Cha mẹ là tấm gương cho con

Một phần của tài liệu LÀM THẾ NÀO ĐỂ GIÁO DỤC TRẺ CHƯA NGOAN (Trang 23 - 31)

B. LÀM GÌ KHI TRẺ CHƯA NGOAN: 1. Nguyên nhân trẻ chưa ngoan

2.1. Môi trường gia đình

2.1.1. Cha mẹ là tấm gương cho con

Trang bị kỹ năng làm cha mẹ, thấu hiểu tâm lý con. Trong đó, đặc biệt quan trọng là tính Nhất quán trong giáo dục con cái. Cha và mẹ ai cũng có lý theo cách nhìn nhận vấn đề của mình. Làm sao để dung hòa? Phụ huynh thường có khuynh hướng nhìn nhận sự việc và quyết định dạy con theo kinh nghiệm của bản thân, đây là điều kiện cần; giáo dục trẻ đứng trên quan điểm lựa chọn phù hợp nhất cho trẻ lấy trẻ làm trung tâm tại từng thời điểm, hoàn cảnh cụ thể theo ý kiến của chúng tôi, là điều kiện đủ, để các ông bố bà mẹ nhận ra điểm chung cùng nhìn về một phía: thống nhất cách giáo dục nào là tốt cho con của họ, chứ không phải ai sai, ai đúng…

2.1.2. Chất lượng cuốc sống và mối quan hệ trong gia đình

Hạnh phúc: Người lớn, hãy cùng nhau vun đắp tạo cho con một môi trường sống an toàn, yên lành và hạnh phúc. Trước tiên, hãy hạnh phúc!

24 Nguồn cảm hứng lớn nhất của chúng tôi về đề tài “Hạnh phúc” không đâu khác chính là “Hector và hành trình thú vị đi tìm Hạnh phúc” của nhà tâm thần học Francois Lelord được NXB Trí Việt phát hành dưới sự hiệu đính của bác sỹ thầy giáo Lâm Hiếu Minh mà cũng vì có duyên làm học trò thầy mà chúng tôi cóhân hạnh sớm được tiếp xúc . Với hiểu biết hạn hẹp của mình, chúng tôi không đi sâu vào bình luận tác phẩm, mà chỉ xin trích một số chi tiết minh họa phục vụ cho đề tài: thế nào là hạnh phúc, và làm thế nào để sống hạnh phúc?

Chúng tôi tự vấn, nếu Hector không phải là bác sỹ tâm thần,Hector đã có gia đình, nếu Hector không sống ở Paris, hoặc giả dụ nhân vật chính là một nữ bác sỹ (có tên Hera chẳng hạn), thì bài học về hạnh phúc có dừng ở con số 23? Sẽ nhiều hơn?Ít hơn? Khác đi?...Không ai biết chắc được vì: Hạnh phúc là ở mỗi người, là ở cách ta nhìn nhận sự việc (quy tắc số Thật vậy, với đề xuất “người lớn”

hãy sống hạnh phúc, hãy tạo cho con một môi trường gia đình yên lành hạnh phúc, chúng tôi không có ý định đưa ra hình mẫu bố phải thế này, mẹ phải thế kia con mới hạnh phúc. Thông điệp của chúng tôi là: hãy sống và thể hiện theo cách phù hợp nhất mà bản thân mình cho “đấy là hạnh phúc” – khi bản thân mỗi người hạnh phúc vì “cảm thấy mình có ích cho người khác” và “làm được công việc mà mình yêu thích”. Đồng thời, hạnh phúc trong sự tương tác với gia đình nhất định phải có sự“quan tâm đến việc làm cho người xung quanh hạnh phúc”.

2.1.3. Nuôi dưỡng và phát triển tâm lý cho trẻ

Tạo cho con niềm tự hào vì là chính mình, giúp trẻ tự tin thể hiện bản thân, niềm tự hào về gia đình (ông bà cha mẹ), yêu quý trân trọng tình cảm gia đình, tự hào về truyền thống, lịch sử gia đình, là tiền đề để trở thành những những ông bố bà mẹ tốt trong tương lai và những công dân có ích cho xã hội.

Về quan điểm này, chúng tôi không thể không nhắc đến “Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ” của nhà văn Nguyễn Ngọc Thuần. Rất nhiều mẩu chuyện nhỏ trong đó gieo cảm hứng cho chúng tôi, đến nỗi một số thành viên của nhóm - những bà mẹ -quyết định phải đọc cho con mình nghe, vì mỗi đứa trẻ, đều xứng đáng được biết về thời khắc chúng ra đời, và về “những âm thanh đẹp nhất” và vì

“những người thân trong gia đình là những người nhớ về mình nhiều và đầy đủ

25 nhất: Những người giữ bí mật của mình”. “Bố tôi nói: không có gì đẹp bằng cái tên của mình. Một cái tên là một tình thương lớn”… “Bạn tên gi?” Có khi nào bạn hỏi bố mẹ tại sao bạn lại có cái tên đó không? Tôi tin rằng bạn sẽ được nghe một câu chuyện thật dài về nó. Đó là một bí mật về bạn. Một bí mật mà chỉ bố và mẹ bạn biết. Và chỉ khi đó bạn mới biết tại sao một cái tên lại là một tiếng nói đẹp đẽ nhất”. Lịch sử của một đứa trẻ bắt đầu từ sự kiện nó ra đời và được đặt tên, mỗi ông bố bà mẹ đều có những câu chuyện dài cảm động đằng sau một đứa trẻ, hãy kể cho chúng nghe, hãy để chúng tự hào và yêu quý bản thân chúng, bắt đầu từ cái tên. Dù điều đó còn mới mẻ với bạn, vì bố mẹ bạn chưa kịp kể cho bạn nghe về cái tên của mình.

Gieo cho con niềm tự hào vì trẻ chính là trẻ, một phiên bản đặc biệt không ở đâu trên thế giới lặp lại, niềm tự hào về cha, mẹ, ông, bà, về những điều giản dị quanh cuộc sống thường nhật là mảnh đất tốt cho ươm một mầm tốt cho quả ngọt về sau.

Chuẩn bị tâm lý và kỹ năng cho con, đặc biệt là giai đoạn bắt đầu đi học

Bước chân ra khỏi môi trường gia đình, khỏi sự chăm sóc chu đáo của mẹ và mọi người lớn xung quanh để tới một môi trường lạ lẫm (không gian, giờ giấc, đồ ăn thức uống), phải tuân theo những quy tắc xa lạ của tập thể, phải chia sẻ một cô giáo cho rất nhiều bạn khác là một bước thay đổi lớn. Trẻ cần được biết, chuẩn bị trước kỹ càng về mọi mặt đặc biệt là về tâm lý để tránh việc tới trường trở thành một sự kiện kinh hoàng.

Đưa con buổi đầu tới trường không đơn thuần là mua cặp sách, chở con tới cổng trường và phó thác cho cô giáo mà là trang bị để con vững vàng bước chân ra thế giới rộng lên bên ngoài một cách tự tin cùng trí tò mò khám phá.

2.1.4. Phương pháp giáo dục:

Phương pháp không roi vọt

Theo Thạc sĩ tâm lý Nguyễn Thị Minh, giảng viên Học viện Hành chính Quốc gia TP HCM, thực trạng trên là vấn đề gặp phải của rất nhiều gia đình hiện nay, khi mà bố mẹ cảm thấy “bất lực” với chính đứa con mình sinh ra. Ví dụ như

26 trường hợp phát hiện con trộm tiền trong túi áo, người bố trẻ lôi nó ra giữa nhà đánh cho một trận. Tuy nhiên, tình trạng này vẫn tái diễn làm người bố cảm thấy vô cùng băn khoăn trong tình cảnh “Đánh thì thương, nương thì tội”!

Để dạy con, biện pháp tiêu cực thường được họ sử dụng đầu tiên như đánh đập, chửi mắng, tra tấn đứa trẻ bằng nhiều hình thức. Cuối cùng vấn đề chính là

"giáo dục con" vẫn không được giải quyết.Trong giáo dục trẻ, việc đánh đập, chửi mắng không những không giúp ích mà còn có tác dụng ngược khiến đứa trẻ sẽ lì lợm hơn, cứng đầu và vi phạm lỗi nặng hơn. "Đứa trẻ thể hiện những hành vi, thái độ của mình như vậy để làm gì? Có phải chúng không biết suy nghĩ hay chúng ghét cha mẹ của mình? Mỗi đứa trẻ sẽ có những biểu hiện chưa ngoan khác nhau tùy thuộc vào mục đích mà chúng hướng đến".

Qua đây, bà Minh gợi ý với các bậc phụ huynh về cách giáo dục con bằng phương pháp "không roi vọt" dưa theo nghiên cứu của Plan (Tổ chức nhân đạo phi chính phủ, hoạt động tập trung vào việc giúp đỡ trẻ em). Phương pháp này liệt kê rõ mục đích của trẻ khi biểu hiện những thái độ và hành vi chưa ngoan, tương ứng với với mỗi hành vi mà cha mẹ có cách ứng xử như thế nào. Cụ thể như sau:

Phương pháp PLAN: Từ mục đích đến giải pháp

Mục đích của trẻ là thu hút sự chú ý:

Với mục đích này, đứa trẻ sẽ biểu hiện là thường làm hề, trò láu cá, ăn mặc khác thường, hay quên, lơ là việc phải làm. Trong trường hợp này, cha mẹ nên:

- Nếu có thể, giảm thiểu hoặc không để ý đến hành vi của trẻ vào lúc đó.

- Nhìn nghiêm nghị nhưng không nói gì cả.

- Hướng trẻ vào hành vi khác phù hợp hơn.

- Nhắc nhở (tên, công việc phải làm), cho trẻ có sự lựa chọn ví dụ: Con có thể nấu cơm ngay bây giờ hoặc chút nữa nhưng đến 11h mẹ về đến là phải nấu cơm xong.

- Phân tích hành vi và hậu quả.

- Lập nội quy hay các bước tiếp theo mà cha mẹ sẽ thực hiện với trẻ.

Mục đích của trẻ là nhằm chứng tỏ quyền lực, sức mạnh:

27 Đứa trẻ sẽ biểu hiện hành vi hung hăng, đánh nhau, đôi co, cãi lý, thù địch, thách thức, không nghe lời, nói dối, “mặc kệ”, bướng bỉnh, chống đối, kháng cự.

Cha mẹ ứng xử như sau:

- Bình tĩnh, rút khỏi cuộc đôi co, tránh xung đột, không tham chiến, để trẻ nguôi nóng nảy.

- Cố gắng hiểu cảm xúc của trẻ, thể hiện mình hiểu cảm xúc đó, chia sẻ cảm xúc của mình về tình huống đó, trao đổi để phòng tránh vấn đề tương tự trong tương lai.

- Giúp trẻ thấy có thể sử dụng “sức mạnh, quyền lực” theo cách tích cực hơn. Nếu cha mẹ tham gia đôi co quyền lực hoặc nhượng bộ chỉ làm trẻ mong muốn có quyền lực hơn.

- Quyết định xem bạn sẽ làm gì, chứ không phải bạn sẽ bắt trẻ sẽ làm gì.

- Lập nội quy hay các bước tiếp trong đó, cha mẹ sẽ cần dành thời gian cho trẻ.

Mục đích để trả đũa:

Trẻ sẽ thể hiện bằng cách làm tổn thương ai đó, hỗn láo, bạo lực, phá phách đồ đạc, ăn trộm, nhìn người khác bằng thái độ hằn học, nói năng xúc phạm đến người khác.

Cha mẹ nên:

- Kiên nhẫn. Rút khỏi vòng luẩn quẩn “trả miếng” lẫn nhau. Tránh trừng phạt.

- Duy trì sự thân thiện trong khi kiên nhẫn chờ đợi để trẻ nguôi dần.

- Khích lệ sự hợp tác, xây dựng lòng tin.

- Hợp tác làm việc riêng với trẻ để giải quyết khó khăn.

- Sử dụng kỹ năng khích lệ, cho trẻ thấy được yêu thương, tôn trọng.

- Lập nội quy hay các bước tiếp theo, trong đó cha mẹ sẽ cần dành thời gian cho trẻ.

28

Mục đích thể hiện hành vi không thích hợp hoặc né tránh thất bại: Trẻ biểu hiện dễ dàng bỏ cuộc, không cố gắng, không tham gia, trốn việc, trốn học.

Cha mẹ nên:

- Không phê phán, chê bai.

- Dành thời gian rèn luyện hoặc phụ đạo cho trẻ (đặc biệt về học tập).

- Chia nhỏ nhiệm vụ, bắt đầu từ việc dễ để trẻ có thành công ban đầu.

- Sử dụng kỹ năng khích lệ, tập trung vào điểm mạnh của trẻ.

- Không thể hiện thương hại, không đầu hàng.

- Dành thời gian thường xuyên cho trẻ, giúp trẻ.

Mục đích là tìm kiếm sự phấn khích:

Trẻ biểu hiện: trốn công việc thường ngày đơn điệu, dễ quan tâm đến sở thích khác thường (trò nghịch tinh quái, mạo hiểm, thường giao du với bạn “cùng hội cùng thuyền”.

Cha mẹ nên:

- Cố gắng đa dạng hóa hay cân bằng giữa các hoạt động trẻ phải làm (học tập, việc nhà) và những hoạt động giải trí lành mạnh theo sở thích của trẻ.

- Cùng hợp tác để tìm ra cách thức làm cho cuộc sống vui vẻ, thích thú hơn.

- Khi trẻ tham gia vào các hành vi vô trách nhiệm hay mạo hiểm, cha mẹ có thể giúp trẻ nhận thức về hệ quả của các hành vi đó và khích lệ trẻ tìm các hành vi tích cực hơn để thay thế.

29

Mục đích tìm kiếm sự chấp nhận của bạn bè:

Trẻ sẽ biểu hiện: thường xuyên cố gắng và thể hiện để được nhiều bạn cùng trang lứa chấp nhận, sẵn sàng trốn học đi chơi với bạn, ăn trộm tiền để bao bạn bè.

Cha mẹ nên:

- Phân tích cho trẻ hiểu về những giá trị về bạn bè, điều gì nên và không nên khi chơi với bạn.

- Dạy trẻ kỹ năng trì hoãn để có thêm thời gian xử lý những tình huống bị bạn bè rủ rê, thách thức. Ví dụ như: “Tớ chưa thấy thích làm việc đó lắm”, “tớ không nói là không bao giờ hay không dám mà là chỉ nói là không phải bây giờ, thế thôi”, “tớ thấy đói quá, phải ăn cái gì đã rồi làm gì mới làm”. Trong một số trường hợp thì đi vào nhà vệ sinh rồi nghĩ cách; hoặc nói lái đi “nếu về nhà muộn quá, bố mẹ nói sẽ không cho đi tiếp nữa, thế thì không có lần sau đâu…

Nguyên lý Premack

Dùng một sự kiện hoặc một hoạt động nào đó mà trẻ con ưa thích hơn để củng cố mốt ự kiện hoặc hoạt động mà trẻ con không ưa thích. Ví dụ: Nếu trẻ thích xem tivi hoặc tích đi chơi hơn học bài thì phụ huynh củng cố bằng cách trẻ học bài xong sẽ được xem tivei hoặc được đi chơi.

Nguyên tắc “uốn nắn”

Thay đổi cách ứng xử của trẻ theo từng bước nhỏ nối tiếp sao cho gân đúng với thành quả mong muốn sau cùng. Ví dụ: Đa số trẻ em thích chơi khuya, không chịu đi ngủ đúng giờ cha mẹ quy định. Thậm chí, một số trẻ đã vào giường lại tìm cách ‘câu giờ’ đòi uống nước, đi tiểu hoặc chơi đồ chơi. Tình trạng này kéo dài sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe của trẻ. Vậy cha mẹ phải làm gì? Phải cho trẻ một chút tự do. Thay vì ra lệnh, quát mắng con: "Đánh răng đi! Mặc đồ ngủ vào! Đi ngủ ngay!", bạn hãy quy định giờ đi ngủ cho trẻ và cứ để chúng tự đi ngủ theo cách mà chúng muốn. Nếu bạn yêu cầu trẻ bằng cách hỏi ý kiến "Con muốn đánh răng hay thay áo ngủ trước?" hoặc gợi ý cho con từng bước "Con sẽ làm gì sau khi tắm xong?" thì chúng dễ tuân thủ hơn, có trách nhiệm hơn với công việc của mình. Trẻ thường vâng lời hơn nếu được chỉ dẫn thay vì ra lệnh.

30

ỨNG DỤNG

Cuối tuần rồi, đi làm về anh Trung (Q.12) phát hiện bé Huy đang móc tiền trong túi áo của bố treo trên tường. Vừa tức giận vừa thất vọng về hành động của con, anh đã lôi bé ra giữa nhà đánh đòn một trận thật đau. "Thấy con khóc mà thương, nhưng mình ghét tật trộm cắp. Từ hôm đó tôi thấy cháu cứ lầm lì chẳng chịu ăn cơm, tôi lại phải quát mắng cháu mới ngồi vào bàn. Liệu tôi đánh con như thế có quá không?", người cha băn khoăn.

Phân tích:

Tình huống: bé Huy có hành vi chưa ngoan - lấy tiền của bố khi chưa được phép.

Ứng xử của phụ huynh: anh Trung phạt con bằng đòn roi.

Hậu quả: bé Huy lầm lì ít nói, buồn bã, không hợp tác với bố mẹ, thái độ thay đổi.

Thái độ anh Trung: băn khoăn không biết mình đã làm đúng hay sai; bất an vì thái độ của con, và không biết phải làm gì để cải thiện tình hình.

Áp dụng phương pháp Plan:

Phân tích hành vi: tìm hiểu mục đích của bé Huy: bé lấy tiền để làm gì (bé sử dụng vào mục đích gì: chơi game? Bao bạn bè ăn? Bị trẻ lớn hơn quanh xóm bắt nạt, bắt phải đưa tiền…, mua kẹo bánh, đồ chơi…)

Anh Trung nên:

- Kiềm chế cơn giận của mình, tránh trút giận, la hét hoặc phạt con bằng roi vọt vì quá thất vọng với hành động của con.

- Giải thích cho bé Huy rõ hành vi lấy trộm tiền là sai (giải thích rõ thế nào là “trộm” và vì sao “sai”)

- Trao đổi sâu với con về nguyên nhân thôi thúc trẻ lấy tiền, vì sao không nói với bố mẹ.

- Nghiêm nghị nhưng tình cảm, không chê bai con, không dè bỉu hành vi xấu của con.

- Tranh thủ hỏi han việc trường lớp của bé Huy, tìm hiểu bạn bè, hoặc khó khăn bé Huy gặp phải (nếu có)

- Thỏa thuận giữa ba mẹ và bé Huy: lần sau, nếu cần gì hãy nói cho bố mẹ biết trước. Bố và mẹ sẽ cùng con giải quyết.

- Ra nguyên tắc “không tự lấy khi chưa được phép” một số điều mục trong đó có tiền.

Một phần của tài liệu LÀM THẾ NÀO ĐỂ GIÁO DỤC TRẺ CHƯA NGOAN (Trang 23 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(41 trang)