Vị trí địa lý

Một phần của tài liệu Điều tra tình hình sản xuất nấm ăn tại huyện việt yên tỉnh bắc giang (Trang 21 - 24)

4.1. Điều tra về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Việt Yên

4.1.1. Vị trí địa lý

Việt Yên là huyện trung du nằm ở phía Tây Nam của tỉnh Bắc Giang cách thủ đô Hà Nội 40km về phía bắc theo quốc lộ 1A cũ, toàn huyện có 19 đơn vị hành chính trong đó có: 5 xã miền núi và 2 thị trấn( Bích Động và thị trấn Nếnh), với tổng diện tích đất tự nhiên là 17144,70ha, huyện có 38385 hộ với tổng số là 164750 nhân khẩu, bình quân mật độ dân số 941người/km2(2009).

Huyện Việt Yên có phạm vi ranh giới hành chính tiếp giáp như sau:

Phía Đông giáp với huyện Yên Dũng và thành phố Bắc Giang Phía Bắc giáp với huyện Tân Yên

Phía Tây giáp với huyện Yên Phong và huyện Hiệp Hoà.

Phía Nam giáp với huyện Quế Võ và thành phố Bắc Ninh.

Là huyện được tỉnh chọn để đầu tư phát triển công nghiệp, trên địa bàn huyện có 3 khu công nghiệp tập trung là khu công nghiệp Đình Trám, khu công nghiệp Quang Châu và khu công nghiệp Vân Trung. Ngoài ra còn có một số doanh nghiệp thuê đất sản xuất ở các xã, thị trấn trên địa bàn huyện.

Huyện Việt Yên nằm giữa 2 thành phố Bắc Giang và Bắc Ninh có vị trí tương đối thuận lợi cho giao lưu phát triển kinh tế xã hội. Đây là địa bàn đầu mối của một số thuyến giao thông quan trọng như quốc lộ 37, tỉnh lộ 272 nối vùng đồng bằng tỉnh Bắc Giang với các huyện miền núi Tây Bắc và Đông Bắc của các tỉnh lân cận. Trên địa bàn huyện có các tuyến giao thông xuyên việt như Quốc lộ 1A cũ, quốc lộ 1A mới, tuyến đường sắt Hà Nội - Lạng Sơn, tuyến đường sắt Bắc Nam và giao thông đường thuỷ trên sông cầu. Việt Yên nằm tương đối gần với thủ đô Hà Nội cách 45km và một số trung tâm kinh tế- xã hội.

Là huyện được tỉnh chọn là nơi phát triển các khu, cụm công nghiệp tập trung tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển ngành nghề nông thôn, dịch vụ trên địa bàn huyện. Việt Yên có vị trí điều kiện thuận lợi phát huy tiềm năng đất đai, cũng như các nguồn lực khác cho việc giao lưu hàng hoá, thúc đẩy sản xuất kinh doanh kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện nói riêng và tỉnh Bắc Giang nói chung.

Bảng 4.1. Một số yếu tố về khí hậu thời tiết: Nhiệt độ, ẩm độ, số giờ nắng, lượng mưa.

(Nguồn: Trạm khí tượng Bắc Giang năm 2009)

Tháng Nhiệt độ(O0 C) Số giờ

nắng(h)

Lượng

mưa(mm) Độ ẩm(%)

Cao nhất Trung

bình Thấp nhất

2008 2009 2008 2009 2008 2009 2008 2009 2008 2009 2008 2009

T1 20 21 18 14 10 11 61 44 28,8 1,4 79 75

T2 24 25 19 20 11 18 29 69 23,5 13,3 72 86

T3 26 23 20 21 18 16 56 54 59,6 42,3 84 84

T4 33 34 23 24 20 20 78 94 47 116,8 84 87

T5 37 36 26 26 24 25 156 158 155,5 224,8 85 84

T6 39 40 29 29 26 26 113 157 259,4 174,9 83 81

T7 40 39 30 32 25 26 153 171 382,3 255,2 83 83

T8 39 37 28 29 25 26 162 212 3380,1 93,6 86 82

T9 38 35 27 28 24 25 150 166 234,3 112,2 85 83

T10 28 30 26 26 24 22 112 130 110,7 123,9 82 81

T11 26 26 20 21 19 20 143 135 273,1 0,2 79 70

T12 25 28 19 20 17 18 110 95 16,8 3,1 76 77

Trung

bình - - 23.7 24,3 - - 109,

1

148,

6 161,4 96,8 - -

Qua bảng 4.1 cho thấy:

Huyện Việt Yên nằm trong vùng chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa, nên có một chế độ nhiệt phong phú, độ ẩm tương đối cao. Ở đây hình thành 4 mùa rõ rệt: mùa xuân, mùa hè, mùa thu, mùa đông. Mùa nào thứ đó nên sản phẩm nấm rất phong phú và đa dạng(nấm Sò, nấm Mỡ, nấm Rơm, nấm Mộc Nhĩ...).

Thời tiết có nhiều thay đổi về nhiệt độ, ẩm độ, lượng mưa... qua mỗi năm và có nhiều biến đổi thất thường. Nhiệt độ các tháng mùa đông(T11 –T2) có khi lên tới 30oC không thuận lợi cho sinh trưởng của các nấm ưa lạnh(nấm Mỡ).

Nhiệt độ các tháng 5, 6, 7, 8 nhiệt độ cao dao động từ 25 - 400C rất thuận lợi cho sinh trưởng của nấm Rơm. Lượng mưa năm 2009 lại rất thấp, thấp hơn năm 2008 là 63.7mm và phân bố không đồng đều ở các vùng, các tháng. Mưa tập trung ở các tháng 5, 6, 7, 8 chiếm khoảng 50 - 70% so với tổng lượng mưa mà cao nhất là tháng 7 là 255 mm, còn các tháng 1, 2, 3, 4 và tháng 10, 11, 12 lương mưa rất thấp chiếm khoảng 30 - 40% so với tổng lượng mưa. Lượng mưa thấp nhất vào các tháng 11 - 12 (lượng mưa dao động từ 0,2 - 3.1mm). Điều này gây khó khăn cho sản xuất nông nghiệp, đặc biệt công tác thâm canh tăng vụ. Vì lượng nước tưới không đảm bảo cho cây trồng sinh trưởng và phát triển thuận lợi và cho năng suất cao được đặc biệt là các cây trồng vụ đông. Nhưng khi trồng nấm thì lượng nước hao phí ít hơn so với trồng các loại cây nông nghiệp khác. Do vậy chính quyền địa phương nên có các chính sách tuyên truyền, khuyến khích hỗ trợ người dân tham gia hoạt động sản xuất này.

Độ ẩm trên địa bàn huyện tương đối cao giao động từ 72 - 86% thuận lợi cho Sự sinh trưởng của nấm, đồng thời cũng tạo điều kiện thuận lợi cho sâu, bệnh phát triển và gây hại.

Số giờ nắng trong các tháng chênh lệch nhau nhiều, tháng cao nhất là 212 giờ(tháng 8 ), trong khi tháng thấp nhất chỉ có 54 giờ(tháng 3). Trong năm có 5 tháng có số giờ nắng nhỏ hơn 100 giờ đó là các tháng 12, 1, 2, 3, 4. Các tháng còn lại đều có số giờ nắng lớn hơn 100 giờ đó là các tháng: 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11.

Một phần của tài liệu Điều tra tình hình sản xuất nấm ăn tại huyện việt yên tỉnh bắc giang (Trang 21 - 24)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(57 trang)
w