Chiều cao thân chính trong vụ Hè Thu 2014 và vụ Xuân 2015

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng sinh trưởng phát triển của một số giống lạc tại huyện tam đường tỉnh lai châu (Trang 42 - 46)

3.2. Các chỉ tiêu sinh trưởng phát triển của các giống lạc thí nghiệm

3.2.3. Chiều cao cây và số cành cấp 1, cấp 2 của các giống lạc thí nghiệm

3.2.3.1. Chiều cao thân chính trong vụ Hè Thu 2014 và vụ Xuân 2015

Thân cây được xem như khung đỡ để nâng các bộ phận của cây làm nhiệm vụ vận chuyển các chất được đồng hóa từ lá về quả và hạt đồng thời làm nhiệm vụ vận

chuyển các muối khoáng và nước lên các bộ phận khác của cây. Thân là bộ phận nối liền các cơ quan trên mặt đất với với các bộ phận dưới mặt đất, trên thân mang toàn bộ cơ quan sinh trưởng sinh dưỡng và cơ quan sinh trưởng sinh thực.

Sự phát triển chiều cao thân chính là một chỉ tiêu tổng hợp quan trọng phản ánh quá trình sinh trưởng phát triển của cây lạc. Chiều cao thân chính liên quan trực tiếp đến khả năng tích lũy chất khô trong cây. Do vậy tốc độ vươn cao của thân thể hiện mối tương quan giữa quá trình sinh trưởng sinh dưỡng với quá trình sinh trưởng sinh thực của cây lạc, từ đó ảnh hưởng đến năng suất lạc.

Trong suốt quá trình sinh trưởng của cây lạc, thân chính không ngừng tăng trưởng, tuy nhiên tốc độ vươn cao của thân cây lạc ở các giai đoạn khác nhau là khác nhau: Tốc độ tăng trưởng chiều cao thân tăng dần trong thời kỳ sinh trưởng sinh dưỡng, tăng nhanh trong thời kỳ ra hoa và và đạt tốc độ cao nhất vào cuối thời kỳ hoa rộ. Khi cây chuyển sang giai đoạn đâm tia, hình thành quả thì tốc độ tăng chiều cao thân giảm rõ rệt. Với tốc độ vươn cao không đều như vậy, khi lạc ra hoa, chiều cao cây mới chỉ đạt 30 - 40 % chiều cây cuối cùng, khoảng 2/3 chiều cao cây là tăng trưởng trong thời kỳ sinh trưởng sinh thực.

Tốc độ tăng trưởng chiều cao thân chính phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như bản chất di truyền của giống, điều kiện ngoại cảnh và kỹ thuật canh tác.

Theo dõi chiều cao thân chính chúng tôi thu được số liệu thể hiện ở bảng 3.4.

Bng 3.4: Chiu cao cây ca các ging lc thí nghim v Hè thu 2014 và v Xuân 2015

Đơn vị:cm

TT Công thức Vụ Hè Thu 2014 Vụ Xuân 2015

Phân cành

Ra hoa Chín Phân cành Ra hoa Chín

1 Đỏ Lai Châu (Đ/c)

3,82 6,73 27,55 5,03 10,42 28,13

2 Sen Nghệ An 4,28ns 6,34ns 21,89* 4,82 ns 10,62 ns 27,93 ns 3 VD6 4,51* 7,09ns 23,41* 4,45 ns 10,10 ns 31,23 ns 4 Đỏ Bắc Giang 4,17ns 6,74ns 21,50* 5,23 ns 10,97 ns 29,20 ns 5 L14 4,65* 6,78ns 24,23* 5,30 ns 11,35 ns 29,17 ns

6 Gié đỏ

Thái Nguyên

3,98ns 5,65ns 21,12* 4,23* 9,13 ns 27,63 ns p <0,05 >0,05 <0,01 <0,05 >0,05 >0,05

LSD.05 0,60 - 1,64 0,75 - -

CV (%) 7,8 10,3 3,9 8,5 12,2 8,6

Qua bảng 3.4 chúng tôi thấy:

* Vụ Hè Thu 2014

- Giai đoạn phân cành: Chiều cao cây của các giống dao động từ 3,82 - 4,65 cm. Trong đó có 2 giống là VD6, L14 có chiều cao cây giai đoạn này đạt từ 4,51- 4,65 cm cao hơn giống đối chứng chắc chắn ở mức tin cậy 95%. Các giống còn lại có chiều cao cây tương đương giống đối chứng.

- Giai đoạn hoa rộ: Chiều cao cây của các giống dao động từ 5,65– 7,09 cm.

Kết quả xử lý thống kê cho thấy P>0,05 tức là các công thức sai khác nhau không ý nghĩa, có nghĩa là chiều cao cây của các giống ở giai đoạn này tương đương nhau.

- Giai đoạn chín: Chiều cao cây của các giống dao động từ 21,12 - 27,55 cm.

Tất cả các giống thí nghiệm đều có chiều cao cây thấp hơn giống đối chứng chắc chắn ở mức tin cậy 95%. Giống Gié đỏ Thái Nguyên là thấp nhất thấp hơn VD6 và L14 chắc chắn ở mức tin cậy 95%.

* Vụ Xuân 2015

- Giai đoạn phân cành: Các giống lạc thí nghiệm có chiều cao cây dao động từ 4,23 cm – 5,30 cm. Trong đó giống Gié đỏ Thái Nguyên cao 4,23cm chính thấp hơn giống đối chứng chắc chắn ở mức tin cậy 95%. Các giống còn lại có chiều cao cây tương đương giống đối chứng. Trong các giống thí nghiệm chiều cao cây của giống Gié đỏ Thái Nguyên thấp hơn Đỏ Bắc Giang và L14 chắc chắn ở mức tin cậy 95 %

- Giai đoạn hoa rộ: Các giống thí nghiệm có chiều cao dao động từ 9,13 -11,35 cm. Kết quả xử lý thống kê cho thấy P>0,05 tức là các công thức không có sự sai khác nhau ở mức có ý nghĩa.

- Giai đoạn chín: Các giống thí nghiệm có chiều cao chính dao động từ 27,63- 31,23cm. Kết quả xử lý thống kê cho thấy P>0,05 tức là các công thức không có sự sai khác nhau ở mức có ý nghĩa, chiều cao cây giai đoạn này của các giống lạc thí nghiệm tương đương nhau.

0 5 10 15 20 25 30 35

Phân cành Ra hoa Chín Phân cành Ra hoa Chín

Vụ Hè Thu 2014 Vụ Xuân 2015

Đỏ Lai Châu (Đ/c) Sen Nghệ An VD6

Đỏ Bắc Giang L14

Gié đỏ Thái Nguyên

Hình 3.1: Biểu đồ chiều cao cây của các giống lạc thí nghiệm

Qua hai vụ thí nghiệm cho thấy chiều cao cây của các giống lạc thí nghiệm trong tất cả các giai đoạn sinh trưởng ở vụ Xuân 2015 có chiều cao cây cao hơn ở vụ Hè Thu 2014.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng sinh trưởng phát triển của một số giống lạc tại huyện tam đường tỉnh lai châu (Trang 42 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)