• Theo thông tư 22 về việc ban hành Danh lục loài ngoại lai xâm hại của Bộ Tài nguyên và Môi trường (2011), 9 loài cá (gồm Cá rô phi đen, Cá tỳ bà lớn, Cá lau kiếng, Cá trê phi, Cá ăn muỗi, Cá vược miệng bé, Cá vược miệng rộng, Cá hổ, Cá rô mo Trung Quốc), 2 loài bò sát (rùa tai đỏ, Cá sấu Cuba Crocodylus rhombifer) là loài ngoại lai xâm hại đã được ghi nhận tại Việt Nam.
• Các loài này du nhập vào nước ta chủ yếu phục vụ mục đích kinh tế (nuôi trồng) và làm cảnh. Cũng theo thông tư trên, 2 loài cá, 3 loài ếch nhái và 1 loài rắn có nguy cơ xâm hại nhưng chưa có ghi nhận tại Việt Nam.
MỘT SỐ LOÀI ĐỘNG VẬT NGOẠI LAI XÂM LẤN
MỘT SỐ LOÀI ĐỘNG VẬT NGOẠI LAI XÂM LẤN
• Ốc bươu vàng (Pomacea canaliculata)
• Cá trê phi (Clarias gariepinus)
• Rùa tai đỏ (Trachemys scripta subsp. elegans )
Ốc bươu vàng
• Năm 1988, Ốc bươu vàng được nhập bằng nhiều cách khác nhau như một nguồn thực phẩm cung cấp cho người và động vật nuôi. Ốc bươu vàng đã xâm nhiễm vào đồng ruộng ở Việt Nam và với điều kiện sinh thái phù hợp, chúng đã phát triển nhanh chóng, trở thành dịch hại trên nhiều loại cây trồng trên cả nước.
• Ốc bươu vàng là loài động vật ăn mạnh và có sức sinh sản rất nhanh.
• Chúng sống ở nhiều nơi có nước như ao, đầm lầy, đầm sen, kênh mương nước, ruộng lúa. Ốc bươu vàng nhờ hệ thống hô hấp đặc biệt: vừa thở được bằng mang dưới nước, vừa thở được trong không khí, nên chúng chịu đựng được điều kiện khắc nghiệt như bị ô nhiễm, tù đọng thiếu ôxy.
• Ốc bươu vàng di chuyển rất dễ dàng và nhanh chóng qua con đường nước (sông, kênh mương, nước ngập tràn).
Ốc bươu vàng
• Đến năm 1998, 57/64 tỉnh thành và 309/534 huyện trong cả nước đã bị nhiễm ốc bươu vàng, 109 ngàn ha lúa; 3,5 ngàn ha rau muống;
15km2 mặt nước ao hồ, 4 km2 sông rạch đã bị xâm nhiễm ốc bươu vàng. Tháng 5/1998 loài này được Chính phủ xác định như là dịch hại cây trồng nguy hiểm (đối tượng kiểm dịch nhóm II). Nhiều biện pháp phòng trừ ốc bươu vàng đã được nghiên cứu và ứng dụng rộng rãi.
Ốc bươu vàng
• Một số thuốc hóa học đã được sử dụng để trừ ốc bươu vàng.
• Tuy nhiên, việc sử dụng nhiều loại thuốc hóa học đã ảnh hưởng tới các loài động vật thủy sinh, làm nghèo đi sự đa dạng sinh học, nhất là cá, động vật là mồi cho các loài chim, ngay cả chính các loài ốc hến và các loài thân mềm nói chung có vai trò quan trọng trong chu trình chuyển hóa vôi, làm giảm sức sinh sản và sức sống của nhiều loài chim.
Ốc bươu vàng
Cá trê phi
• Phân bố rộng rãi ở Châu Phi và một phần châu Á.
Môi trường sống chủ yếu của chúng là các hồ nước tĩnh, vũng đầm lầy hay những dòng sông. Cá trê phi có phổi giả, cơ thể thon dài và có khả năng sản sinh số lượng lớn chất nhầy giúp chúng thích nghi được trong môi trường nước tù động hay khô hạn.
• Trong môi trường tự nhiên, cá trê phi là loài ăn tạp, thức ăn của có thể là mảnh vụn thực vật, phiêu sinh thực vật, động vật chân khớp nhỏ, ốc, cá thậm chí là một số loài ếch nhái, bò sát.
• Từ những năm 1990, cá trê phi bắt đầu được nuôi trong các trang trại ở châu Âu, châu Á đến châu Mỹ Latinh.
• Chính việc nới lỏng quản lý đã tạo điều kiện cho loài này phát tán ra ngoài tự nhiên và ảnh hưởng đến hệ sinh thái bản địa.
• Tại Brazil, cá trê phi đã được công bố là sinh vật ngoại lai nguy hại, làm suy giảm quần xã cá của nhiều lưu vực.
Cá trê phi
Rùa tai đỏ
• Rùa tai đỏ là loài bản địa của vùng Đông Bắc và Trung Mỹ nhưng đã được du nhập làm cảnh tại hơn 30 quốc gia trên khắp thế giới với hàng triệu cá thể được bán trong những thập kỷ gần đây.
• Con non có kích thước chỉ vài cm có hình thức rất đẹp, hai bên tai sau mắt có dải màu đỏ hoặc cam, mai có sọc xanh và vàng, yếm màu vàng tươi có chấm tròn màu đen. Tuy nhiên, khi lớn lên thì yếm của chúng biến thành toàn màu đen.
• Đó là nguyên nhân để những người mua rùa tai đỏ nhỏ về làm sinh vật cảnh, khi chúng lớn lên và không còn đẹp nữa thì ném rùa ra ngoài sông hồ. Từ đó rùa tai đỏ mới phát triển và sinh con đẻ cái trên khắp thế giới.
• Rùa tai đỏ hiện nằm trong danh sách 206 loài xâm hại toàn cầu và 100 loài xâm hại nguy hiểm nhất thế giới.
Rùa tai đỏ