CHƯƠNG 2- CÁC DẠNG CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP VỀ SÔNG NGÒI
I. Các bài tập vận dụng
3. Mô tả chế độ nước của một con sông
Sông ngòi là dòng chảy thường xuyên và liên tục trong đó dòng chảy nước là quan trọng nhất, thể hiện sức sống của một con sông.
GV hướng dẫn HS mô tả chế độ nước của con sông theo dàn ý sau:
- Tổng lưu lượng nước
- Chế độ nước đơn giản hay phức tạp.
+ Mùa lũ:
. Thời đoạn lũ (số tháng trong mùa lũ, vào mùa nào trong năm) . Lượng nước mùa lũ chiếm bao nhiêu phần trăm lượng nước cả năm . Lưu lượng nước trung bình các tháng mùa lũ
. Đỉnh lũ (mấy đỉnh, vào tháng mấy, tổng lượng nước so với cả năm và so với đỉnh cạn)
Cường độ lũ: lên nhanh rút nhanh, lên chậm rút chậm, lên nhanh rút chậm ....
+ Mùa cạn:
. Thời đoạn cạn (số tháng trong mùa cạn, vào mùa nào trong năm) . Lượng nước mùa cạn chiếm bao nhiêu phần trăm lượng nước cả năm . Lưu lượng nước trung bình các tháng mùa cạn
. Tháng kiệt nhất (tháng mấy, tổng lượng nước so với cả năm và so với đỉnh lũ)
+ Sự tương phản giữa hai mùa lũ và cạn.
b. Ví dụ
Câu 1: Dựa vào bảng số liệu sau, hãy nhận xét chế độ nước của mỗi hệ thống sông?
Lưu lượng dòng chảy của sông Hồng (Sơn Tây), sông Cửu Long (Mĩ Thuận) (Đơn vị: m3/s)
Tháng I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII
Sông
Hồng 1318 1100 914 1071 1893 4692 7986 9246 6690 4122 2813 1746 Sông
Cửu Long
13570 6840 1570 1638 2920 10360 18860 21400 27500 29000 22000 23030
* Sông Hồng
+ Tổng lưu lượng nước tương đối lớn: 43591 (m3/s) + Sự phân mùa lũ – cạn:
~ Mùa lũ: Thời gian từ tháng VI đến tháng X, với tổng lượng nước 32736 m3/s chiếm 75,1% tỉ lệ lưu lượng nước cả năm, tháng lớn nhất là tháng VIII đạt 9246 m3/s (21,21 % lượng nước cả năm)
~ Mùa cạn: Thời gian từ tháng XI đến tháng V, với tổng lượng nước 10855 m3/s chiếm 24,9% tỉ lệ lưu lượng nước cả năm, tháng thấp nhất là tháng III (chiếm 2,1 % lưu lượng nước cả năm)
+ Mức độ tương phản hai mùa lũ – cạn khá sâu sắc: lưu lượng nước mùa lũ gấp 3,01 lần mùa cạn (tháng lũ lớn nhất gấp 10,12 lần lưu lượng tháng kiệt nhất)
* Sông Cửu Long
- Lưu lượng nước sông Cửu Long lớn (tổng 178688 m3/s)
- Sự phân mùa của chế độ thuỷ văn: có một mùa lũ và một mùa cạn
+ Mùa lũ: kéo dài 6 tháng (VII - XII), với tổng lượng nước 141790m3/s, chiếm gần 80% lưu lượng cả năm, tháng đỉnh lũ là tháng X với lưu lượng nước trung bình đạt 29000 m3/s (16,2% lượng nước cả năm).
+ Mùa cạn: từ tháng I – VI, chiếm 20% lưu lượng nước cả năm, tháng kiệt nhất là tháng III (lưu lượng nước chỉ đạt 1570 m3/s chiếm 0,9% lượng nước cả năm).
- Sự chênh lệch lượng dòng chảy giữa 2 mùa cao (lưu lượng nước mùa lũ gấp 4 lần mùa cạn), tháng đỉnh lũ gấp 18,5 lần tháng kiệt nhất.
Kết luận: chế độ nước đơn giản với 1 mùa lũ và một mùa cạn
Câu 2: Cho bảng lưu lượng nước của sông Hồng tại 2 trạm Sơn Tây và Hà Nội (m3/s). Hãy so sánh chế độ nước sông Hồng tại 2 trạm?
Lưu lượng nước của sông Hồng tại 2 trạm Sơn Tây và Hà Nội (m3/s)
Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
Sơn Tây
1318 1100 914 1071 1893 4692 7986 9246 6690 4122 2813 1746 Hà Nội 1040 885 765 889 1480 3510 5590 6660 4990 3100 2190 1370
Lưu ý: Đây là câu hỏi so sánh nên cần chỉ ra điểm giống và khác nhau về chế độ nước của hai trạm. Tiêu chí so sánh các em có thể sử dụng theo dàn ý về trình bày chế độ nước của sông ngòi.
- Khái quát về vị trí địa lí của 2 trạm: Đều nằm ở phần hạ lưu của sông Hồng.
Trạm Sơn Tây nằm phía trên trạm Hà Nội.
- Giống nhau: Đều có tổng lưu lượng nước, lưu lượng nước trung bình các tháng lớn; và có sự phân hoá chế độ nước trong năm với thời kì mùa lũ và mùa cạn trùng nhau: mùa lũ đều bắt đầu từ tháng 6, kết thúc ở tháng 10 (kéo dài 5 tháng); còn mùa cạn từ tháng 11 đến tháng 5 năm sau (kéo dài 7 tháng). Tháng đỉnh lũ đều là tháng 8 còn tháng cạn nhất đều là tháng 3.
- Khác nhau:
+ Về tổng lưu lượng nước và lưu lượng nước trung bình các tháng: tại Trạm Sơn Tây, sông Hồng có tổng lưu lượng nước và lưu lượng nước trung bình các tháng đều cao hơn trạm Hà Nội: tổng lưu lượng nước tại trạm Sơn Tây là 43591m3/s, lưu lượng nước trung bình tháng là 3632,6m3/s gấp 1,34 lần tổng lưu lượng và lưu lượng nước trung bình các tháng của Hà Nội (tổng là 32469 m3/s, TB tháng là 2705,8 m3/s).
+ Về tổng lưu lượng nước thời kì mùa lũ: trạm Sơn Tây là 32736m3/s chiếm 75% tổng lưu lượng nước năm cao hơn trạm Hà Nội (tại trạm Hà Nội chỉ đạt 23850m3/s chiếm 73% tổng lưu lượng nước năm)
+ Về tổng lưu lượng nước thời kì mùa cạn: trạm Sơn Tây là 10855m3/s chiếm 25% tổng lưu lượng nước năm cao hơn trạm Hà Nội (tại trạm Hà Nội chỉ đạt 8619m3/s chiếm 27% tổng lưu lượng nước năm).
+ Về sự chênh lệch tháng đỉnh lũ với tháng cạn nhất: trạm Sơn Tây có mức chênh lệch cao hơn trạm Hà Nội: ở trạm Sơn Tây là 10,1 lần còn trạm Hà Nội là 8,7 lần.
- Kết luận: Mặc dù chế độ nước cùng có sự phân hoá khá sâu sắc, rõ rệt nhưng chế độ nước sông Hồng tại trạm Hà Nội điều hoà hơn chế độ nước sông Hồng tại trạm Sơn Tây.
Câu 2: Dựa vào hiểu biết và bảng số liệu trên hãy chỉ ra sự khác nhau về đặc điểm mùa lũ trên các lưu vực sông của nước ta?
Lưu lượng dòng chảy của một số sông nước ta (m3/giây).
Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Năm
Sông Hồng
1940 885 765 899 1480 3510 5990 666 0
4990 3100 2190 1370 2710 Sông Ba 129 77,1 47,3 44,9 85,0 170 155 250 366 682 935 332 273 Đồng
Nai
103 66,2 48,4 59,8 127 417 751 134 5
1317 1279 594 239 532
Lưu ý: Đề bài chỉ hỏi sự khác nhau về đặc điểm mùa lũ, không cần nêu đặc điểm mùa cạn. HS trình bày theo các tiêu chí đặc điểm mùa lũ
+ Thời gian mùa lũ:
Sông Hồng: mùa lũ bắt đầu sớm nhất (từ tháng 6 đến tháng 10) vào mùa hè dài 5 tháng.
Sông Ba: mùa lũ vào thu đông từ tháng 9 đến 12 – kéo dài 4 tháng.
Sông Đồng Nai: mùa lũ thu đông (tháng 7 đến 11) kéo dài 4 tháng.
+ Lượng nước mùa lũ: sông Hồng lớn hơn sông Đồng Nai và sông Ba
+ Tháng lũ cao nhất: sông Hồng tháng 8, sông Đồng Nai vào tháng 10 còn sông Ba vào tháng 12
+ Sự chênh lệch tháng lũ cao nhất và thấp nhất : sông Đồng Nai lớn nhất (27,7 lần), sông Hồng nhỏ nhất (8,7 lần)