Phân tích tỷ số tài chính đặc trưng của doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập tốt nghiệp tại công ty TNHH M và S VINA (công ty may mặc) (Trang 43 - 51)

Phần 2: THỰC TẬP THEO CHUYÊN ĐỀ

2.5: Những vấn đề về tài chính doanh nghiệp

2.5.2: Phân tích tỷ số tài chính đặc trưng của doanh nghiệp

Các tỷ số về khả năng thanh toán:

Bảng 2.7:Tỷ số về khả năng thanh toán

Chỉ tiêu Công thức tính Năm

2013 Năm

2014 1. Hệ số khả năng

thanh toán tổng Tổng tài sản

Tổng nợ phải trả 1.6 1.23

2. Hệ số khả năng thanh toán hiện

thời

Tài sản ngắn hạn

Tổng nợ ngắn hạn 0.8 0.56

3. Hệ số khả năng thanh toán nhanh

TSNH – Hàng tồn kho

Tổng nợ ngắn hạn 0.32 0.43

4. Hệ số khả năng thanh toán lãi vay

LN trước thuế và lãi vay

Lãi vay phải trả 8.29 6.29

Nhận xét: Qua bảng trên ta thấy khả năng thanh toán tổng quát trong 2 năm đều lớn hơn 1 chứng tỏ công ty có đủ khả năng thanh toán nợ. Cụ thể năm 2013, cứ đi vay 1 đồng thì có 1.6 đồng đảm bảo và năm 2014 cứ đi vay 1 đồng thì có 1.23 đồng đảm bảo. Hệ số này thay đổi là do tổng tài sản của công ty tăng lên 33.4 % nhưng tổng nợ phải trả cũng tăng lên 73.3 %. Điều này chứng tỏ khả năng thanh toán tổng quát của công ty không tốt.

♣ Khả năng thanh toán hiện thời: Năm 2013 cứ 1 đồng nợ ngắn hạn thì có 0.8 đồng vốn lưu động đảm bảo và năm 2014 cứ 1 đồng nợ ngắn hạn thì có 0.56 đồng vốn lưu động đảm bảo. Đó là vì hiệu quả sử dụng vốn lưu động còn bị ứ đọng do tiền và các khoản tương đương tiền chiếm 28.5 % (Năm 2014), các khoản phải thu ngắn hạn chiếm 27.85

%, hàng tồn kho chiếm 23.2 %. Hệ số khả năng thanh toán hiện thời của công ty còn thấp (<1) chứng tỏ khả năng thanh toán nợ của công ty yếu. Công ty cần nâng cao tỷ số này nhằm đảm bảo cho quá trình hoạt động thuận lợi, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Công ty Cần huy động thêm vốn (vốn chủ sở hữu), một số biện pháp thu hồi các khoản nợ tốt, tăng tạm ứng của khách hàng …

♣ Để đánh giá khả năng thanh toán của doanh nghiệp một cách đúng đắn

Khả năng thanh toán nhanh của công ty là hợp lý. Cụ thể Năm 2013 cứ 1 đồng nợ ngắn hạn được đảm bảo bằng 0.32 đồng tài sản tương đương tiền, năm 2014 hệ số thanh toán nhanh là 0.43 tăng so với năm 2013. Điều này cho thấy khả năng hoàn trả các khoản nợ ngắn hạn công ty là bình thường.

♣ Khả năng thanh toán lãi vay: hệ số thanh toán lãi vay năm 2013 là 8.29 , sang năm 2014 là 6.29. Năm 2014 công ty đã rút ra kinh nghiệm và vay ít vốn hơn năm 2013 nhưng khả năng thanh toán lãi vay vẫn rất thấp, chứng tỏ vốn vay của công ty sử dụng chưa tốt, lượng tiền vay vào sản xuất kinh doanh chưa thực sự có hiệu quả không thể tạo ra nhiều lợi nhuận để bù đắp phần lãi vay mà vẫn phải chịu lỗ.

Các tỷ số về cơ cấu tài chính và tình hình đầu tư:

Bảng 2.8: Tỷ số về cơ cấu tài chính và tình hình đầu tư Các cơ cấu tài chính Công thức tính Năm

2013

Năm 2014 1. Tỷ số cơ cấu tài

sản lưu động

0,24 0,39

2. Tỷ số tự tài trợ (tỷ số cơ cấu nguồn vốn CSH)

0, 37 0,18

Các tỷ số về khả năng hoạt động

Bảng 2.9: Tỷ số về khả năng hoạt động Các chỉ số về

khả năng hoạt động

Công thức Năm

2013

Năm 2014 1. Tỷ số vòng

quay tài sản lưu động

7.8 4.73 2. Tỷ số vòng

quay tổng tài sản

1.93 1.84 3. Tỷ số vòng

quay hàng tồn kho

13.38 21.37 4. Tỷ số vòng

quay các khoản phải thu

33.2 17.8 5. Kỳ thu tiền

bình quân(ngày)

10.8 20.2 Nhận xét:

♣ Vòng quay vốn lưu động và số ngày một vòng quay vốn lưu động

Số vòng quay vốn lưu động năm 2013 là 7.8 vòng, tức là bình quân cứ 1 đồng vốn lưu động bỏ ra kinh doanh thì thu về được 7.8 đồng doanh thu thuần tương ứng với số ngày một vòng quay là 46.15

ngày. Đến năm 2014 thì cứ bỏ ra 1 đồng vốn lưu động bỏ ra kinh doanh thì chỉ thu được 4.73 đồng doanh thu thuần tương ứng với số ngày một vòng quay là 76.11 ngày. So với năm 2013, số vòng quay của vốn lưu động giảm, cụ thể là 1 đồng vốn lưu động bỏ ra giảm 41.4 đồng. Đó là do tốc độ tăng vốn lưu động bình quân lớn hơn tốc độ tăng doanh thu.

♣ Hiệu suất sử dụng tổng tài sản

Hiệu suất sử dụng tổng tài sản năm 2013 là 1.93 nghĩa là cứ đầu tư 1 đồng tài sản thì tạo ra được 1.93 đồng doanh thu. Năm 2014 hiệu suất sử dụng tổng tài sản giảm xuống 1.84. Chứng tỏ hiệu suất sử dụng tài sản của công ty có xu hướng giảm đi.

♣ Vòng quay hàng tồn kho

Năm 2014 vòng quay hàng tồn kho là 21.37 vòng, năm 2013 vòng quay hàng tồn kho là 13.38 vòng. Như vậy Năm 2014 số vòng quay tăng lên khoảng 8 vòng so với năm 2013. Nguyên nhân là do doanh thu thuần của công ty năm 2014 đã tăng 14,008,366,550 đồng so với năm 2013 nên lượng hàng tồn kho đã được tiêu thụ bớt đi. Mặc dù vậy số vòng quay hàng tồn kho là chưa cao, ứ đọng nhiều hàng hoá, làm cho lượng vốn lưu động chưa thật sự tạo ra hiệu quả.

♣ Vòng quay các khoản phải thu và kỳ thu tiền bình quân

Vòng quay các khoản phải thu của công ty của năm 2013 là 33.2 vòng đến năm 2014 giảm xuống còn 17.8 vòng. Nguyên nhân là do doanh thu thuần năm 2014 tăng nhưng các khoản phải thu còn tăng mạnh hơn chiếm 84.95 %. Trong đó phải thu khách hàng tăng 1,706,766,647 đồng tương ứng với 53.8 %. Điều này làm cho kỳ thu tiền bình quân tăng lên 9.4 ngày. Chứng tỏ DN đang bị chiếm dụng vốn từ khách hàng là khá cao.

Các tỷ số về khả năng sinh lời:

Bảng 2.10: Tỷ số về khả năng sinh lời Các tỷ số về khả

năng sinh lời

Công thức Năm

2013

Năm 2014 1. Doanh lợi tiêu

thụ

( Sức sinh lời của

(0.051) (0.039 )

ROS

2. Doanh lợi vốn chủ (Sức sinh lời của vốn CSH) - ROE

( 0.266 )

(0.384 ) 3. Doanh lợi tổng

tài sản (Sức sinh lời của vốn KD) - ROA

(0.099) (0.071 ) Nhận xét: Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu năm 2014 so với năm 2013 tăng 0,012%. Tức là cứ 1 đồng doanh thu năm 2013 tham gia vào kinh doanh thì bị mất đi 0,051 đồng lợi nhuận sau thuế, trong khi đó năm 2014 thì mất đi chỉ còn 0,039 đồng lợi nhuận sau thuế. Chứng tỏ công ty đã làm ăn kém hiệu quả, tuy rằng năm 2014 lợi nhuận của công ty đã tăng nhưng vẫn ở mức thua lỗ.

Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản năm 2013 là (0.099%) có nghĩa cứ 1 đồng vốn đầu tư được sử dụng trong kỳ thì bị mất đi 0.099 đồng lợi nhuận sau thuế. Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản năm 2014 là (0.071%) có nghĩa cứ 1 đồng vốn đầu tư được sử dụng trong kỳ thì bị mất đi 0.071 đồng lợi nhuận sau thuế. Nhưng công ty vẫn thua lỗ điều đó chứng tỏ công ty chưa biết cách sử dụng vốn một cách hiệu quả. Công ty cần tìm ra nguyên nhân để khắc phục tình trạng này.

Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu của năm 2013 là (0.266%) và năm 2014 là (0.384%). Do doanh nghiệp giảm nguồn vốn chủ sở hữu làm tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu của năm 2014 giảm 0.118% so với năm 2013, nghĩa là cứ bỏ ra 1 đồng vốn chủ sở hữu thì mất đi 0.266 đồng lợi nhuận sau thuế trong năm 2013. Đến năm 2014 thì 1 đồng vốn chủ sở hữu lại mất đi 0.384 đồng lợi nhuận sau thuế.

Chứng tỏ khả năng sử dụng vốn chủ sở hữu của công ty không hiệu

quả và có xu hướng giảm đi. Công ty cần huy động thêm nguồn vốn chủ sở hữu.

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập tốt nghiệp tại công ty TNHH M và S VINA (công ty may mặc) (Trang 43 - 51)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(57 trang)
w