www.mofa.gov.vn )

Tăng cường thu hút đầu tư nước ngoài và viện trợ phát triển (ODA): Bằng chính sách đầu tư hấp dẫn, đến nay, đã có trên 78 nước và vùng lãnh thổ đầu tư vào VN, trong đó có nhiều công ty và tập đoàn lớn có tiềm lực tài chính - công nghệ, góp phần thay đổi trình độ sản xuất của nước ta. Trong 9 tháng đầu năm nay đã có 47 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư. Về nguồn ODA, hơn 4,4 tỷ USD là mức cam kết mà các nhà tài trợ dành cho VN năm 2007. Lượng vốn thực hiện trong 9 tháng qua ước đạt hơn 3 tỷ USD tăng khoảng 20% so với cùng kỳ năm trước và là mức cao nhất từ trước tới nay. (Báo Nhân dân ngày 21/11/2007) Hội nhập giúp ta tiếp thu khoa học kỹ thuật và công nghệ quản lý tiên tiến, góp phần đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý kinh doanh và công nhân kỹ thuật lành nghề.

Với những thành tựu đạt được trên các lĩnh vực xuất nhập khẩu, thu hút đầu tư và hỗ trợ tài chính quốc tế, HNKTQT thời gian qua đã góp phần đáng kể đảm bảo tăng trưởng cao của nền kinh tế VN. Tạo thêm được 350.000 việc làm mới, cải thiện đời sống nhân dân. Cơ cấu của nền kinh tế cũng có những bước tiến bộ rõ rệt, tỷ trọng công nghiệp trong GDP đạt trên 36%, dịch vụ trên 39% và nông lâm

ngư nghiệp 24%, từng bước tạo ra được một nền kinh tế mở, năng động, có khả năng thích ứng với những thay đổi diễn ra trong nền kinh tế thế giới.

Khái quát một vài con số cụ thể về kinh tế VN trong 9 tháng đầu năm nay

Đầu tư: ước đạt 334,8 nghìn tỷ đồng, tăng 16,3% so với cùng kỳ năm trước. Ước tính cả năm 2007, khối lượng vốn đầu tư toàn xã hội thực hiện có thể đạt 465 nghìn tỷ đồng, bằng 40,9% tổng sản phẩm trong nước và tăng 16,6% so với năm 2006. Từ đầu năm đến 22/9/2007 đã cấp phép 1045 dự án đầu tư trực tiếp vốn nước ngoài với tổng vốn đăng ký 8,29 tỷ USD, nếu tính cả 1,32 tỷ USD vốn đăng ký bổ sung của 274 dự án được cấp phép các năm trước thì tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đăng ký trong 9 tháng lên tới 9,61 tỷ USD, tăng 38% so với cùng kỳ năm trước. Dự kiến cả năm 2007 vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ước đạt 13 tỷ USD.

Sản xuất công nghiệp: Ước tính 17,1% so với cùng kỳ năm trước. Ước tính cả năm 2007, giá trị sản xuất công nghiệp tăng 17,2% so với năm 2006

Nông, lâm, ngư nghiệp: Ước tính chung, giá trị sản xuất nông lâm nghiệp và thuỷ sản 9 tháng năm 2007 tăng gần 4,2% so với cùng kỳ năm ngoái, trong đó nông nghiệp tăng 2,6%; lâm nghiệp tăng 1,1% ; thuỷ sản tăng 9,6%. Ước đạt cả năm 2007 của khu vực này có thể đạt tốc độ tăng trưởng 4,3% trong đó nông nghiệp tăng 2,8%; lâm nghiệp tăng 1,1% và thuỷ sản tăng 9,8%.

Xuất nhập khẩu: Ước tính đạt 35,2% tỷ USD, tăng 19,4% so với 9 tháng năm 2006, trong đó khu vực kinh tế trong nước xuất khẩu 15,4 tỷ USD, tăng 24,9% ; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (không kể dầu thô) đạt trên 14 tỷ USD, tăng 31,7%.

Du lịch: Lượng khách quốc tế đến Việt Nam 9 tháng qua ước đạt 3,2 triệu lượt người, tăng 18,5% so với 9 tháng năm 2006, trong đó: khách đến du lịch, nghỉ ngơi gần 2 triệu lượt người, tăng 28,9%; khách đến vì công việc 481,4 nghìn lượt người, tăng 14,2%; khách thăm thân nhân 455,7 nghìn lượt người tăng 4,5%.

Từ những con số trên có thể thấy những thành tựu tương đối mà Việt Nam đạt được trong thời gian gần đây, và nó cũng chứng tỏ rằng nền kinh tế VN đang ngày càng phát triển.

Một phần của tài liệu TỔNG QUAN VỀ HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ (Trang 21 - 24)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(37 trang)
w