Chương 2: Thực trạng công tác quản lý dự trữ ngoại hối của Việt Nam thờigian vừa qua
2.1. Hệ thống cơ sở pháp lý của công tác quản lý dự trữ ngoại hối
Chính sách quản lí ngoại hối có vai trò rất quan trọng với việc điều tiết nguồn thu chi ngoại hối của một quốc gia, ảnh hưởng tới cán cân thanh toán, tỉ giá hối đoái. Vì vậy, chính sách quản lí ngoại hối phải dựa trên mục đích của Ngân Hàng Trung Ương trong các thời kì, dựa trên tình hình cơ bản về lượng dự trữ ngoại hối quốc gia trong từng giai đoạn tương ứng với tình hình cán cân thanh toán.
Trong giai đoạn 1997-2004
Lượng dự trữ ngoại hối của Việt Nam tăng dần trong toàn bộ thời kì, lượng dự trữ ngoại hối của Việt Nam tuy còn rất nhỏ song đủ cho NHTW có thể chủ động giải quyết được những biến động bất thường của tỷ giá và thực hiện các chính sách điều tiết kinh tế vĩ mô. Điểm nhấn của quản lí ngoại hối trong thời kì này là những quy định riêng bệt về quản lí dự trữ ngoại hối, thể hiện sự nhận thức rõ ràng hơn về tầm quan trọng của dự trữ ngoại hối trong việc bảo vệ nền kinh tế trước sự biến đổi bất thường của thế giới.
Cụ thể trong giai đoạn này, NHTW đã ban hành các chính sách:
- Nghị định 174/1999/NĐ-CP về quản lí hoạt động kinh doanh vàng:
Trong chương 2 có quy định rõ việc kinh doanh vàng trong nước về điều kiện và phạm vi hoạt động kinh doanh vàng, sản xuất vàng miếng, trách nhiệm của các tổ chức kinh doanh vàng. Trong đó nêu ra những trường hợp phải đăng kí và được ngân hàng nhà nước cho phép khi sản xuất và kinh doanh, điều kiện kinh doanh và đặc biệt là việc niêm yết giá vàng, chất lượng tại các nơi giao dịch.
Chương 3 có quy định về xuất nhập khẩu vàng, phân biệt rõ các quy định về vàng trang sức mỹ nghệ và vàng miếng nguyên liệu, các điều kiện đẻ có thể thực hiện xuất nhập khẩu. Trong chương này còn có quy định riêng
về việc kinh doanh vàng của các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài và hoạt động mang theo vàng xuất nhập cảnh của cá nhân.
- Nghị định chính phủ số 86/1999/NĐ-CP , về quản lý DTNH nhà nước và quy chế tổ chức thực hiện những nhiệm vụ quản lý ngoại hối. Trong đó bắt đầu hình thành những điều khoản riêng, cụ thể của nhà nước về quản lí ngoại hối với đầy đủ các thông tin cơ bản về noại hối (khái niệm, hình thức, nguồn ngoại hối, nguyên tắc dự trữ ngoại hối). Trong nghị định cũng nêu rõ các trường hợp sử dụng quỹ dự trữ ngoại hối, các nghiệp vụ của nhà nước trong quản lí ngoại hối và cơ cấu quỹ dự trữ ngoại hối nhà nước. Trong nghị định này cũng bổ sung thêm về quản lí quỹ bình ổn tỷ giá vàng, phân công đầy đủ và rõ ràng nhiệm vụ cho các cơ quan ( NHTW, Bộ Tài chính,…) về quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước.
- Pháp lệnh ngoại tệ và văn bản pháp luật kèm theo: Quyết định số 653/2001/QĐ-NHNN, ngày 17/5/2001, của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) quy định về quản lí hoạt động đầu tư dự trữ ngoại hối nhà nước, xây dựng tiêu chuẩn, hạn mức đầu tư dự trữ ngoại hối nhà nước, nguyên tắc bình chuyển ngoại hối và quản lí quỹ bình ổn tỷ giá vàng ( quy định các trường hợp mà NHNN can thiệp vào thị trường vàng) Ngoài ra trong giai đoạn này NHNN còn ban hành nhiều văn bản, thông tư, quyết định khác về mua trái phiều chính phủ bằng ngoại tệ (11/2003/TT- NHNN), giao dịch ngoại tệ của các tổ chức tín dụng (679/2002/QĐ-NHNN và648/2004/QĐ-NHNN), mua cổ phần công ty nước ngoài bằng ngoại hối ( 3/2004/TT-NHNN), quyền hạn, tổ chức và chức năng cụ thể của vụ quản lí ngoại hối(1132/2004/QĐ-NHNN
Trong giai đoạn 2005-2008
Trong giai đoạn này, lượng dự trữ ngoại hối cảu nước ta tăng lên mạnh mẽ, cán cân vãng lai và xuất nhập khẩu tăng nhưng vẫn ở con số âm, vốn đầu tư thực hiện rất nhỏ so với vốn đăng kí do tình trạng đầu tư nóng. Vấn đề của
NHNN và chính phủ là làm sao vẫn giữ vững tang lượng dự trữ ngoại hối và giảm đầu tư nóng bằng ngoại hối từ nước ngoài vào Việt Nam
Trước tình hình đó, NHNN đã đưa thêm và bổ sung các nghị định mới để đẩy mạnh công tác quản lí và dự trữ ngoại hối.
Quyết định 425/2005/QĐ-NHNN của ngân hàng nhà nước sửa đổi quyết định về quản lý ngoại hối năm 2003 về thẩm quyền quyết định đầu tư bằng ngoại hối cho giám đốc sở giao dịch và trưởng ban điều hành để hạn chế tính trang đầu tư nóng nước ngoài.
Nghị định 131/2005/NĐ-CP của chính phủ sửa đổi nghị định 63/1998/NĐ-CP về quản lí ngoại hối, tự do hơn trong giao dịch vãng lai ( nguyên tắc tự do hóa giao dịch vãng lai), bổ sung thêm các hình thức của thanh toán chuyển tiền trong giao dịch vãng lai cũng như các hình thức chuyển tiền trong giao dịch vãng lai.
Pháp lênh ngoại hối năm 2005 đưa ra những điều khoản, định nghĩa và giải thích chi tiết hơn về những khái niệm và các điều khoản thi hành, những quy định rõ ràng của ủy ban thường vụ quốc hội nhắm tọa ra hành lang pháp lí rõ ràng trong lĩnh vực này, phục vụ tốt cho công tác quản lí ngoại hối của ngân hàng nhà nước.
Quyết định 03/2006/QĐ-NHNN bổ sung những điều khoản nghị định 174/1999/NĐ-CP trong việc điều chỉnh hoạt động kinh doanh vàng trên tài khoản ở nước ngoài
Dịch vụ cung ứng ngoại hối của các tổ chức tín dụng tới giai đoạn này đã được quy định rõ ràng trong thông tư số 03/2008/TT-NHNN. Trong đó quy định các điều kiện, quyền hạn và trách nhiệm của các tổ chức ngân hàng và phi ngân hàng trong cung ứng dịch vụ ngoại hối, các giấy tờ và thủ tục cần thiết của các tổ chức khi làm hồ sơ nhận đăng kí thành lập cung ứng dịch vụ ngoại hối. mục đích của thông tư này là tạo ra sự minh bạch trong việc cung ứng ngoại hối của các tổ chức ngân hàng và phi ngân hàng, ngân hàng nhà nước có thể dẽ dáng điều tiết lượng dự trữ ngoại hối quốc gia, đảm bảo sự gia tăng liên tục của quỹ dự trữ ngoại hối nhà nước.
Trong giai đoạn 2009-2011
Có thể nói 3 năm vừa qua là 3 năm có nhiều biến động của nền kinh tế thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Sau một thời kỳ tăng trưởng ấn tượng, đất nước ta cũng đã hứng chịu ảnh hưởng của cơn bão khủng hoảng kinh tế. Việt Nam phải đối mặt với hàng loạt những khó khăn như: đồng tiền quốc gia bị mất giá, thâm hụt cán cân thương mại nghiêm trọng, tăng trưởng kinh tế bị chậm lại.
Các nguyên nhân chính dẫn tới tình trạng này là:Cán cân vốn giảm do ảnh hưởng khủng hoảng kinh tế thế giới, tình trạng nhập siêu của Việt Nam vẫn chưa được cải thiện và sự căng thẳng trên thị trường ngoại hối, NHNN bán ngoại tệ để can thiệp.Vì thế, mục tiêu quan trọng nhất của chính sách quản lí ngoại hối trong thời kì này là phục hồi cán cân thương mại, gia tang lượng dự trứu ngoại hối để đảm bảo tính an toàn trước những biến động bất thường của nền kinh tế thế giới.
Trước tình trạng đó, để tránh tình trạng thâm hụt và rối loạn trong thị trường ngoại hối, Thông tư 25/2009/TT-NHNN có những quy định rõ ràng về cho vay bằng ngoại tệ của tổ chức tín dụng, bổ sung thêm các điều kiện được vay bằng ngoại hối so với quyết định 09/2008/QĐ-NHNN. Thông tư 26/2009/TT-NHNN của ngân hàng nhà nước đã quy định rõ ràng về mua bán ngoại tệ của các tập đoàn công ty trong nước. Tất cả những điều trên dều góp phần làm chặt chẽ hơn hoạt động của các cá nhân tổi chức trong nước khi tham gia vào thị trường mua bán vay mượn ngoại hối.
Đặc biệt, NHNN đã ban hành quyết định 01/2010/TT-NHNN bãi bỏ Quyết định số 03/2006/QĐ-NHNN ngày 18/01/2006 về việc kinh doanh vàng trên tài khoản ở nước ngoài và Quyết định số 11/2007/QĐ-NHNN ngày 15/03/2007 về việc sửa đổi, bổ sung Quyết định số 03/2006/QĐ-NHNN. Trong đó quy định rõ Các tổ chức tín dụng và doanh nghiệp đang kinh doanh vàng trên tài khoản ở nước ngoài phải chấm dứt mọi hoạt động kinh doanh vàng trên tài khoản ở nước ngoài, tất toán, đóng các tài khoản kinh doanh vàng ở nước ngoài
trước ngày 30/3/2010. Các Giấy phép kinh doanh vàng trên tài khoản ở nước ngoài Ngân hàng Nhà nước đã cấp cho các tổ chức tín dụng, doanh nghiệp kinh doanh vàng hết hiệu lực kể từ ngày 30/3/2010. Điều này đã cho thấy những động thái quyết liệt của nhà nước trong việc hạn chế tối đa kinh doanh vàng ở nước ngoài, đảm bảo cân bằng thị trường vàng trong nước, tránh được những rủi ro khi khủng hoảng kinh tế kéo dài kết hợp với thâm hụt cán cân thanh toán.
Các thông tư của NHNN sau đó càng ngày càng quy định chặt chẽ và chi tiết về những hoạt động của cá nhân tổ chức trong thị trường tiền tê (cả nội tệ và ngoại tệ) như thông tư 15/2011/TT-NHNN vè cá nhân tổ chức khi mang ngoại tệ hay VND khi xuất nhập cảnh để tránh rối loạn thị trường tiền tệ và thực hiện chính sách tỉ giá hiệu quả. Thông tư 19/2011/TT-NHNN quy định về việc phát hành trái phiếu quốc tế của các tổ chức không được chính phủ bảo lãnh. Thông tư số 32 của NHNN (32/2011/TT-NHNN) chính thức chấm dứt tình trạng huy động và cho vay vốn bằng vàng của các tổ chức tín dụng để bình ổn tỉ giá vàng trong nước.