Một số quy trình sản xuất một số nấm được áp dụng trên địa bàn huyện Việt Yên

Một phần của tài liệu Điều tra tình hình sản xuất nấm ăn tại huyện việt yên tỉnh bắc giang (Trang 37 - 41)

4.5.1. Quy trình sản xuất nấm Sò được áp dụng trên địa bàn huyện Việt Yên.

Quy trình sản xuất nấm Sò được bà con áp dụng theo các bước sau:

1. Chuẩn bị vật liệu(nhà nuôi, nilon che phủ...) nguyên liệu(rơm, rạ, bông, vôi...)

2. Ngâm nguyên liệu với nước vôi(tỷ lệ 3,5 kg vôi/1000l nước đã hoà tan), ủ đống với kích thước 1,5 x 1,5 x 1,5m (3 ngày), đảo(1- 2 lần) rồi lại chất thành đống.

(sau 2 ngày).

3. Cấy giống:(thủ công) đảo, băm nguyên liệu, đóng túi và cấy giống(thủ công), đảm bảo khử trùng tốt(dụng cụ, vật liệu, nhà xưởng), hạn chế sự xâm nhiễm các loại nấm khác.

ươm sợi(25 ngày) 4. Rạch bịch: (9- 12 vết rạch/1 bịch mỗi vết dài 2,5- 3cm), (sau rạch 4- 6 ngày)

5. Chăm sóc: Nấm bắt đầu ra quả thể thì tưới nước dạng phun mù bên ngoài, 4- 6 lần/ ngày sao cho bề mặt nấm có lớp nước đọng trên mũ nấm., loại bỏ những bịch nhiễm nấm dại, cách che chắn, đóng mở cửa nhà nuôi sao cho hợp lý….

(4 - 5 lứa trong phạm vi 30- 45 ngày kể từ ngày hái đầu tiên).

6. Thu hái: Đúng kỹ thuật(không sót gốc trên bịch), đúng độ tuổi(trước lúc nấm phát bào tử).

( một đợt nuôi trồng 2,5 – 3 tháng)

7. Tiêu thụ: Vệ sinh nấm, đóng gói vào túi PE buộc kín, vận chuyển nhẹ nhàng đến nơi tiêu thụ càng sớm càng tốt(ở nhiệt độ 5- 8oC sau 24 giờ nấm vẫn đảm bảo chất lượng).

4.5.2. Quy trình sản xuất nấm Rơm được áp dụng trên địa bàn huyện Việt Yên

Quy trình sản xuất nấm Rơm được bà con áp dụng theo các bước sau:

1. Chuẩn bị: Vật liệu(nhà nuôi, nilon che phủ...), nguyên liệu: rơm, rạ, bông, vôi...

2. Ngâm nguyên liệu với nước vôi(tỷ lệ 3,5 kg vôi/1000l nước đã hoà tan), ủ đống với kích thước 1,5 x 1,5 x 1,5m (2 - 3 ngày), đảo(1lần) rồi lại chất thành đống.

(2 - 3 ngày).

3. Cấy giống: Đảo nguyên liệu, đóng khuôn theo diện tích định sẵn hoặc đóng theo luống và cấy giống(thủ công), đảm bảo khử trùng tốt(dung cụ, vật liệu, nhà xưởng), hạn chế sự xâm nhiễm các loại nấm khác.

(7 - 8 ngày bắt đầu nấm ra quả)

4. Chăm sóc: Sau 3 - 5 ngày đầu cấy giống không tưới nước, những ngày tiếp theo quan sát bề mặt mô nấm thấy khô cần phun nhẹ nước trực tiếp xung quanh(tránh làm tổn thương tới sợi nấm). Nấm hình thành quả sau 3 - 4 ngày, lớn rất nhanh cần tưới 2 - 3 lượt nước/1ngày với lượng rất ít(0.1lit/1mô/1ngày).

Sau mỗi lứa hái, nấm cần vệ sinh (nhặt sạch tất cả gốc nấm và cây nấm nhỏ, nấm dại...

(2 - 3 lứa)

5. Thu hái: đúng kỹ thuật(không sót gốc trên mô), đúng độ tuổi(trước khi nấm xoè ô phát bào tử).

(25 - 30 ngày kết thúc một vụ)

6. Tiêu thụ: Vệ sinh nấm, đồ đựng nấm cần thoáng, vận chuyển nhẹ nhàng đến nơi tiêu thụ càng sớm càng tốt(tiêu thụ nhanh trong 3 - 4 giờ).

4.5.3. Quy trình sản xuất nấm Mỡ được áp dụng trên địa bàn huyện Việt Yên Quy trình sản xuất nấm Mỡ được bà con áp dụng theo các bước sau:

1.Chuẩn bị vật liệu(nhà nuôi, nilon che phủ...), nguyên liệu(rơm, rạ, vôi, đạm, lân...)

2. Ngâm nguyên liệu với nước vôi(tỷ lệ 1 tấn nguyên liệu/10kgvôi đã tôi), ủ đống với kích thước 1,5 x 1,5 x 1,5m (trong3 - 4 ngày), có bổ sung hoá chất ở dạng khô và nhỏ (đạm), đảo(4 lần có bổ sung vôi, lân) rồi lại chất thành đống, với mỗi lần đảo cách nhau3 - 4 ngày.

(15 - 20 ngày).

3. Vào luống cao 18 - 20cm, độ chặt tương đối, bề mặt phẳng(1 tấn rơm, rạ khô sau ủ vào luống hết diện tích 30 - 35 m2)

(vào luống 7- 8 ngày)

4. Cấy giống: Luống không còn thấy mùi amôniác, nhịêt độ 280C là cấy giống được(thủ công), đảm bảo khử trùng tốt(dung cụ, vật liệu, nhà xưởng), hạn chế sự xâm nhiễm các loại nấm khác.

(15 ngày sau phủ đất)

5. Che phủ đất: đất có kết cấu viên, giàu dinh dưỡng, pH = 7, kích thước 0,3m với lượng 20 - 25 kg/1m2, cao 2 - 2,5 cm.

(sau15 - 20 ngày)

6. Chăm sóc: Khi nấm hình thành quả càng nhiều thì rất cần độ thông thoáng và số lượng nước tưới càng lớn tuỳ thời gian và nhiệt độ mà tưới đều 1 - 3 lượt/1lần tưới/1ngày. Sau mỗi lứa hái, nấm cần vệ sinh (nhặt sạch tất cả gốc nấm và cây nấm bị chết, các nấm dại...

(số lứa phụ thuộc vào số đợt rét)

7. Thu hái: Đúng kỹ thuật(không sót gốc trên mô), đúng độ tuổi(trước khi nấm rách màng bao).

(2,5-3 tháng kết thúc một vụ nuôi trồng)

8. Tiêu thụ: Vệ sinh nấm, đựng nấm vào túi PE, buộc chặt miệng, vận chuyển nhẹ nhàng đến nơi tiêu thụ càng sớm càng tốt(ở nhiệt độ 5 - 80C sau 24 - 72 giờ nấm vẫn đảm bảo chất lượng).

Một số loại bệnh thường gặp trong sản xuất nấm là bệnh mốc xanh, mốc đen, nấm dại... Ngoài ra chuột cũng là đối tượng hại chủ yếu trên nấm Mỡ.

Các hộ sản xuất nấm trên địa bàn huyện hầu như đã được đi học các lớp tập huấn kỹ thuật trồng nấm. Do vậy mà các kỹ thuật cơ bản trong nuôi trồng nấm Sò, nấm Mỡ, nấm Rơm được các hộ sản xuất nắm rất chắc. Riêng đối với nấm Mộc Nhĩ, do chưa có đầy đủ về trang thiết bị đảm bảo cho công tác cấy giống như chưa có lò hấp, lò sấy... nên bà con chưa tự sản xuất được phôi bịch mà phải đi nhập từ các cơ sở khác về để chăm sóc, thu hái...

Một phần của tài liệu Điều tra tình hình sản xuất nấm ăn tại huyện việt yên tỉnh bắc giang (Trang 37 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(57 trang)
w