Thực hiện chính sách lãi suất mềm dẻo và tiết kiệm chi phí huy động

Một phần của tài liệu tình hình hoạt động của ngân hàng nói chung và hệ thống NHNo&PTNT (Trang 41 - 44)

CHƯƠNG 2: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI PHÒNG GIAO DỊCH SỐ 17 NHNO&PTNT

2.2. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VỐN TẠI PHÒNG GIAO DỊCH SỐ 17 NHNO&PTNT

2.2.2. Thực hiện chính sách lãi suất mềm dẻo và tiết kiệm chi phí huy động

Lãi suất là công cụ quan trọng để ngân hàng huy động vốn hiện có trong các tầng lớp dân cư, doanh nghiệp, các tổ chức tín dụng khác, đồng thời ngân hàng có thể sử dụng để điều chỉnh cơ cấu tiền gửi có kỳ hạn do mục đích chủ yếu của khách hàng là có lãi. Chính sách lãi suất hợp lý phải vừa đẩy mạnh thu hút ngày càng nhiều vốn trong xã hội, đồng thời vừa kích thích các đơn vị, tổ chức kinh tế sử dụng vốn có hiệu quả trong sản xuất kinh doanh.

Kinh nghiệm thành công trong lĩnh vực huy động vốn bằng các công cụ lãi suất cho thấy: chính sách lãi suất chỉ phát huy được hiệu lực của nó đối với việc huy động vốn trong điều kiện tiền tệ ổn định, giá cả ít biến động thất thường.

Lãi suất hiện nay còn bị ảnh hưởng rát lớn bởi sự cạnh tranh giữa các ngân hàng và các tổ chức tín dụng khác. Do đó, Ngân hàng cần xây dựng và thực hiện chính sách lãi suất trên cơ sở chính sách khách hàng và tính toán lãi suất có hiệu quả, đồng thời phải đảm bảo tính linh hoạt, uyển chuyển , đảm bảo quyền lợi của người gửi tiền, người vay tền nhưng trên nguyên tắc: người kinh doanh có

suất cũng phải tuân theo quy luật về cung cầu trên thị trường, trong đó lãi suất đầu ra quyết định lãi suất đầu vào, thể hiện huy động vốn phải được thực hiện trên cơ sở sử dụng vốn. Tùy theo điều kiện cụ thể, Ngân hàng nên điều chỉnh khung lãi suất huy động phù hợp, đảm bảo tính cạnh tranh.

Căn cứ lãi suất điều chuyển nội bộ của trung ương, mặt bằng lãi suất trên địa bàn, lãi suất bình quân đầu vào, đầu ra, tình hình vốn tại ngân hàng để quyết định lãi suất huy động. Xác định lãi suất bình quân đầu vào, đầu ra,Ngân hàng cần thường xuyên theo dõi tình hình lãi suất thị trường, dự đoán xu hướng biến động để đưa ra mức lãi suất hợp lý, linh hoạt.

Lãi suất huy động có ảnh hưởng lớn trong việc kích thích khách hàng gửi tiền, cho nên ngoài yếu tố niềm tin vào ngân hàng,nếu mức lãi suất huy động hợp lý sẽ thu hút được những khoản tiền nhàn rỗi trong xã hội vào Ngân hàng.

Hiện nay, vấn đề lãi suất đang là vấn đề khó khăn đối với tất cả các NHTM. Một mặt, nhằm thu hút khách hàng mặt khác nhằm bảo đảm lợi ích của mình. Dođó việc tính toán lãi suất phải đảm bảo:

- Lãi suất huy động tương đối với các khoản tiền gửi, đảm bảo quyền lợi của khách hàng .

- Lãi suất huy động phải dựa vào lãi suất đầu ra,bù đắp chi phí của Ngân hàng đảm bảo kinh doanh có lãi.

- Phản ánh được mữc lãi suất thị trường, tạo được sức hút khách hàng.

- Với các kì hạn càng dài thì lãi suất huy động càng lớn, bởi với thời hạn càng dài thì khách hàng sẽ gặp nhiều rủi ro.

- Lợi nhuận bình quân của doanh nghiệp.

Áp dụng chính sách lãi suất linh hoạt kết hợp với nghiên cứu nhu cầu khách hàng nhằm đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ Ngân hàng để nâng cao khả năng cạnh tranh của Ngân hàng. Thường xuyên theo dõi tình hình lãi suất trên thị trường, dự báo xu hướng biến động, thực hiện tính lãi suất đầu ra, đầu vào

để đề ra mức lãi suất vừa có tính cạnh tranh vừa hấp dẫn nhưng vẫn đảm bảo lợi ích của Ngân hàng.

Về lãi suất tiền gửi tiết kiệm giữa ngoại tệ và nội tệ còn có chênh lệch nhau . Do đó cần kéo dần lãi suất đồng Việt Nam và ngoại tệ trong điều kiện có tính đến chỉ số lạm phát của hai loại tiền này. Lãi suất và tỷ giá có nhiều diễn biến phức tạp, Ngân hàng cần cập nhật lãi suất , tỷ giá trên thị trường để chủ động điều hành linh hoạt, an toàn, hiệu quả trong kinh doanh.

Trong huy động vốn, mỗi ngân hàng cần cố gắng áp dụng mọi biện pháp có thể nhằm tìm kiếm được nguồn vốn sao cho chi phí huy động thấp nhất và sử dụng vốn để cho vay với lãi suất chấp nhận trên thị trường. Chi phí về lãi suất huy động được đánh giá bởi mức lãi suất huy động bình quân, tính bằng bình quân gia quyền của các nguồn vốn huy động. Chi phí đó phải có khả năng bù đắp bằng nguồn thu của Ngân hàng, chủ yếu là lãi cho vay. Bên cạnh chi phí là lãi suất, trong quá trình huy động vốn của Ngân hàng còn phải chịu chi phí khác như chi phí tiền lương nhân viên, chi phí in ấn giấy tờ nghiệp vụ, chi phí cơ sở vật chất, chi phí giao dịch...Chi phí này thường chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng chi phí nhưng nếu tiết kiệm được cũng giảm bớt gánh nặng cho Ngân hàng.

Đối với Phòng giao dịch số 17 Cao Thắng,cần thực hiện thêm các biện pháp như sau:

- Nâng cao lãi suất đối với tiền gửi trung dài hạn,đồng thời giảm lãi suất tiền gửi không ki hạn hoặc kì hạn ngắn để đản bảo lãi suất trung bình vẫn không bin tăng lên đối với toàn bộ nguồn vốn huy động.

- Có các biện pháp khuyến khích khách hàng duy trì số tiền trên tài khoản với thời hạn dài hơn thời hạn gửi ban đầu. Đó là, nếu hết kỳ hạn gửi đầu tiên mà khách hàng vẫn chưa có nhu cầu sử dụng khoản tiền đó và tiếp tục gửi tại ngân hàng, thì thời gian gửi tiếp theo đó Ngân hàng nên thưởng cho khách hàng với một tỷ lệ phần trăm nào đó.

Một phần của tài liệu tình hình hoạt động của ngân hàng nói chung và hệ thống NHNo&PTNT (Trang 41 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(56 trang)
w