Nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu Biện pháp nâng cao chất lượng dịch vụ thẻ ATM NHTM Việt Nam tiến trình gia nhập WTO (Trang 50 - 54)

CHƯƠNG III: CÁC BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ THẺ

II- Định hướng phát triển dịch vụ thẻ ATM trong tiến trình gia nhập WTO

6. Nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực

Nhƣ đã trình bày ở trên, nguồn nhân lực hoạt động trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ thẻ NH ở Việt Nam chƣa có trình độ cao. Do đó, để nâng cao chất lƣợng dịch vụ thẻ ATM trước yêu cầu hội nhập thì phải nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nâng cao trình độ của đội ngũ cán bộ, nhân viên hoạt động trong lĩnh vực thẻ ATM tại các NH cũng nhƣ tại toàn bộ các chi nhánh. Đây là vấn đề phải có chiến lƣợc lâu dài và là một công tác đòi hỏi thời gian và chiều sâu.

Việc nâng cao chất lượng đội ngũ nhân viên trước hết là trách nhiệm của các NH. Việc tổ chức các khóa học nhằm nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ nhân viên trong toàn bộ các chi nhánh của NH cần đƣợc triển khai rộng rãi. Các NH cũng nên có các chính sách nhằm thu hút người tài, người có năng lực về hoạt động dịch vụ NH nói chung cũng nhƣ về hoạt động cung cấp dịch vụ thẻ ATM nói riêng. Đó có thể là các chính sách đãi ngộ, bố trí và sử dụng người tài, hay tạo điều kiện và môi trường làm việc để nhân viên có thể phát huy tốt khả năng.

http://svnckh.com.vn 51 Các NH cũng nên mạnh dạn thuê chuyên gia nước ngoài có kinh nghiệm trong lĩnh vực dịch vụ NH hiện đại để học hỏi kinh nghiệm từ các nước phát triển trên thế giới, các nước mà thanh toán bằng thẻ đã trở nên quá quen thuộc trong hoạt động kinh tế thường nhật. Giải pháp này có thể tránh cho các NHTM Việt Nam vấp phải các bài học mà trước đây các NH của các nước phát triển đã trải qua. Vấn đề quản lí rủi ro là một trong những vấn đề nổi cộm với công tác phát hành và quản lí thẻ đối với các NHTM Việt Nam hiện nay, chính vì vậy, các NH phải rất nghiêm túc và bài bản trong công tác đào tạo nhân viên về những nghiệp vụ nhƣ: kiến thức nhận biết thẻ giả mạo, những thao tác cần thiết thực hiện thanh toán thẻ, hoạt động skimming và cách thức quản lí nhân viên.

Công tác nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực còn là trách nhiệm của các trường đại học, cao đẳng và học viện thuộc ngành NH cũng như thuộc ngành kinh tế. Học viện Ngân hàng, trường có nhiệm vụ hàng đầu là đào tạo cán bộ ngành NH, cũng như các trường thuộc khối ngành kinh tế khác cần phải chú trọng hơn đến việc bồi dƣỡng chuyên môn thuộc lĩnh vực thẻ thanh toán. Việc đào tạo ở bậc đại học mang tính chất nền tảng, cung cấp cho các sinh viên, những cán bộ NH tương lai, những kiến thức cập nhật về thanh toán thẻ.

http://svnckh.com.vn 52

KẾT LUẬN

Sự phát triển của sản xuất và trao đổi hàng hóa là động lực cho sự ra đời của tiền tệ cũng nhƣ các hình thức thanh toán. Chính nhu cầu thanh toán của con người đã tạo nên sự ra đời của các phương thức thanh toán sử dụng thẻ. Sử dụng thẻ ATM trong giao dịch thanh toán đã là một xu thế tất yếu và là phần không thể thiếu của một xã hội phát triển. Thanh toán bằng thẻ ATM không những mang lại lợi ích cho khách hàng, các điểm chấp nhận thẻ và các NHTM mà còn giúp thực hiện những mục tiêu chung của nền kinh tế vì lợi ích chung khi hội nhập.

Ở Việt Nam, thanh toán bằng thẻ ATM đang ngày càng trở nên phổ biến, do đó chất lƣợng dịch vụ thẻ ATM là yếu tố hàng đầu phải đƣợc quan tâm. Nhất là trong bối cảnh Việt Nam sẽ ra nhập WTO vào cuối 2006, khi các NH nước ngoài được phép thâm nhập vào thị trường NH bán lẻ, việc nâng cao chất lượng dịch vụ thẻ ATM của các NHTM Việt Nam để cạnh tranh với các NH nước ngoài đóng vai trò rất quan trọng.

Nhóm viết đề tài đã tập trung nghiên cứu các vấn đề một cách khoa học, có hệ thống và đã hoàn thành đƣợc các nhiệm vụ sau:

- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về phát triển dịch vụ thẻ ATM của các NHTM Việt Nam bao gồm: khái niệm về chất lƣợng dịch vụ thẻ ATM, những tiêu chí đánh giá chất lƣợng dịch vụ thẻ ATM.

- Nghiên cứu thực trạng chất lƣợng dịch vụ thẻ của các NHTM Việt Nam, tập trung vào những nội dung chính nhƣ tiện ích và tính năng của thẻ ATM, chất lƣợng phục vụ của hệ thống máy ATM và chất lƣợng hỗ trợ khách hàng, các rủi ro đối với khách hàng trong quá trình sử dụng dịch vụ thẻ ATM.

- Dựa vào những tiêu chí nêu trên để đánh giá những thành tựu mà các NHTM Việt Nam đã đạt đƣợc trong lĩnh vực này đồng thời nêu ra các hạn chế và các nguyên nhân của các hạn chế đó.

http://svnckh.com.vn 53 - Đƣa ra những giải pháp có tính thực tiễn nhằm nâng cao chất lƣợng dịch vụ thẻ ATM trong quá trình gia nhập WTO.

Qua việc nghiên cứu đề tài “Biện pháp nâng cao chất lƣợng dịch vụ thẻ ATM của các NHTM Việt Nam trong tiến trình gia nhập WTO”, nhóm viết đề tài mong rằng phần nào có thể tìm ra nguyên nhân khiến cho chất lƣợng dịch vụ thẻ ATM của các NHTM của Việt Nam còn chƣa cao, từ đó đề ra những giải pháp cho vấn đề này một cách hiệu quả nhất.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Báo cáo thường niên của Hội các NH thanh toán thẻ Việt Nam năm 2002, 2003, 2004 và 2005.

2. Các nguồn tài liệu về hoạt động và thanh toán thẻ của các NH: BIDV, VCB, TCB, VBA, ICB, ACB, EAB, SCB, Habubank.

3. Quyết định 371/1999 của Thống đốc Ngân Hàng nhà nước VN về việc ban hành quy chế phát hành, sử dụng và thanh toán thẻ NH

4. Quyết định 349/2002 về việc ban hành quy định về xây dựng, cấp phát quản lí và sử dụng mã khóa bảo mật trong hệ thống thanh toán điện tử liên Ngân Hàng 5. Chỉ thị 02/2004 về việc tăng cường công tác bảo đảm an toàn trong hoạt động thanh toán điện tử liên NH

6. Tạp chí Ngân hàng: Số chuyên đề: “Những giải pháp hạn chế rủi ro trong hoạt động thẻ tại ngân hàng.”

7. Thời báo kinh tế Sài Gòn ngày 11-5-2006: “Kết nối ATM: Công nghệ gần, lòng người xa.”

Một phần của tài liệu Biện pháp nâng cao chất lượng dịch vụ thẻ ATM NHTM Việt Nam tiến trình gia nhập WTO (Trang 50 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(54 trang)