Chất lượng huy động vốn

Một phần của tài liệu tình hình hoạt động của ngân hàng nói chung và hệ thống NHNo&PTNT (Trang 24 - 30)

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ PHÒNG GIAO DỊCH SỐ 17

1.1. TỔNG QUAN VỀ PHÒNG GIAO DỊCH SỐ 17 NHNO&PTNT

1.2.2. Chất lượng huy động vốn

Chất lượng huy động vốn có thể được đánh giá thông qua các chỉ tiêu như : chi phí huy động vốn, tính ổn định,sự phù hợp giữa nguồn vốn huy động với hoạt độn tín dụng của ngân hàng.

1.2.2.1.Chi phí huy động vốn:

Chi phí là tất cả những khoản mà ngân hàng phải chi ra để phục vụ cho hoạt động của họat động kinh doanh của mình. Chi phí có tính quyết định trong hoạt động kinh doanh,chi phí thấp hoạt động kinh doanh diễn ra thuận lợi và ngược lại .Chi phí còn quyết định tính cạnh tranh của Ngân hàng. Đặc biệt trong môi trường kinh tế hiện nay,chi phí là một nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến sự tăng trưởng và phát triển của Ngân hàng. Do có ý nghĩa quan trọng như vậy cho nên trong hoạt động kinh doanh, Phòng giao dịch số 17 NHNo&PTNT luôn tìm giải pháp nhằm giảm chi phí.

Chi phí huy động vốn là tất cả các khoản mà Ngân hàng chi ra để phục vụ cho hoạt động huy động vốn. Hiệu quả của công tác huy động vốn chính là làm sao tập hợp được những nguồn vốn có chi phí thấp.

Lãi suất huy động của Phòng giao dịch số 17 có xu hướng tăng lên qua các năm từ năm 2006 đến năm 2008, tuy nhiên vẫn còn thấp so với các ngân hàng khác trên cùng địa bàn. Song với bề dày hoạt động lâu năm, Phòng giao dịch số 17 đã gây dựng lòng tin đối với khách hàng, uy tín trên thị trường, có kinh

nghiệm trong thực hiên các nghiệp vụ, có khả năng thanh toán cao, với các dịch vụ đa dạng và hấp dẫn nên Phòng giao dịch số 17 vẫn đảm bảo hiệu quả huy động vốn của mình.

Phòng giao dịch số 17 đã đưa ra các mức lãi suất đa dạng với nhiều kì hạn cho khách hàng lựa chọn, áp dụng với từng loại tiền như: lãi suất tiết kiệm bậc thang,lãi suất tiết kiệm dự thưởng…tương đồi hợp lý với nhu cầu của người dân trên địa bàn, đây có thể coi là yếu tố đẩy nhanh mức độ tăng trưởng của nguồn vốn huy động của Ngân hàng.

Đối với chi phí huy động vốn: ta thấy nguồn vốn huy động chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn của Phòng giao dịch số 17, do đó chi phí huy động vốn cũng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí của ngân hàng.

Bảng 2.10. Chi phí huy động vốn năm 2006 – 2008 tại Phòng giao dịch số 17 NHNo&PTNT.

Đơn vị: tỷ đồng

Chỉ tiêu 31/12/2006 31/12/2007 31/12/2008

- Tổng chi phí huy động vốn 272,558 262,376 447,539

+ Trả lãi tiền gửi 196,220 126,827 246,937

+ Trả lãi tiền vay 68,298 126,373 167,655

+ Trả lãi PH giấy tờ có giá 7,767 8,550 32,761

+ Chi phí khác 0,273 0,626 0,186

(Nguồn: bảng cân đối kế toán năm 2006 – 2008 tại Phòng giao dịch số 17 NHNo&PTNT)

Qua bảng số liệu trên ta thấy chi phí huy động vốn của Phòng giao dịch số 17 tăng lên đáng kể, so với các năm trước, năm 2008 tổng chi phí tăng lên đột biến vì lương vốn huy động cũng tăng lên tương ứng, điều này là hợp lý.

Nếu tăng nguồn vốn huy động trong điều kiện chi phí trả lãi cho nguồn vốn huy động quá cao sẽ là nguyên nhân gây khó khăn cho việc quyết định lãi suất đầu ra của vốn cho vay và thực hiên mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận của ngân hàng. Chính vì thế, việc xem xét chi phí trả lãi cho nguồn vốn huy động và sự

biến động của chi phí này luôn được các ngân hàng quan tâm, là một việc làm thường xuyên trong công tác quản trị nguồn vốn huy động.

Chênh lệch lãi suất bình quân: được tính như sau :

Chênh lệch lãi suất BQ = Lãi suất BQ đầu ra – lãi suất BQ đầu vào Trong đó:

- Lãi suất bình quân đầu ra là tỷ lệ giữa tổng lãi phải thu theo cam kết chia cho tổng số sử dụng vốn bình quân.

- Lãi suất bình quân đầu vào được hiểu là tỷ lệ giữa tổng lãi phải trả theo cam kết chia cho tổng nguồn vốn bình quân .

Năm 2006: Lãi suất đầu ra đạt: 0,61%, lãi suất đầu vào 0,42%. Chênh lệch lãi suất bình quân trong năm là 0,19%, thấp hơn so với năm 2003 (năm 2003 là 0,22%).

Năm 2007: Lãi suất đầu vào đạt 0,584%, lãi suất đầu ra đạt 0,765%, chênh lệch lãi suất đạt 0,181%, thấp hơn so với năm 2006 và không đạt mức TW đề ra (TW quy định là 0,4%)

Năm 2008: Lãi suất đầu vào đạt 0,52%, lãi suất đầu ra đạt 0,81%, chênh lệch lãi suất đạt 0,29%, cao hơn so với năm 2007, không đạt mức TW đề ra.

Bên cạnh những biến động liên tục của lãi suất huy động vốn, lãi suất cho vay của ngân hàng thương mại cũng có nhiều tay đổi của cơ chế điều hành lãi suất cho vay. Do đó chênh lệch lãi suất cũng có nhiều biến động do thực hiện cơ chế lãi suất thỏa thuận trong hoạt động tín dụng thương mại bằng đồng Việt Nam. Trước tình hình đó, chênh lệch lãi suất cho vay và huy động vốn của các ngân hàng thu hẹp, ảnh hưởng tới kết quả kinh doanh của Phòng giao dịch số 17 .

1.2.2.2. Tính ổn định của nguồn vốn huy động.

Ta thấy nguồn vốn huy động có kỳ hạn thường có tính ổn định cao hơn so với nguồn vốn huy động không kỳ hạn. Phòng giao dịch số 17 đã huy động được tiền vốn có kỳ hạn chiếm tỷ trọng lớn trung bình là 76% (trong các năm 2006, 2007, 2008). Tuy tiền gửi không kỳ hạn không có tính ổn định nhưng lại có chi phí huy động thấp và ngược lại tiền gửi có kỳ hạn lại có chi phí huy động cao. Chính vì vậy mà Phòng giao dịch số 17 cần có chính sách huy động hợp lý cả về quy mô lẫn chất lượng đối với từng nguồn vốn huy động.

Bên cạnh đó, Phòng giao dịch số 17 cần quan tâm đến đối tượng huy động vốn là cá nhân, các tổ chức kinh tế, tổ chức tín dụng…mỗi một thành phần kinh tế lại có những lợi thế huy động và mang lại tính ổn định khác nhau như là nguồn vốn huy động từ dân cư thường có tính ổn định cao, an toàn, khối lượng lớn, nguồn vốn huy động từ các tổ chức kinh tế thì nguồn vốn tương đối ổn định vì mỗi một doanh nghiệp có chu kỳ kinh doanh ổn định, vốn huy động từ các tổ chức tín dụng thường có chi phí cao và ngắn hạn. Vì thế Ngân hàng luôn tìm cách làm tăng trưởng tiền gửi dân cư, tiền gửi tổ chức kinh tế và giảm từ tổ chức tín dụng theo đúng định hướng của NHNo Việt Nam …Ngoài ra, nói đến tính ổn định của nguồn vốn phải kể đến hình thức huy động vốn thông qua phát hành giấy tờ có giá.

1.2.2.3. Sự phù hợp giữa nguồn vốn huy động với hoạt động tín dụng của Phòng giao dịch số 17 NHNo&PTNT.

Bằng các hình thức huy động phong phú, đa dạng, cố gắng đáp ứng nhiều hơn nhu cầu của khách hàng,Phòng giao dịch số 17 NHNo&PTNT đã không ngừng mở rộng nguồn vốn huy động của mình, đưa số dư nguồn vốn tăng lên rõ rệt. Với nguồn vốn ngày càng lớn đã tạo điều kiện để Phòng giao dịch số 17 mở rộng hoạt động cho vay của mình. Tuy nhiên điều quan trọng là công tác cho vay có nhịp nhàng với sử dụng vốn hay không? Vấn đề huy động vốn không thể tách rời khỏi hoạt động sử dụng của nó. Điều trên thể hiện ở bảng sau:

Bảng 2.11: Tình hình huy động vốn và cho vay của Phòng giao dịch số 17 NHNo&PTNT năm 2006 – 2008.

Đơn vị: tỷ đồng

Chỉ tiêu 2006 2007 2008

1. Tổng nguồn vốn 4.470 4.023 5.905

- NV ngắn hạn 1.376 820 859

- NV trung dài hạn 3.094 3.203 5.046

2. Tổng dư nợ 2.200 1.875 2.057

- DN ngắn hạn 1.200 988 788

- DN trung dài hạn 1.000 887 1.269

(Nguồn:báo cáo kết quả kinh doanh năm 2006 – 2008 tại Phòng giao dịch số 17 NHNo&PTNT)

Từ bảng 2.11 ta thấy: tổng nguồn vốn và tổng dư nợ qua các năm có xu hướng tăng lên, tuy năm 2007 lại giảm so với các năm khác vì tác động của các yếu tố khách quan, song ngay sau đó lại tiếp tục tăng trở lại.Và trong đó phần nguồn vốn trung dài hạn cũng như dư nợ trung dài hạn chiếm tỷ trọng chủ yếu.

Biểu đồ 1.3: Nguồn vốn huy động và dư nợ cho vay năm 2006 - 2008 tại Phòng giao dịch số 17 NHNo&PTNT.

a. Mối quan hệ giữa nguồn vốn ngắn hạn và cho vay ngắn hạn:

Bảng 2.12: Tình hình huy động vốn và cho vay ngắn hạn năm 2006 – 2008 tại Phòng giao dịch số 17 NHNo&PTNT.

Đơn vị:tỷ đồng

Chỉ tiêu 31/12/2006 31/12/2007 31/12/2008

Nguồn vốn ngắn hạn 1.376 820 859

Dư nợ CV ngắn hạn 1200 988 788

Phần dư NV ngắn hạn 176 (-) 168 71

(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh 2006 – 2008 tại Phòng giao dịch số 17 NHNo&PTNT)

Ta thấy nguồn vốn ngắn hạn năm 2006 và 2008 thừa không nhiều so với nhu cầu sử dụng vốn, thậm chí năm 2007 còn có lượng cho vay ngắn hạn vượt quá nguồn vốn huy động ngắn hạn, nghĩa là lượng huy động ngắn hạn không đủ đáp ứng nhu cầu cho vay ngắn hạn. Nguồn bù đắp được lấy từ nguồn vốn huy động trung dài hạn của Phòng giao dịch số 17 . Điều này giúp cho ngân hàng tránh được các rủi ro như: rủi ro thanh toán, rủi ro thanh khoản và rủi ro tín dụng, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh doanh của Phòng giao dịch số 17 . Điều đó chứng tỏ Ngân hàng đã sử dụng hiệu quả nguồn vốn ngắn hạn đã huy động được thông qua đẩy mạnh cho vay không chỉ đối với doanh nghiệp quốc doanh, doanh nghiệp ngoài quốc doanh, doanh nghiệp sản xuất kinh doanh mà còn đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

b. Mối quan hệ giữa nguồn vốn và cho vay trung dài hạn:

Bảng 2.13: Tình hình huy động vốn và cho vay trung dài hạn năm 2006 – 2008 tại Phòng giao dịch số 17 NHNo&PTNT.

Đơn vị: tỷ đồng Chỉ tiêu 31/12/2006 31/12/2007 31/12/2008

Nguồn vốn trung dài hạn 3.094 3.203 5.046

Dư nợ CV trung dài hạn 1.000 887 1.269

Phần dư NV trung dài hạn 2.094 2.316 3.777

Một phần của tài liệu tình hình hoạt động của ngân hàng nói chung và hệ thống NHNo&PTNT (Trang 24 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(56 trang)
w