Đánh giá chung về thực trạng

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động bồi dưỡng kỹ năng tham gia công tác xã hội cho sinh viên trường Cao đẳng nghề Công nghệ và Nông lâm Phú Thọ (Trang 81 - 84)

Chương 2: THỰC TRẠNG VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BỒI DƯỠNG KỸ NĂNG THAM GIA CÔNG TÁC XÃ HỘI CHO SINH VIÊN TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ CÔNG NGHỆ VÀ NÔNG LÂM PHÚ THỌ

2.6. Đánh giá chung về thực trạng

Qua việc điều tra, khảo sát, thu thập thông tin về thực trạng kỹ năng tham gia CTXH cho sinh viên trường CĐN Công nghệ và Nông lâm Phú Thọ; thực trạng hoạt động bồi dƣỡng kỹ năng tham gia CTXH và thực trạng quản lý hoạt động bồi dƣỡng kỹ năng tham gia CTXH cho sinh viên trường CĐN Công nghệ và Nông lâm Phú Thọ, có thể nhận thấy rằng:

- Hầu hết cán bộ quản lý, giáo viên, cán bộ, nhân viên đều nhận thức đầy đủ về tầm quan trọng của CTXH, kỹ năng tham gia CTXH và hoạt động bồi dƣỡng kỹ năng tham gia CTXH cho sinh viên trường CĐN Công nghệ và Nông lâm Phú Thọ trong việc triển khai thực hiện nhiệm vụ chính trị của nhà trường nói riêng và trong việc thúc đẩy cải thiện an sinh xã hội ở địa phương nói chung (từ 91%-93% cán bộ, giáo viên trả lời là Rất quan trọng).

- Năng lực thực hành kỹ năng tham gia CTXH trong thực tế công tác của cán bộ, giáo viên trường CĐN Công nghệ và Nông lâm Phú Thọ chưa được chuyên nghiệp.

Tỷ lệ cán bộ quản lý, giáo viên, can bộ nhân viên đƣợc đánh giá thực hành hiệu quả kỹ năng công tác xã hội chiếm tỷ lệ thấp (35%-40%). Bản thân chính cán bộ, giáo viên

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

http://www.lrc.tnu.edu.vn/

69

tham gia tập huấn kỹ năng tham gia CTXH cho sinh viên cũng chƣa thực sự tự tin về kỹ năng tham gia CTXH của mình (Số cán bộ, giáo viên cho rằng thực hành kỹ năng tham gia CTXH của cá nhân ở mức độ trung bình chiếm tỷ lệ 60%-65%).

Nhu cầu đƣợc bồi dƣỡng kỹ năng tham gia CTXH nhằm đáp ứng có hiệu quả nhiệm vụ công tác sinh viên trong giai đoạn mới là rất lớn (100% cán bộ, giáo viên đƣợc hỏi ý kiến đều cho rằng Rất cần bồi dƣỡng kỹ năng tham gia CTXH tuy nhiên ở mức độ khảo sát tình hình thực tế để chọn lọc tập huấn một số kỹ năng cơ bản không thể thiếu tránh giới thiệu quá nhiều kỹ năng gây khó khăn cho người sử dụng).

- Hoạt động bồi dưỡng kỹ năng tham gia CTXH cho sinh viên trường CĐN Công nghệ và Nông lâm Phú Thọ trong những năm qua mặc dù đã đƣợc quan tâm nhưng vẫn còn hạn chế về số lượng, chất lượng, nội dung, chương trình; bất cập về đối tƣợng và đội ngũ giáo viên. Số cán bộ giáo viên đƣợc tham gia bồi dƣỡng mới chủ yếu tập trung vào nhóm cán bộ Đoàn - Hội và cán bộ phòng Công tác HSSV.

Trong khi đó lực lượng rất quan trọng trong đội ngũ giáo viên - Những người trực tiếp làm việc, gần gũi với sinh viên đó là giáo viên chủ nhiệm lại chƣa đƣợc tham gia hoạt động bồi dƣỡng kỹ năng tham gia CTXH.

- Công tác quản lý hoạt động bồi dƣỡng kỹ năng tham gia CTXH cho sinh viên trường CĐN Công nghệ và Nông lâm Phú Thọ thời gian qua đã có sự đổi mới, linh hoạt về phương pháp, hình thức; quan tâm trong chỉ đạo triển khai, song vẫn còn bộc lộ những bất cập, thiếu cơ sở khoa học trong việc lập kế hoạch (chƣa tiến hành khảo sát thu thập: thông tin đầy đủ, chính xác) và chƣa thực chất, còn mang tính hình thức trong khâu kiếm tra, đánh giá.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

http://www.lrc.tnu.edu.vn/

70

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Qua phân tích và đánh giá thực trạng về quản lý hoạt động bồi dƣỡng kỹ năng tham gia CTXH cho sinh viên trường CĐN Công nghệ và Nông lâm Phú Thọ, có thể rút ra một số kết luận cụ thể sau:

- Trong công tác đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ, giáo viên hiện nay thì việc bồi dƣỡng các kỹ năng công tác, trong đó có kỹ năng CTXH, tham gia CTXH là hết sức quan trọng và cần thiết nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động công tác xã hội.

- Cán bộ quản lý, giáo viên, cán bộ nhân viên và sinh viên cần phải nhận thức đầy đủ, đánh giá đúng trình độ năng lực của bản thân; xác định rõ những điểm yếu, hạn chế về kỹ năng, phương pháp làm việc của mình để chủ động đề xuất nhu cầu bồi dƣỡng; hình thành cho bản thân tâm lý, động cơ và sự quyết tâm trong việc tham gia bồi dƣỡng để nâng cao trình độ.

- Ban chỉ đạo thực hiện chương trình CTXH (bộ phận giúp việc cho Hiệu trường về thực hiện chương trình CTXH) cần chủ động trong việc tổ chức khảo sát thu thập thông tin; đánh giá thực trạng; xác định nhu cầu gắn với nhiệm vụ đặc thù của từng địa phương, đơn vị; qua đó tham mưu cho Hiệu trưởng chỉ đạo và thực hiện xây dựng kế hoạch hàng năm, đề xuất với lãnh đạo các đơn vị liên quan, tăng cường sự phối kết hợp với nhà trường, tổ chức để vận động nguồn lực tài chính, kỹ thuật cho công tác bồi dƣỡng kỹ năng tham gia CTXH cho sinh viên; coi đây là nhiệm vụ thường xuyên, cấp thiết.

- Tiếp tục đổi mới nội dung, hình thức và phương pháp bồi dưỡng; đảm bảo tính thiết thực, phù hợp với từng đối tƣợng cán bộ, giáo viên và sinh viên; phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ về công tác sinh viên trong giai đoạn hiện nay. Nội dung bồi dƣỡng cần đi sâu vào làm rõ các kỹ năng và tầm quan trọng của các kỹ năng; hoạt động bồi dƣỡng kỹ năng phải gắn chặt lý thuyết với thực hành; mạnh dạn áp dụng những kinh nghiệm cá nhân; đầu tƣ thêm thời gian cho hoạt động bồi dƣỡng để các đối tƣợng đƣợc bồi dƣỡng tập huấn hiểu sâu về lý thuyết và có cơ hội để thực hành; chuẩn hóa kỹ năng đào tạo, tập huấn cho đội ngũ giáo viên, tập huấn viên, báo cáo viên.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

http://www.lrc.tnu.edu.vn/

71 Chương 3

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động bồi dưỡng kỹ năng tham gia công tác xã hội cho sinh viên trường Cao đẳng nghề Công nghệ và Nông lâm Phú Thọ (Trang 81 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)