Giải thích chế độ nước sông

Một phần của tài liệu chuyên đề sông ngòi đại cương (Trang 42 - 45)

CHƯƠNG 2- CÁC DẠNG CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP VỀ SÔNG NGÒI

II. Các bài tập giải quyết vấn đề

1. Giải thích chế độ nước sông

Thứ nhất HS cần biết được đặc điểm chính của hệ thống sông hoặc lãnh thổ thủy văn mà đề bài yêu cầu có ảnh hưởng đến chế độ nước sông như nơi bắt nguồn, nguồn cung cấp nước, chiều dài - diện tích lưu vực, dòng chính, các phụ lưu & chi lưu, hình dạng lưới sông, hướng chảy, các hồ lớn trên sông, các miền địa hình sông chảy qua, độ dốc, đặc điểm lớp phủ thực vật nơi sông chảy qua.... Thứ hai, HS cần thông hiểu các nhân tố ảnh hưởng đến chế độ nước sông.

Cuối cùng ta chọn lọc xem đâu là nhân tố quyết định đến đặc điểm chế độ nước của hệ thống sông hoặc lãnh thổ thủy văn đó. Thông thường nhân tố quan trọng nhất quyết định chế độ nước sông là nguồn cung cấp nước, sau đó mới đến các nhân tố khác như vai trò điều hòa của hồ đầm, lớp phủ rừng, đặc điểm địa chất, địa hình, diện tích lưu vực, hình dạng lưới sông...

b. Ví dụ

Câu 1: Vì sao hạ lưu của sông Nin chảy ở miền bán hoang mạc nhưng vẫn nhiều nước?

- Khái quát về sông Nil: Nằm ở Bắc Phi, là con sông có chiều dài lớn nhất thế giới (6685km), chảy theo hướng Nam – Bắc, từ hồ Victoria đổ ra biển Địa Trung Hải.

- Sông Nil mặc dù phần lớn chiều dài chảy qua hoang mạc, khí hậu khô hạn song nước sông không bị cạn là do:

+ Nguồn cung cấp nước ban đầu cho sông rất dồi dào do bắt nguồn từ hồ Victoria – thuộc khu vực khí hậu xích đạo – có lượng mưa lớn, quanh năm.

+ Từ thượng nguồn về hạ lưu, sông trải qua ba miền khí hậu khác nhau: xích đạo, cận xích đạo, nhiệt đới nên mùa mưa và đỉnh mưa không trùng nhau, vì vậy lưu lượng nước thường xuyên được bổ sung.

+ Khi chảy qua hoang mạc, đến KhacTum, sông Nil được cung cấp thêm một lượng nước khá lớn từ Nil Xanh – là con sông bắt nguồn từ hồ Tana (thuộc khu vực cận xích đạo) – bổ sung lượng nước lớn cho dòng chính.

+ Từ đầu nguồn về hạ lưu, hầu như không có chi lưu, thuận lợi cho việc tập trung nước cho dòng chính.

Câu 2: Giải thích vì sao sông A-ma-dôn đầy nước quanh năm và lưu lượng nước trung bình lớn nhất thế giới?

- Khái quát về sông A-ma-dôn ...

- Sông A-ma-dôn đầy nước quanh năm và lưu lượng nước trung bình lớn nhất thế giới vì:

+ Lưu vực sông nằm trong khu vực xích đạo, mưa rào quanh năm (đới khí hậu xích đạo và cận xích đạo).

+ Diện tích lưu vực lớn nhất thế giới (7170 nghìn km2), chiều dài thứ nhì thế giới là 6437 km.

+ Có 500 phụ lưu nằm hai bên đường Xích đạo cung cấp nước.

+ Nguyên nhân khác: chảy qua vùng đồng bằng rộng lớn và bằng phẳng, trong lưu vực sông còn nhiều rừng nên khả năng điều tiết lớn…

Câu 3: Nguyên nhân gây ra lũ lụt của sông I-ê-nit-xây?

- Khái quát sông I-ê-nit-xây ...

- Nguyên nhân gây ra lũ lụt của sông I-ê-nit-xây:

+ Thời gian lụt: cuối xuân đầu hạ

+ Sông I-ê-nit-xây chảy ở khu vực ôn đới lạnh, nguồn cung cấp nước cho sông chủ yếu là băng tuyết tan nên mùa đông nước đóng băng, mùa xuân đến băng tan.

+ Là con sông chảy từ Nam lên Bắc, nên băng tan ở thượng lưu trước, nước lũ dồn xuống trung và hạ lưu, vì băng ở hạ lưu chưa tan nên đã chắn dòng nước lại, nước tràn bờ gây ra

Câu 4: Tại sao chế độ nước sông Mê Kông điều hòa hơn chế độ nước sông Hồng?

- Khái quát về hai sông: ....

- Giải thích:

+ Chế độ mưa, diện tích lưu vực: Sông Hồng ngắn hơn sông Mê Kông, diện tích lưu vực của sông Hồng nhỏ hơn diện tích lưu vực sông Mê Kông; lưu vực sông Hồng nằm gần trọn một chế độ khí hậu mưa mùa, trong khi đó lưu vực sông Mê Kông nằm ở các chế độ khí hậu khác nhau. Do đó, lưu vực sông Hồng nhận được lượng mưa trong cùng thời gian, trong khi đó lưu vực sông Mê Kông nhận được lượng mưa rải đều trong năm nên chế độ nước của sông Mê Kông điều hoà hơn sông Hồng (sông Hồng và sông Mê Kông đều nhận nguồn tiếp nước là nước mưa)

+ Địa thế: Sông Hồng dốc hơn sông Mê Kông (lòng sông Hồng chảy thẳng, sông Mê Kông chảy uốn khúc quanh co…) nên nước ở sông Hồng lên nhanh, rút nhanh hơn sông Mê Kông.

+ Thảm thực vật: Thảm thực vật ở lưu vực sông Hồng bị tàn phá nhiều, trong khi đó ở lưu vực sông Mê Kông thảm thực vật còn khá lớn (phần trung lưu chảy qua nước Lào diện tích rừng còn nhiều), vì vậy khi nước mưa rơi xuống trong thời gian ngắn được đổ dồn xuống lòng sông Hồng, còn ở lưu vực sông Mê Kông nước mưa xuống tới mặt đất, một phần bị lớp thảm thực vật giữ lại, một phần theo các rễ cây thấm xuống đất nên dòng sông Mê Kông điều hoà hơn sông Hồng.

+ Hồ, đầm: Sông Mê Kông có biển Hồ có tác dụng điều hoà chế độ nước sông.

+ Hệ thống chi lưu: Sông Mê Kông có 9 cửa sông đổ nước ra biển còn sông Hồng có 3 cửa sông đổ ra biển.

+ Ngoài ra, sông Mê Kông còn chịu tác động của thủy triều lũ lụt lớn Câu 5: Mực nước lũ ở các sông miền Trung nước ta thường lên rất nhanh

- Lượng mưa lớn tập trung..

- Hình thái sông ngòi nhỏ, ngắn, dốc - Sông trong nội địa, diện tích lưu vực nhỏ - Rừng đầu nguồn nhiều nơi bị tàn phá

- Yếu tố khác: nhiều hồ thủy điện xả lũ cùng lúc, bão, áp thấp…

Câu 6: Tại sao một số sông lớn vùng Trung và Tây Nam Á có lũ từ cuối xuân đến hạ và lượng nước càng về hạ lưu càng giảm?

- Khái quát khu vực Trung và Tây Nam Á: khí hậu khô hạn ít mưa, nguồn cung cấp nước chủ yếu cho sông là băng tuyết tan.

- Giải thích:

+ Do các sông này đều có nguồn cung cấp nước chủ yếu là băng, tuyết tan vì thế thời gian lũ phụ thuộc vào thời kỳ băng tuyết tan.

+ Càng về hạ lưu thì lượng nước các con sông càng giảm do một phần lượng nước đã bốc hơi, ngấm xuống thành nước ngầm và quan trọng hơn cả là không có các phụ lưu cấp nước, sử dụng của con người vào các hoạt động sản xuất và sinh hoạt

Câu 7: Tại sao sông Côngô có nhiều nước và đầy quanh năm?

Khái quát: Sông Côngô có diện tích lưu vực lớn nhất Châu Phi, bắt nguồn từ miền đất cao Catanga sau đó chảy qua bồn địa Côngô và đổ về Đại Tây Dương.

Giải thích: Sông nằm chủ yếu trong các đới khí hậu xích đạo và gió mùa, nên mạng lưới sông phát triển với nhiều phụ lưu chảy trên cả hai nửa cầu, sông có nhiều nước và đầy nước quanh năm. Có 2 thời kỳ nước lớn, một vào tháng 10-11 do nước mưa mùa hè ở bán cầu Bắc và một vào tháng 4 liên quan với nước mưa mùa hè ở bán cầu Nam.

Câu 8: Tại sao chế độ nước của các con sông trên Trái đất không giống nhau?

- Chế độ nước sông chịu tác động của nhiều nhân tố khác nhau. Mỗi nhân tố tác động ở các nơi khác nhau thì khác nhau

+ Nguồn cung cấp nước (diễn giải) + Địa hình (diễn giải)

+ Thực vật (diễn giải) + Hồ đầm (diễn giải) + Con người (diễn giải)

+ Các nhân tố khác: diện tích lưu vực, hình dạng lưới sông (diễn giải)

- Mối quan hệ của các nhân tố tác động đến chế độ nước sông khác nhau ở mỗi nơi. Ví dụ: ở miền núi nếu lớp phủ thực vật bị phá trụi thì nước mưa tập trung về sông nhanh hơn, nước sông đột ngột dâng lên cao hơn; nơi có lớp phủ thực vật tốt thì lượng nước ngầm phong phú hơn, chế độ nước sông điều hòa hơn, ..

Câu 9: Tại sao tốc độ dòng chảy của một con sông không đồng nhất trên chiều dài của một dòng sông, không đồng nhất ngay trên mặt cắt ngang của dòng sông?

Tốc độ dòng chảy của sông chịu tác động của nhiều nhân tố khác nhau, mỗi nhân tố lại khác nhau trên chiều dài của một con sông

Quãng sông nào có độ chênh lệch của mặt nước càng nhiều thì tốc độ dòng chảy càng lớn và ngược lại

Ở khúc sông rộng nước chảy chậm và đến khúc sông hẹp nước chảy nhanh hơn

Một phần của tài liệu chuyên đề sông ngòi đại cương (Trang 42 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(53 trang)
w