Đặc điểm kinh tế - xã hội

Một phần của tài liệu Cơ sở lý luận và thực tiễn vấn đề quản lý và sử dụng đất đai (Trang 24 - 28)

CHƯƠNG 2. Thực trạng quản lý và sử dụng đất tại xã Cô Ba

I. Đặc điểm tình hình xã Cô Ba

2. Đặc điểm kinh tế - xã hội

2.1. Đặc điểm kinh tế:

2.1.1. Ngành trồng trọt:

Trồng trọt là ngành đóng vai trò chủ đạo trong cơ cấu kinh tế của xã.

Trong mấy năm gần đây nhờ áp dụng kỹ thuật và giống mới nên năng suất, sản lượng một số loại cây trồng chính ở địa phương đã tăng lên, cụ thể ở bảng sau:

Bảng 1: Diện tích, năng suất, sản lượng một số cây trồng chính xã Cô Ba Loại cây Chỉ tiêu Đơn vị

tính

Năm

2009 2010 2011

Lúa mùa

Diện tích Năng suất Sản lượng

Ha Tạ/ha

Tấn

199,45 24,00 286,68

199,45 25,50 304,60

201,22 30,20 607,02 Ngô

Diện tích Năng suất Sản lượng

Ha Tạ/ha

Tấn

402,00 22,00 884,00

405,30 24,50 993,00

410,00 26,00 1106,60 Đỗ tương

Diện tích Năng suất Sản lượng

Ha Tạ/ha

Tấn

45,00 14,0 63,00

47,00 16,00 75,20

50,00 18,00 90,0

Qua bảng 1 cho thấy cây sản xuất của xã vẫn còn độc canh, tự cung tự cấp, cây trồng đem lại hiệu quả kinh tế cao chưa có. Mặc dù trong 3 năm qua đã có sự tăng trưởng cả về diện tích, năng suất, sản lượng nhưng không nhiều.

Đặc biệt năng suất cây lương thực của xã còn chưa cao, điều đó chứng tỏ ngành trồng trọt của xã vẫn chưa được quan tâm, chưa được đầu tư nhiều, sản xuất của bà con vẫn chủ yếu dựa vào thiên nhiên. Bình quân lương thực đầu người của xã mới chỉ đạt 216kg/người/năm. Trong thời gian tới xã cần mở rộng diện tích đất gieo trồng cây lương thực, nhất là những cây mang lại giá

trị kinh tế cao và áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất như: Giống mới, bón phân hợp lý, đủ liều lượng để vừa bồi bổ đất vừa nâng cao năng suất cây trồng.

2.1.2. Ngành chăn nuôi:

Ngành chăn nuôi của xã phát triển theo hình thức chăn nuôi hộ gia đình, tận dụng sản phẩm dư thừa của ngành trồng trọt và cung cấp sức kéo, phân bón cho cây trồng, số liệu cụ thể được minh hoạ ở bảng 2.

Bảng 2: Tổng đàn gia súc, gia cầm xã Cô Ba qua 3 năm

Tên vật nuôi Đơn vị tính Năm

2009 2010 2011

Trâu Con 193 265 356

Bò Con 1.569 1.653 1.340

Ngựa Con 211 229 275

Dê Con 18 21 35

Lợn Con 1.532 1.622 1.708

Gà Con 7.400 7.593 7.785

Vịt Con 6.505 6.600 6.747

Ngành chăn nuôi của xã đã có sự tăng trươnge trong 3 năm qua tuy nhiên mới chỉ dừng lại ở mức phục vụ đời sống nhân dân, chưa mang đặc điểm sản xuất hàng hoá. Để nâng cao năng suất chăn nuôi, nâng cao tổng đàn gia súc, gia cầm địa phương cần đẩy mạnh phát triển chăn nuôi đại gia súc, phát triển mạnh đàn gia cầm, đưa lên thành quy mô sản xuất hàng hoá phục vụ nhu cầu thịt cho thị trấn và các xã lân cận. Tận dụng triệt để lợi thế về vị trí địa lý gần huyện lỵ, bên cạnh đó cần chý ý đến công tác phòng dịch, chăm sóc sức khoẻ cho đàn gia súc nhất là trong giai đoạn hiện nay khi dịch bệnh gia súc, gia cầm như: Cúm gia cầm, cúm lợn, lợn tai xanh, lở mồm long móng,… đang hoành hành, thời tiết diễn biến thất thường, rét đậm rét hại,… ảnh hưởng đến sức khoẻ đàn gia súc, gia cầm.

2.1.3. Ngành nghề khác:

Nhân dân trong xã chủ yếu làm nghề nông, các ngành nghề khác chưa phát triển. Một số hộ gia đình có thêm nghề làm đậu, xay xát, may mặc, sản xuất nguyên vật liệu.

2.1.4. Cơ sở vật chất kỹ thuật:

- Giao thông: Xã có một tuyến đường liên xã dài 12 km, rộng 6 m hiện mới được đổ bê tông, hệ thống đường liên thôn, liên xóm đang là đường đất trải cấp phối, bề rộng mặt đường còn nhỏ chưa đáp ứng nhu cầu đi lại, giao lưu của người dân địa phương với nhau và với các địa phương khác.

- Thuỷ lợi: Do là xã miền núi nên hệ thống thuỷ lợi của xã không được quan tâm phát triển, ruộng chủ yếu là ruộng bậc thang nên người dân tưới tiêu bằng cách dùng ống bương, ống tre dẫn nước từ suối về ruộng hoặc trông vào các trận mưa lớn. Địa bàn xã có khoảng 5,7 km kênh mương những chưa được bê tông hoá.

- Xây dựng cơ bản: Hệ thống cơ sở hạ tầng của xã cũng chưa được đầu tư xây dựng kiên cố, ngoài trạm y tế xã và trường mầm non đã được xây dựng kiên cố trong các năm 2008, 2010 thì đến nay, trụ sở UBND xã, Trường THCS, Trường Tiểu học, các Nhà văn hoá thôn, bản,… chưa được xây dựng kiên cố, chủ yếu là nhà cấp 4 và nhà đất, tranh tre nứa lá, nhà học tạm.

- Hệ thống điện: Năm 2009, nhờ sự quan tâm của cấp uỷ đảng, chính quyền các cấp, điện lưới quốc gia đã kéo về đến xã mang lại ánh sáng cho người dân. Thông qua đó, các hoạt động văn hoá xã hội, kinh tế trên địa bàn có điều kiện phát triển hơn.

- Bưu chính viễn thông: Trên địa bàn xã có một điểm bưu điện văn hoá xã.

Tuy nhiên trên toàn xã chưa có mạng internet, sóng điện thoại các mạng viễn thông VINAPHONE, MOBIPHONE, VIETTEL rất yếu không đủ phục vụ nhu cầu thông tin liên lạc của người dân.

2.2. Điều kiện xã hội:

2.2.1. Tài nguyên nhân văn:

Tính đến hết năm 2011, trên địa bàn xã có 6 dân tộc sinh sống gồm: Tày, Nùng, H’Mông, Lô Lô, Dao đỏ, Quý Châu. Trong đó, dân tộc Tày chiếm 74%

tổng số dân, dân tộc Nùng chiếm 10%, dân tộc H’Mông chiếm 8%, dân tộc Dao chiếm 5%, 3% còn lại là các dân tộc khác. Các dân tộc có nhiều phong tục tập quán, nhiều nét đẹp văn hoá khác nhau. Người dân trong xã luôn phát

huy truyền thống dân tộc, đoàn kết thống nhất, giúp nhau làm kinh tế, xoá đói giảm nghèo.

2.2.2. Hệ thống chính trị:

Đảng uỷ xã Cô Ba là một tổ chức cơ sở đảng hai cấp trực thuộc huyện uỷ Bảo Lạc. Hiện có 7 Chi bộ trực thuộc với tổng số 93 đảng viên đang sinh hoạt, công tác tại địa phương. Trong nhiệm kỳ qua, Đảng bộ xã đã thực hiện tốt vai trò lãnh đạo toàn bộ hệ thống chính trị của xã thực hiện các nhiệm vụ kinh tế xã hội và được huyện uỷ công nhận là tổ chức đảng trong sạch vững mạnh.

HĐND và UBND xã với vai trò, nhiệm vụ của mình đã thực hiện tốt việc quản lý các hoạt động kinh tế xã hội trên địa bàn, nâng cao đời sống nhân dân, phát triển kinh tế, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng,…

Mặt trận tổ quốc và các đoàn thể nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng uỷ xã đã làm tốt vai trò là tổ chức đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho đoàn viên, hội viên của mình. Bên cạnh đó cũng làm tốt chức năng giám sát và phản biện xã hội trong quá trình tham gia quản lý xã hội tại địa phương.

Cùng với nhân dân cả nước, nhân dân trong toàn xã đã đoàn kết dưới sự lãnh đạo của cấp uỷ đảng, chính quyền từ tỉnh đến huyện và xã vượt qua khó khăn thách thức hoàn thành cơ bản các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội cũng như các nhiệm vụ chính trị của địa phương từng bước nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân.

2.2.3. Dân số và lực lượng lao động:

Theo số liệu thống kê năm 2010, dân số của xã là 2.936 người với 519 hộ trong đó số người trong độ tuổi lao động là 1.174 người, chiếm 40% tổng số nhân khẩu trong toàn xã. Tỷ lệ tăng dân số của xã năm 2011 là 2,2% đây là mức tăng dân số quá cao so với mức trung bình của cả nước. Đây cũng là một nguyên nhân lớn gây áp lực lên việc quản lý và sử dụng đất đai tại địa phương. Xã tuy có nguồn lực lao động dồi dào nhưng trình độ dân trí thấp,

không có nghề phụ nên kinh tế khó phát triển, số hộ nghèo và đói thực tế vẫn còn cao.

2.2.4. Các hoạt động văn hoá thể thao, giáo dục, y tế:

Phong trào tập luyện thể dục thể thao, các hoạt động văn hoá văn nghệ nhìn chung được duy trì rộng khắp, phát triển phong phú đa dạng với nhiều hình thức. Các hoạt động văn hoá dân tộc, lễ hội văn hoá truyền thông được phục hồi và gìn giữ, các phương tiện thông tin đại chúng gần đây đã được phát triển góp phần quan tọng trong việc tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đến người dân.

Hoạt động giáo dục, y tế trong mấy năm gần đây nhờ sự quan tâm, giúp đỡ của Nhà nước nên đã được đầu tư nhiều hơn, chất lượng giáo dục, y tế đang từng bước được nâng cao.

Một phần của tài liệu Cơ sở lý luận và thực tiễn vấn đề quản lý và sử dụng đất đai (Trang 24 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(46 trang)
w