Giao tiếp phi ngôn ngữ trong phỏng vấn

Một phần của tài liệu giao tiếp phi ngôn ngữ trong cuộc sống (Trang 28 - 31)

Hình 2.1: giao tiếp phi ngôn ngữ trong phỏng vấn

Giao tiếp phi ngôn ngữ trong công sở quan trọng là thế, vậy trong phỏng vấn thì sao? Yếu tố cần thiết trong phỏng vấn là bạn phải có một giọng nói tốt, biết cách ăn nói. Thế nhưng chúng ta không thể phủ nhận và phớt lờ tầm quan trọng của nét mặt, ánh mắt, tư thế, điệu bộ…Trong cuộc phỏng vấn, lời nói có thể không phải là tất cả, không phải lúc nào con người cũng có thể dùng lời nói để diễn đạt suy nghĩ của mình.

Ngoài những kỹ năng về kiến thức còn gọi là kỹ năng cứng thì còn có kỹ năng mềm, nó là yếu tố vô cùng quan trọng và không thể thiếu để tạo nên thành công. Biết cách vận dụng và vận dụng hiệu quả sẽ là cách để bạn ghi điểm trong mắt người khác và tạo ấn tượng riêng cho mình. Cuộc sống của chúng ta là cả một quá trình tìm tòi và học hỏi. Không chỉ có những điều lớn lao mới nên tiếp thu mà hãy bắt đầu từ những điều nhỏ bé mà quan trọng. Hãy nhìn cuộc sống xung quanh một cách kỹ lưỡng hơn, bạn sẽ thấy mình biết được nhiều điều vô cùng ý nghĩa. Và phỏng vấn cũng như vậy, luôn luôn kết hợp giữa ngôn ngữ và phi ngôn ngữ để tạo nên ấn tượng đối với nhà tuyển dụng.

2.1. Giọng nói và nụ cười:

Trong cuộc phỏng vấn, bạn không nên đùa cợt với người tuyển dụng, nhưng những câu bạn nói phải có sự sôi nối và tính tương tác. Ví dụ như bạn bày tỏ mong ước được làm việc ở công ty nhưng lại không thể hiện bất kỳ sự nhiệt tình nào trong câu nói đó, chắc chắn những gì bạn nói sẽ không có tính thuyết phục. Lời nói của bạn phải rõ ràng, âm lượng vừa đủ để người phỏng vấn có thể nghe thấy.

Vì vậy, lời khuyên đầu tiên là hãy giữ một chất giọng hào hứng, sôi nổi và một nụ cười vừa phải suốt buổi phỏng vấn. Nhớ rằng đừng bao giờ đánh giá thấp tầm quan

GVHD: Lê Thị Hải Vân xxviii Nhóm thực hiện: Áo trắng

trọng của nụ cười. Không chỉ thể hiện sự nhiệt tình, vui tươi, nụ cười còn giúp bạn cảm thấy thoải mái hơn rất nhiều.

2.2. Cách bắt tay:

Hình 2.3: Cách bắt tay đúng

Đây là sự thể hiện đầu tiên của bạn đối với nhà tuyển dụng. Nếu khi người phỏng vấn bắt tay bạn và họ chỉ nhận lại một cái bắt tay lỏng lẻo và thiếu sinh lực - đây không phải là một khởi đầu tốt đối với bạn. Bạn phải nắm một cách vững chắc.

Khi bắt tay không nên cúi sát người xuống quá, nếu là người nhỏ tuổi hơn thì tay còn lại của bạn không nên để không mà hãy để nhẹ chỗ cổ tay. Điều đó thể hiện sự tôn trọng đối với họ. Với nữ khi bắt tay cần thể hiện sự mạnh mẽ và không thua kém phái mạnh của mình. Không phải vì mình là nữ mà bắt tay một cách e thẹn hay dè dặt, yếu ớt. Bàn tay bạn phải khô và ấm. Vậy nên, bạn hãy rửa tay với nước mát trước khi đến chỗ phỏng vấn, và dùng nước ấm nếu tay bạn bị lạnh.

2.3. Cử chỉ, điệu bộ:

Khi bước vào phòng phỏng vấn, một trong những cái gây sự chú ý đầu tiên cho nhà tuyển dụng là dáng đi. Khi đi, lưng phải thẳng, đi tự nhiên, sải bước chân vừa đủ dài, tự tin, đi nhẹ nhàng, đầu ngẩng cao và ngực hơi ưỡn ra. Nếu có run thì đừng để cho người phỏng vấn thấy sự lung túng trên đôi chân của bạn, đi một cách có sức sống.

Nếu một dáng đi “lừ đừ” thì sẽ gây cảm giác mệt mỏi nơi người tuyển dụng.

Tư thế ngồi cũng vậy, ngồi một cách dứt khoát, chắc chắn, nghiêm trang. Khi ngồi thì hai tay có thể đặt lên đùi hoặc trên bàn, lưng và đầu thẳng để tỏ ra mình là người có tinh thần cao, luôn luôn sẵn sàng cho mọi việc. Tuy nhiên đừng ngồi theo kiểu “robot”. Nếu thấy mệt thì có thể tựa lưng vào ghế nhưng không được duỗi thẳng hai chân ra, tránh tư thế nữa nằm nữa ngồi. Không nên ngồi nghiêng sang một bên.

Đối với nữ khi mặc váy có thể cùng nghiêng hai chân mình qua một bên, tránh ngồi bắt chéo chân khi mặc váy và ngồi trước mặt nhà tuyển dụng. Như vậy sẽ gây cho họ cảm giác khó chịu và phản cảm.

Khi đứng thì phải thể hiện được sự đứng đắn và tràn trề sức sống, đầy năng lượng. Để tự tin hơn khi đi phỏng vấn, hãy dành một ít thời gian đứng trước gương và kiểm tra lại dáng vẻ của mình.

2.4. Ánh mắt:

Trong phỏng vấn, ánh mắt cũng đóng vai trò rất quan trọng tạo nên sự thành công. Hãy nhìn thẳng vào mắt người phỏng vấn khi trò chuyện, một ánh nhìn tin cậy nhưng không soi mói. Nhưng không cần phải nhìn chằm chằm vào nhà tuyển dụng nhưng hãy chắc rằng bạn phải thường xuyên để ý tới ánh mắt họ. Tránh nhìn xung quanh khi trò chuyện, bởi vì điều này sẽ “làm lộ” sự bồn chồn hoặc thiếu sự tự tin ở bạn.

2.5. Bàn tay:

Trong phỏng vấn cần phải biết kết hợp hài hòa giữa ngôn ngữ nói và ngôn ngữ cơ thể. Quan trọng hơn đó là cử chỉ của bàn tay. Điệu bộ và cách nói chuyện nơi bàn tay cần phải tự nhiên tuy nhiên cũng giữ ở mức độ vừa phải. Nếu mải mê với cử chỉ bàn tay, bạn sẽ bị sao nhãng, không tập trung đến các cử chỉ khác. Cử chỉ nơi bàn tay không thể thiếu trong một cuộc phỏng vấn, tuy nhiên cần phải tránh những động tác bất cẩn như để tay chạm vào môi khi trò chuyện. Bạn cần phải biết sử dụng một vài cử chỉ và điệu bộ hợp lý trong khi phỏng vấn, nó sẽ giúp bạn “kiếm điểm” với nhà tuyển dụng. Khi biết dung hòa giữa ngôn ngữ nói và cử chỉ nơi bàn tay thì sẽ tạo cho bạn một sự tự tin cần thiết. Nó giúp các nhà tuyển dụng có cái nhìn thiện cảm hơn đối với bạn.

2.6. Những hành động vô thức:

Bên cạnh những cử chỉ điệu bộ giúp ghi điểm trong giao tiếp nói chung và phỏng vấn nói riêng, thì vẫn còn tồn tại không ít những hành động vô thức của con người. Một cử chỉ nhỏ như vuốt tóc, mân mê một món đồ trên tay có thể khiến bạn dễ thương hơn khi đi chơi đâu đó nhưng sẽ làm nhà tuyển dụng có cái nhìn thiếu thiện cảm đối với bạn. Những hành động như bấm bút lách cách, mân mê vạt áo hay gõ

GVHD: Lê Thị Hải Vân xxx Nhóm thực hiện: Áo trắng

chân, rung đùi, gãi đầu gãi tai lộ vẻ sốt ruột, lo lắng và thiếu tự tin cũng khiến bạn mất điểm trong mắt nhà tuyển dụng.

Một phần của tài liệu giao tiếp phi ngôn ngữ trong cuộc sống (Trang 28 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(34 trang)
w