Bảng 4.5: Kết quả định type các chủng Salmonella phân lập được TT Serotype
Số chủng kiểm tra Số chủng dương
tính Tỷ lệ (%)
1 Derby 20 2 10
2 Typhimurium 20 10 50
3 Rissen 20 5 25
4 Enteritidis 20 3 15
Bảng 4.6: Kết quả định typ các chủng E.coli phân lập được TT Serotype
Số chủng kiểm tra Số chủng dương tính Tỷ lệ (%)
9 O18 20 8 40,00
11 O139 20 2 10,00
12 O149 20 2 10,00
13 O26 20 5 25,00
14 O 20 3 15,00
- Kết quả xác định serovar của các chủng Salmonella được trình bày tại bảng 4.5 trong đó 20 chủng được xác định serotype bằng phản ứng ngưng kết, kết quả cho thấy trong đó S. typhimurium chiếm tỷ lệ 50%, tiếp theo là S. Risen, S.
enteritidis và S. derby chiếm tỷ lệ lần lượt như sau: 25%, 15% và 10 %. Sự có mặt của 2 serotype gây ngộ độc thực phẩm là S. typhimurium và S. enteritidis với tỉ lệ lần lượt là 50% và 15% cho thấy sự nguy cơ gây ngộ độc do thịt lợn từ lò mổ là đáng kể.
Hình 4.2 : Kết quả xác định Serotype các chủng Salmonella phân lập được - Đối với các chủng E.coli kết quả tại bảng 4.6 cho thấy: các serotype phổ biến như sau: O18 có 8 chủng chiếm tỷ lệ 40% tiếp theo là O26 và O chiếm tỷ lệ 25% và 15%, 2 serotype O139 và O149 chiếm tỉ lệ bằng nhau là 10%. Đáng chú ý là có sự xuất hiện của các serotyp O139 và O149, đây là các vi khuẩn thuộc nhóm vi khuẩn ETEC và VTEC là các nhóm thường hay gặp nhất gây tiêu chảy cho lợn con sau
cai sữa. Qua khảo sát thực trạng các lò mổ ở khu vực Hải Phòng cho thấy các lò mổ hầu như không có hệ thống xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn, trong khi các lò mổ này lại ở xen kẽ với các khu dân cư vì vậy đây là một mối nguy hại tiềm tàng cho các trại chăn nuôi xung quanh.
Hình 4.3 : Kết quả xác định Serotype kháng nguyên O các chủng E.coli phân lập được
4.4 Kết quả xác định khả năng mẫn cảm với kháng sinh của các chủng Salmonella và E.coli phân lập được
Dựa trên kết quả phân lập và định type vi khuẩn, chúng tôi tiến hành thử khả năng mẫn cảm kháng sinh của các chủng vi khuẩn với 9 loại kháng sinh được cho là thông dụng đối với chăn nuôi gia súc gia cầm. Kết quả được trình bày tại bảng 4.7 và bảng 4.8:
Bảng 4.7. Kết quả tính kháng kháng sinh của Salmonella
ST T
Tên kháng sinh
Số
chủng Chủng kháng thuốc
Tỉ lệ (%)
Chủng mẫn cảm
yếu
Tỉ lệ (%)
Chủng mẫn cảm
Tỉ lệ (%)
1 Ampicillin 20 18 90,00 2 10,00 0 0
2 Ceftazidime 20 0 0 0 0 20 100
3 Gentamycine 20 0 0 3 15,00 17 85,00
4 Nalidixic acid 20 16 80,00 4 20,00 0 0
5 Nitrofurantoin 20 0 0 2 10,00 18 90,00
6 Norfloxacin 20 0 0 0 0 20 100
7 Streptomycin 20 20 100 0 0 0 0
8 Sulfonamides 20 0 0 5 25,00 15 75,00
9 Tetracycline 20 0 0 13 65,00 7 35,00
- Đối với các chủng Salmonella thì kháng mạnh với Ampicillin, Nalidixic acid và Streptomycin. Đối với Tetracycline thì độ mẫn cảm không cao nhưng không phát hiện thấy mẫu nào kháng lại Tetracycline. Các loại kháng sinh như Ceftazidime, Gentamycine, Nitrofurantoin, Norfloxacin và Sulfonamides cho thấy vẫn còn tác dụng mạnh tới các chủng Salmonella được thử nghiệm.
Bảng 4.8. Kết quả tính kháng kháng sinh của E.coli
TT
Tên kháng
sinh
Số chủng
Chủng kháng
thuốc
Tỉ lệ (%)
Chủng mẫn cảm
yếu
Tỉ lệ (%)
Chủng mẫn cảm
Tỉ lệ (%)
1 Ampicillin 20 18 90,00 2 10,00 0 0
2 Ceftazidime 20 0 0 0 0 20 100
3 Gentamycine 20 0 0 4 20,00 16 80,00
4 Nalidixic acid 20 16 80,00 4 20,00 0 0
5 Nitrofurantoin 20 0 0 1 5,00 19 95,00
6 Norfloxacin 20 0 0 0 0 20 100
7 Streptomycin 20 20 100 0 0 0 0
8 Sulfonamides 20 15 75,00 5 25,00 0 0
9 Tetracycline 20 12 60,00 8 40,00 0 0
- Đối với các chủng E.coli: Tổng số 20 chủng được thử nghiệm với 9 loại kháng sinh, kết quả cho thấy: Các chủng E.coli trong nghiên cứu này kháng mạnh với Tetracycline, Streptomycin, Ampicillin, Sulfonamides, và Nalidixic acid với tỷ lệ phần trăm các chủng kháng lần lượt như sau: 65%, 100%, 90%, 75%, 80%. Các loại kháng sinh Ceftazidime, Gentamycine, Nitrofurantoin, Norfloxacin có tác dụng mạnh với E.coli.
- Nhìn chung kết quả khi nghiên cứu tính mẫn cảm với kháng sinh của E.coli có kết quả giống với một số nghiên cứu khác:
+ Theo Trương Quang và cs (2006) khi nghiên cứu vai trò gây bệnh của E.coli trong bẹnh tiêu chảy của bê nghé và kiểm tra tính mẫn cảm của E.coli với một số thuốc kháng sinh cho biết có từ 58,3 – 83,3% các chủng E.coli mẫn cảm với kháng sinh Neomycin, Norfloxacin, colistin.
+ Theo Vũ Bình Minh, Cù Hữu Phú (1999), các chủng E.coli phân lập ở lợn tiêu chảy mẫn cảm nhất với kháng sinh Neomycin 80%.
- Có thể thấy rằng các chủng vi khuẩn E.coli ngày càng kháng mạnh với các loại thuốc kháng sinh.
- Một số loại kháng sinh mẫn cảm với các chủng Salmonella với tỉ lệ khá cao điển hình là Norfloxacin, Ceftazidime và Nitrofurantoin với tỉ lệ các chủng mẫn cảm từ 90 – 100 các chủng được thử. Tiếp theo là Gentamycine và Sulfonamides với tỉ lệ các chủng mẫn cảm từ 75 – 85% các chủng được thử.
- Có rất nhiều công trình nghiên cứu xác định tính mẫn cảm của Salmonella với các loại kháng sinh, hầu hết các tác giả cho rằng Salmonella mẫn cảm cao với
các loại thuốc thuộc nhóm Aminoglucozid, phenicol và marcrolid ( Bywater RJ, 1983 ). Nghiên cứu này của chúng tôi cũng có kết quả phù hợp với kết luận này.
Hình 4.4: So sánh tính mẫn cảm kháng sinh của các chủng vi khuẩn Salmonella và E.coli
- Hiện tượng các vi khuẩn này kháng mạnh với một số loại kháng sinh có thể do là việc dùng các loại kháng sinh kéo dài để điều trị, hay do sự có mặt thường xuyên của nhiều loại kháng sinh được bổ sung vào thức ăn và một nguyên nhân không thể thiếu được là do hiện tượng di truyền dọc và di truyền ngang tính kháng thuốc bởi các gen nằm trong plasmide R (Resistand) của các chủng vi khuẩn Salmonella và E.coli.
- Hiểu biết của người chăn nuôi về hiện tượng kháng kháng sinh: Hầu hết các chủ trang trại đều cho biết là họ có biết đến hiện tượng “nhờn thuốc”, cũng chính vì lý do đó mà họ thường phối hợp hơn 1 loại kháng sinh trong điều trị, hoặc dùng kháng sinh ở dạng tổng hợp. Họ cũng bày tỏ mối lo ngại trước sự không ngừng phải “đổi mới” kháng sinh trong điều trị bệnh. Một nguy cơ được xem là quan trọng gây ra hiện tượng kháng thuốc, đó là: Rất nhiều chủ trang trại cho biết: Hiện
nay chủng loại kháng sinh rất đa dạng, phần nhiều được đặt tên “thương mại”, do vậy họ sử dụng mà hiểu rất ít về thành phần và cơ chế tác dụng.
- Vì vậy, phải có một chiến lược sử dụng thuốc kháng sinh trong chăn nuôi và thú y hợp lý để ngăn chặn kịp thời hiện tượng này vì nó ảnh hưởng trực tiếp tới công tác thú y, sức khỏe con người và môi sinh.
PHẦN V