II. Bộ phận kỹ thuật chuẩn bị sản xuất
1. Công tác tổ chức sản xuất
a. công đoạn cắt bán thành phẩm bao gồm : + Tổ trưởng tổ cắt: 1 người + Kỹ thuật cắt : 1 người + Hoạch toán cắt : 1 người
+ Công nhân trải vải
+ Công nhân cắt phá
+ Công nhân cắt gọt
+ Công nhân đánh số
+ Công nhân sao sơ đồ
+ Công nhân đồng bộ
: 3 người : 2 người : 2 người : 2 người 1 người
- Công đoạn này có nhiệm vụ chuẩn bị và cung cấp bán thành phẩm cho phân xưởng may . Vì vậy năng suất và chất lượng của công đoạn căt ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất và chất lượng sản phẩm đồng thời đóng vai trò quan trọng trong việc tiết kiệm nguyên vật liệu hạ giá thành sản phẩm
26
- Hình thức tổ chức sản xuất của tổ chức sản xuất của tổ cắt được thiết lập theo tổ chuyên môn hóa . Các bước công việc được chia thành nhiêm vụ của mỗi thành viên trong tổ đảm bảo tuyệt đối yêu cầu kỹ thuật.
- Nghiên cứu kỹ qui trình công nghệ sản xuất.
- Kiểm tra chất lượng sau mỗi bước công việc - Bán thành phẩm căt đảm bảo kỹ thuật chính xác
- Quản lý đầu vào trong khi trải vải để tránh lãng phí nguyên liệu . b. Quy trình công nghệ cắt bán thành phẩm bao gồm các bước công
việc :
Chuẩn bị bàn cắt —> trải vải —ằ truyền hỡnh cắt —ằ cắt phỏ , cắt gọt
—> khoan dấu , khoan chớnh —ằ đỏnh số —ằ phối biện
- Chuẩn bị bàn cắt:
oKhi nhận được kế hoạch sản xuất , phiếu xuất cho bảng hướng dẫn nguyên phụ liệu do phòn kế hoạch sản xuất và kho của công ty cung cấp . Nhân viên phụ trách kho nguyên phụ liệu hạch toán bàn cắt sẽ nhận nguyên liệu cưa mã hàng .
oTiếp theo sẽ tiến hành cung cấp vải cho bộ phận trải vải theo phiếu bàn cắt đồng thời kiểm tra lại khổ vải, đối chiếu với phiếu báo khổ của kho . Sau đó báo cho phòng kỹ thuật của xí nghiệp đế tiến hành giác sơ đồ .
oKhi có lệnh sản xuất , người tổ trưởng có nhiệm vụ chỉ đạo tiếp nhận nguyên phụ liệu của xí nghiệp đồng thời luôn phải quan sát tình huống cắt để tận dụng được hết công suất của máy đảm bảo cho quá trình cắt được cân đối, đúng
oKiểm tra xong báo lại cho kỹ thuật cắt và tổ trưởng . Khi trải vải để tránh
bị xô lệch người ta sẽ lót một lớp giấy mỏng ở bên dưới.
oKhi trải cần thực hiện đúng quy trình cắt , xác định vị trí đầu , cuối bàn vải để cho vải êm phẳng sau đó đặt sơ đồ mẫu lên mặt vải , kiểm tra lại sao cho độ chẻ đầu bàn và đầu tấm không quá lớn . Vị trí hai đầu ban vải sẽ xác định theo định mức của sơ đồ giác . Thông thường thì đầu tấm sẽ cắt bỏ khoảng 20cm , độ dự đầu bàn 20 cm
oQuá trình trải vải gồm 3 người : một người đứng ở đàu trải vải dùng tay quay đều dõ vải để vải không bị kéo càng gây ảnh hưởng đến việc trải và cắt vải.
Hai người còn lại mỗi người ở 1 bên khi vải trải tới đầu sẽ dùng que gạt trên bề mặt vải sao cho thẳng 2 mép , không bị xô lệch đổ hoặc sole mà phải êm phẳng , đúng canh sợi.
oĐối với vải dệt kim sau khi trải lớp vải đầu tiên phải dùng băng dính đính ghim mép vải với giây lót để tránh cho vải không bị co lại trong quá trình trải . ở vải kẻ giữa lá dưới và lá trên phải thẳng , không so le. Để chất lượng vải , kể được đảm bảo thì người ta lại phải tiến hành cắt từng lá một sau đó mới xếp .
oSố lượng lớp vải trên 1 bàn cắt thường được tính toán dựa vào tính chất, độ dày mỏng của vải.
VD: vải bò thường ít co giãn và dầy nên chỉ có khoảng 60 đến 70 là vải trên 1 bàn cắt.
oSau mỗi 1 cây vải trải xong thì phải đánh dấu ( bằng dây ) với các cây khác để tránh nhầm lẫn khi bóc lớp tránh nhầm bán thành phẩm giữa các lá vì mỗi 1 cây vải có mật độ mầu khác nhau .
oMỗi một bàn cắt được trải xong , kỹ thuật tổ sẽ kiểm tra xung quanh để phát hiện kip thời và sử lý những lá vải bị gập hụt và kiểm tra lại số lá vải so với
phiếu có khớp không . 28
lại sơ đồ sao xem các chi tiết có bị thêu nét hay không . Sử dụng máy cắt di động đẻ cắt bỏ các biên vải, bán thành phẩm ra từng mảnh một, thường dùng phương pháp cắt trực tiếp có nghĩa là cắt luôn cả mẫu sơ đồ sao . Khi cắt phải đảm bảo độ chính xác , không bị xô lệch giữa các lớp vai . Dùng bút sáp , bút chì hoặc phấn để đánh dấu ký hiệu bàn cắt và cỡ vào mặt phải của lá đầu tiên ở phần trên cùng của các chi tiết theo phiếu bàn cắt.
oCắt gọt : Sau khi cắt phá xong các chi tiết nhỏ sẽ được chuyển sang bàn cắt gọt để cắt tiếp . Công nhân sẽ sử dụng mẫu cắt gọt do phòng kỹ thuật cung cấp để cắt gọt từng chi tiết có tính chinh xác cao . Những vị trí nào cần bấm dấu thì người ta dùng máy cắt gọt để bấm với qui định là điểm bấm cách đường chu vi của chi tiết 0,3cm . Đối với hàng kẻ người ta không dùng phương pháp cắt gọt mà phải cắt phá theo từng mảng sau đó dùng kéo chỉnh sửa từng lá một để đảm bảo cho các chi tiết được đúng kẻ . Các chi tiết khi cắt xong cần độ chính xác cao theo mẫu , đánh dấu ký hiệu vào bàn cắt theo tiêu chuẩn đánh số qui định cho từng mã hàng .
- Đánh số : sẽ làm sau truyền hình cát
Bán thành phẩm căt xong sẽ chuyển sang bàn đánh số đồng thời kiểm tra lỗi trên bàn thành phẩm nếu bị rách , thủng cần loại bỏ ngay . Tiến hành đánh số từ 1 đến hết các chi tiết bán thành phẩm đã cắt ra theo yêu cầu qui trình và tiêu chuẩn của mã hàng bằng bút chì hoặc bút sáp . Chiều cao chữ số được qui định trong tiêu chuẩn cắt thông thường số thứ tự bắt đầu có ký hiệu bàn cắt và đánh vào mặt phải . Yêu cầu khi đánh xong số phải chính xác dễ nhìn , đối với những chi tiết ép mex phải đánh số thứ tự vào mặt không chính thì khi ep xong mới có thể nhìn thấy số . Khi đánh số những chi tiết tay , cổ ... cần để đúng bộ , đúng bàn cắt, đúng cỡ .
- Truyền hình cắt (lên trước đánh số )
Trải vải xong công nhân cắt phá sẽ tiến hành sao sơ đồ mẫu từ sơ đồ gốc
oKỹ thuật cắt kiểm tra lại toàn bộ chi tiết trên sơ đồ giác . oTrải các lớp giấy và giấy than xen kẽ nhau .
oĐặt sơ đồ gốc lên trên cùng dùng kẹp sắt kẹp chặt các lớp giấy xuống làm từng đoạn với khoảng 60cm .
oSử dụng bút , thước phẳng , dụng cụ sao cho chính xác các chi tiết theo sơ đồ gốc .
oMỗi bàn cắt sẽ cần 1 sơ đồ sao .
oTuỳ theo tiêu chuẩn mặt hàng có thể sao sơ đồ gốc thành 2 sơ đồ sao liên
tục nhau để cắt. Việc này phải được kỹ thuật cắt kiểm tra và đồng ý . Sao xong phải so sánh lai với sơ đồ gốc , nếu thiếu nét , thiếu chi tiết thì phải vạch lại cho chính xác rồi mới đưa sang cắt.
2 . Công tác quản lý và điều hành trong tổ :
- Trong quá trình cắt bán thành phẩm thì người tổ trưởng luôn phải theo dõi quá trình cắt vải , điều hành , bố trí lao động trong tổ phù hợp với nhu cầu sản xuất cho từng mã hàng . Đồng thời phải kiểm tra , giao nhận bán thành phẩm cắt với bộ phận : thêu , in , ép , và các phân xưởng may theo lịch tác nghiệp của sản xuất , phải luôn nắm bắt được tình hình ở kho nguyên liệu của xí nghiệp.
Xác định và kiểm tra việc xuât nhập nguyên liệu tồn kho của xí nghiệp tổ trưởng sẽ theo dõi trực tiếp các bước công việc xem những yêu cầu đã phù hợp chưa và trong quá trình cắt có tình huống xảy ra phải báo ngay cho phòng kỹ thuật để có hướng giải quyết cho phù họp .
- Tổ phó là người bao quat chung quá trình cắt vải , bố trí lao động trong tổ thích họp với mã hàng mới đồng thời nẵm vững các qui trinh fcắt do phòng kỹ thuật cung cấp đê có phương pháp cắt cho phù hợp .
30
- Bán thành phẩm cắt xong , nhân viên kỹ thuật cắt sẽ tiến hành lấy mẫu và kiểm tra 100% bó hàng , mỗi bó sẽ được kiểm tra 6% số lượng lá vải ở các vị trí khác nhau nhưng nhất thiết phải có lá đầu , lá cuối.
- Kiêm tra bán thành phẩm cắt theo các dữ liệu và ghi vào biểu mẫu xem có đạt hay không rồi mới đến các công đoạn tiếp theo .
- Trong trường hợp mã hàng có thêu hoặc đính kim sa thì khi tiếp nhận phải chuyển đến nhân viên KCS công ty để lẫy mẫu kiểm tra theo tiêu chuẩn kỹ thuật . Các dữ liệu được ghi vào bảng biểu mẫu .
4. Những tình huống kỹ thuật thường xảy ra trong tổ cắt.
- Trải không đúng mặt phải
- Số lượng lá vải trên bàn căt không đúng gây thừa hoặc thiếu chi tiết.
- Trải vải bị xô lệch thiếu thừa đầu bàn dẫn tới bán thành phẩm bị cắt hụt.
- Đánh số thứ tự thừa , thiếu do kẹp rit giữa 2 lá vải, sai vị trí qui định - Nhầm lẫn giữa các cỡ.
- Trải vải không đúng qui cách dẫn đến vệ , đổ trên bàn cắt.
- Khi cắt không đúng kích thước bán thành phẩm , căt lệch với đường