B. LÀM GÌ KHI TRẺ CHƯA NGOAN: 1. Nguyên nhân trẻ chưa ngoan
2.2.2. Biện pháp khắc phục – Giảm thiểu tác động tiêu cực từ phía nhà trường: đặt học sinh ở vị trí trung tâm
Hãy đặt học sinh ở vị trí trung tâm
Không có thầy giỏi, những người thầy tha thiết, tâm huyết với nghề dạy học sẽ không có “Nhân cách – nhân lực” tốt cho đất nước. Do đó, nhà nước cần có những chính sách thu hút học sinh giỏi thi vào ngành sư phạm để ngành giáo dục có những giáo sinh đầy năng lực ngay từ đầu vào. Hệ thống lương thưởng cũng cần có những cải tiến để giáo viên yêu nghề, có động lực sáng tạo và đầu tư công sức để nâng cao chất lượng dạy học, đổi mới phương pháp và hỗ trợ thêm các học sinh chưa đáp ứng được mong đợi của nhà trường. Chương trình giảng dạy cũng cần giảm phần học chữ, tăng phần rèn người, cụ thể là cần giảm nhẹ tính hàn lâm, cắt bớt phần lý thuyết và tạo cơ hội cho học sinh được thực hành, trải nghiệm thực
34 tiễn đối với các môn khoa học tự nhiên cũng như các môn khoa học xã hội, rèn luyện kỹ năng sống và xây dựng giá trị sống đúng mực.
Việc dạy học đòi hỏi rất nhiều nỗ lực của thầy cô, chưa kể việc hỗ trợ các học sinh chưa ngoan trở nên chín chắn hơn về nhận thức, thay đổi hành vi và có động cơ học tập là cực kỳ gian nan. Việc này đòi hỏi tâm và tầm của giáo viên, lẫn thời gian và công sức.
Yếu tố quan trọng nhất là tâm của giáo viên. Giáo viên phải thực sự yêu nghề, yêu trẻ, thực sự quan tâm đến học sinh và sẵn sàng bỏ thời gian, công sức để giúp trẻ. Giáo viên có niềm tin trẻ có thể thay đổi nếu được giúp đỡ đúng cách và các học sinh chưa ngoan chỉ là các em có nhu cầu được giúp đỡ cao hơn các em khác.
Yếu tố vô cùng cần thiết là cách tiếp cận nhân văn đối với việc giảng dạy học sinh nói chung và hỗ trợ trẻ chưa ngoan nói riêng. Các nhà giáo dục kể từ cấp quyết định chính sách đến các thầy cô đứng lớp cần nắm vững Phương pháp luận về dạy học lấy người học làm trung tâm với nền tảng là các công trình nghiên cứu của Carl Rogers (Liệu pháp Thân chủ Trọng tâm (Client-Centered Therapy) năm 1951 và Tự do để học tập trong thập kỷ 80 (Freedom to Learn for the 80’s) năm 1983). Những điểm chính của cách tiếp cận này như sau:
Người học được đặt ở vị trí trung tâm của nền giáo dục. Toàn bộ quá trình dạy học đều hướng vào nhu cầu, khả năng, lợi ích của học sinh. Nhân cách của mỗi cá nhân chỉ được hình thành, phát triển và hoàn thiện (hay bị “thui chột”) trong quá trình cá nhân đó tự tương tác với hoàn cảnh. Vấn đề là người lớn phải tạo ra “hoàn cảnh mang tính người” để mỗi cá nhân tự trui rèn trong đó. Muốn họ
“tự trui rèn” thì không thể “khoác đồng phục” cho mọi cá nhân rất khác nhau. Trái lại, người thầy cần hướng dẫn để từng cá nhân cụ thể tự “thi công” (chứ không thể làm thay), nghĩa là cần theo quan điểm “dạy học cá thể” và “dạy học lấy người học làm trung tâm”.
Giáo viên tạo niềm tin nơi trẻ bằng cách thể hiện rằng trẻ được quan tâm, được lắng nghe, được thấu hiểu, được chấp nhận và được tôn trọng. Trẻ không còn có cảm giác cô độc, bị chối bỏ, bị xem thường.
Giáo viên giúp trẻ xây dựng lòng tự tin, nâng cao lòng tự trọng, không còn đánh giá thấp bản thân bằng cách tạo cơ hội cho trẻ thành công, động viên trẻ khi
35 có những thành công nhỏ nhất. Do đó sự thành công của giáo viên không bắt buộc phải là trẻ trở thành các học sinh hoàn hảo, có thành tích học tập xuất sắc hoặc hạnh kiểm gương mẫu mà là trẻ dần dần từng bước một từ bỏ thói quen xấu, rèn luyện thói quen tốt, có thái độ học tập tích cực và dần dần xây dựng được động cơ học tập nơi trẻ.
Giáo viên hiểu rất rõ là không ai có thể cho người khác cái gì mình không có. Chính giáo viên cũng phải là 1 hình mẫu về đạo đức, về gương học tập.
Nhà trường cần tổ chức cho học sinh hoạt động trong môi trường tập thể, tham gia các phong trào đoàn đội để giúp học sinh nhanh chóng thích ứng và dễ hòa nhập với môi trường xã hội sau này.
Cụ thể là giáo viên sẽ:
- Thực sự lắng nghe trẻ, khuyến khích trẻ giao tiếp với Giáo viên
- Tìm hiểu hoàn cảnh gia đình – vận động gia đình hợp tác trong việc hỗ trợ trẻ từ bỏ những thói quen xấu không có lợi cho việc học tập và phát triển nhân cách.
- Quan sát – tìm hiểu vấn đề, điểm mạnh điểm yếu của trẻ để hỗ trợ trẻ phát huy thế mạnh, khắc phục điểm yếu.
- Giáo viên đăt mình trong trình độ của trẻ và đưa ra những nhiệm vụ, bài tập phù hợp với trẻ để nâng cao sự tự tin của trẻ.
- Giáo viên hoan nghênh, tán thưởng các thành công của trẻ chưa ngoan, dù là rất nhỏ. Các thành công được công nhận sẽ dẫn đến những thành công lớn hơn.
- Giáo viên cùng học sinh xây dựng nội quy – nhiệm vụ của lớp trong đó có nội quy – nhiệm vụ dành cho chính giáo viên.
- Giáo viên nắm vững các phương pháp kỷ luật tích cực và có thể xử lý 1 cách bình tĩnh những thách thức của trẻ. Giá viên không bao giờ sử dụng các hình thức đánh đập, nhục mạ, mỉa mai… các học sinh chưa ngoan.
- Giáo viên phải mẫu mực trong thái độ, hành vi: giảng dạy nghiêm túc, không có thái độ thiên vị, bất công, trù dập hay phân biệt đối xử. Thái độ của giáo viên cần phải thể hiện sự yêu thương và tôn trọng học sinh.
36 - Giáo viên kiên nhẫn với sự tiến bộ chậm chạp hoặc không hề tiến bộ của học sinh và thậm chí chấp nhận thất bại dù đã bỏ ra nhiều công sức, tình cảm mà không mất tự chủ, cay cú.
Để tạo môi trường thuận lợi cho sự thay đổi tích cực của các học sinh chưa ngoan, đoàn đội cũng phải phát huy vai trò định hướng hành vi cho trẻ. Các hoạt động của đoàn đội cần phải phong phú, hấp dẫn để trẻ có hứng thú tham gia.
Đoàn đội phải là sân chơi lành mạnh cho trẻ, giúp trẻ rèn luyện thói quen tốt và ngăn chặn ảnh hưởng của bạn bè xấu.