Thị trường xuất khẩu

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CHUỖI CUNG ỨNG SẢN PHẨM NÔNG NGHIỆP Ở VIỆT NAM (Trang 39 - 47)

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG VỀ CHUỖI CUNG ỨNG GẠO XUẤT KHẨU Ở NƯỚC TA HIỆN NAY

II. Thực trạng của chuỗi cung ứng sản phẩm gạo ở nước ta hiện nay

2.2. Thị trường xuất khẩu

Trong mấy năm gần đây gạo Việt Nam đã thâm nhập và tăng được khối lượng xuất khẩu vào những thị trường gạo cao cấp, như: Hongkong, Singapore, Úc, Nhật Bản.... Song, về căn bản thì thị trường xuất khẩu gạo chủ lực của Việt Nam vẫn là Châu Á (59%) và Châu Phi (24%). Trong đó, phần lớn là đáp ứng cho nhu cầu an ninh lương thực của Philippine, Indonesia, Malaysia và một số nước Châu Phi với mức giá rất cạnh tranh theo hợp đồng chính phủ (G2G). Năm 2013, cả nước đã xuất khẩu gần 6,6 triệu tấn gạo, giảm hơn 1,4 triệu tấn (tức giảm 17,76%) so với năm 2012, kim ngạch đạt gần 2,93 tỷ USD, giảm 20,36%, đây là mức xuất khẩu thấp nhất trong 3 năm qua.

Với kết quả này, Việt Nam đã giảm xuống xếp thứ 3 sau Ấn Độ và Thái Lan trên bảng tổng xếp xuất khẩu gạo không đáp ứng được mục tiêu xuất khẩu gạo đã đề ra 7,5 triệu tấn hồi đầu năm 2013; xuất khẩu gạo Việt Nam sụt giảm là do áp lực cạnh tranh cao và sụt giảm nhu cầu của các thị trường truyền thống như Malaysia, Philippines và Indonesia. Năm 2014, Việt Nam phấn đấu xuất khẩu 7 triệu tấn gạo.Các thị trường xuất khẩu gạo chính của Việt Nam trong năm 2013 gồm Trung Quốc, Malaysia, Philippines, Singapore, Hồng Kông và Bờ biển Ngà. Trung Quốc vẫn là nước nhập khẩu gạo lớn nhất của Việt Nam trong năm 2013. Trong năm 2013, Trung Quốc nhập khẩu hơn 2,15 triệu tấn gạo, với trị giá 901,86 triệu USD, tăng 3,21% về khối lượng và 0,38% về giá trị, chiếm 30,83% tổng kim ngạch xuất khẩu gạo của Việt Nam.

Lượng gạo xuất khẩu sang Bờ biển Ngà đứng thứ 2 thị trường, với 561.333 tấn, trị giá 228,53 triệu USD (tăng trên 17% về lượng và tăng 12,37% về kim ngạch so cùng kỳ); tiếp đến là xuất sang Philippines 504.558 tấn, trị giá 225,44 triệu USD (giảm mạnh trên 50% cả về lượng và kim ngạch); xuất sang Malaysia 465.977 tấn, trị giá 231,43 triệu USD (giảm 40% cả về lượng và kim ngạch so năm 2012). Nhìn chung năm 2013, xuất khẩu gạo sang đa số các thị trường bị sụt giảm so với năm 2012; trong đó một số thị trường sụt giảm mạnh như: Indonesia (giảm 83,13% về lượng và giảm 80,08% về kim ngạch); Senegal (giảm 74,65% về lượng và giảm 73,6% về kim ngạch);

Philippines (giảm 54,64% về lượng và giảm 52,57% về kim ngạch); Đài Loan (giảm 53,29% về lượng và giảm 49,46% về kim ngạch). Tuy nhiên, xuất khẩu sang một số thị trường vẫn đạt mức tăng trưởng cao trên 100% về lượng và kim ngạch như: xuất sang Nga (tăng 495,8% về lượng và tăng 458,73% về kim ngạch); Ucraina (tăng 224,56% về lượng và tăng 177,04% về kim ngạch); U.A.E (tăng 121,22% về lượng và tăng 113,14% về kim ngạch); Hà Lan (tăng 241,85% về lượng và tăng 145,62% về kim ngạch) và Ba Lan (tăng 156,87% về lượng và tăng 97,04% về kim ngạch).

Bảng 2.4:Các nước nhập khẩu gạo Việt Nam năm2013 (1.000 tấn)

Trung Quốc 2153

Bờ Biển Ngà 561

Philippin 505

Malaysia 466

Gana 380

Singapore 356

Hongkong 185

Indonesia 157

Angola 117

Đông Timo 96

Angieri 95

Nga 93

Hoa Kỳ 56

Đài Loan 52

Senegal 46

Nam Phi 32

Bỉ 27

Chilê 27

Ucraina 25

Hà Lan 19

Ba Lan 3

Nguồn: Tổng Cục Hải quan Việt Nam

Mùa vụ 2011/12, nước ta xuất khẩu 7,72 triệu tấn gạo trong tổng sản lượng 27,15 triệu tấn, tiếp tục giữ vị trí thứ hai trên thế giới về xuất khẩu gạo, sau Ấn

Độ. Thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam trong mùa vụ 2011/2012 là các quốc gia châu Á chiếm 77,7% tổng lượng gạo xuất khẩu của cả nước (tương

đương 6 triệu tấn). Indonesia, Philippines và Malaysia vẫn tiếp tục là ba thị trường nhập khẩu truyền thống. Tiềm năng tiêu thụ gạo của các thị trường này vẫn còn khá lớn, tuy nhiên, theo USDA, trong vài năm tới, lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam sang các thị trường này sẽ bị thu hẹp dần. Mùavụ 2011/12, Trung Quốc là nước nhập khẩu gạo nhiều nhất của Việt Nam với kim ngạch hơn 2 triệu

tấn. Dự báo xuất gạo của Việt Nam sang thị trường này sẽ tiếp tục tăng trong mùa vụ 2012/13. Tuy nhiên, Việt Nam sẽ phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt từ Thái Lan, Ấn Độ, Pakistan và Myanmar khi xuất khẩu gạo sang Trung Quốc. Đối với thị trường châu Phi, Việt Nam có nhiều lợi thế hơn so với Ấn Độ và Pakistan nhất là với loại gạo tấm 5%; nhưng lại phải đối mặt với sức ép cạnh

tranh gay gắt từ Thái Lan vì các nhà xuất khẩu TháiLan có thể hạ thấp giá bán để cạnh tranh tại thị trường quan trọng này. Theo Hiệp hội Lương thựcViệt Nam, Ấn Độ và Pakistan lại có lợi thế cạnh tranh đối với thị trường gạo chất lượng thấp (đặc biệt là gạo tấm 25%).Xét về lượng, trung bình mỗi năm Việt Nam xuất

khẩu sang châu Phi từ 1,2 đến 1,5 triệu tấn gạo. Mùa mua sắm tại thị trường châu Phi không bắt đầu vào quý đầu tiên của năm mà thường từ quý 2 trở đi.Gạo xuất sang châu Phi thường được bán theo cơ sở giá FOB; hàng hóa được chuyển bằng tàu lớn và dừng lại ở nhiều cảng tại các quốc gia châu Phi khác nhau. Chính vì vậy, rất khó để đưa ra con số chính xác về lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam sang châu lục này. (Bảng 2.5)

Bảng 2.5: Xuất khẩu gạo của Việt Nam mùa vụ 2011/2012 (tấn).

5% 10% 15% 25% 100% Glutinou

s

Jasmine Các loại khác

Tổng

Châu Á 2.684.815 - 1.505.767 793.317 15.925 309.434 433.707 5.832 5.748.797 Châu

Phi

821.826 - 75.947 98.407 365.610 - 104.162 52.356 1.518.308

Châu Âu và các nước

CIS

39.828 24.699 756 - - - 24.564 - 89.847

Châu Mỹ

32.014 - 213.090 2.901 55.883 - 25.445 - 329.333

Châu Úc

19.235 - - - - - 11.036 - 30.271

Tổng 3.597.718 24.699 1.795.560 894.625 437.418 309.434 598.914 58.188 7.716.556

Nguồn: Thông tin thương mại/Tổng cục Hải quan Việt Nam/Hiệp hội lương thực Việt Nam (2012).

Theo báo cáo của USDA, Việt Nam đang muốn tiếp cận thị trường mới để đẩy mạnh xuất khẩu. Việt Nam đã xuất khẩu gạo đến Chile và Haiti trong năm ngoái và đang tìm cách mở rộng thị phần tại Tây bán cầu.Cũng theo báo cáo, sản lượng lúa gạo Việt Nam năm 2013 ước tính 27,65 triệu tấn, tăng so với khoảng 27,15 triệu tấn năm trước. Tiêu thụ lúa gạo trong nước dự kiến sẽ tăng nhẹ, từ khoảng 19,65 triệu tấn năm 2012 lên 20,1 triệu tấn năm 2013.

2.3.Giá gạo xuất khẩu.

Giá gạo xuất khẩu bình quân của Việt Nam thường thấp hơn gần 30% so với Thái Lan

Bảng 2.6:Giá gạo xuất khẩu trung bình của Việt Nam và Thái Lan (USD/tấn)

Năm/Nước 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013

Việt Nam 255 296 569 440 431 495 456 432

Thái Lan 346 378 613 590 594 545 510 442

Nguồn: VFA & Thai rice exporter Associations

Mức chênh lệch giá này chủ yếu là do gạo xuất khẩu của Việt Nam phần lớn thuộc phẩm cấp trung bình, gạo trắng thường 15 – 25% tấm, chưa có thương hiệu riêng. Trong khi đó, Thái Lan đã định vị các thương hiệu gạo nổi tiếng trên thị trường thế giới như Khaw Dawk Mali, Hom Mali, Jasmine 85;

Ấn Độ và Pakistan thì có gạo Basmati. Riêng gạo đồ (parboiled rice) xuất khẩu cho thị trường Châu Phi thì hầu như do Thái Lan khống chế, Việt Nam chỉ mới tham gia thị trường gạo đồ với khối lượng chưa đáng kể.

Năm 2012, sản lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam đạt 7,72 triệu tấn, trị giá FOP đạt 3,45 tỷ USD.Theo VFA năm 2012 lượng gạo xuất khẩu gạo của Việt Nam vượt năm 2011 nhưng thua về giá trị. Nguyên nhân căn bản được lý giải là do giá gạo xuất khẩu giảm. Năm 2011 cả nước xuất khẩu đạt 7,105 triệu tấn, nhưng giá FOP là 3,507 tỷ USD. Khoảng 70% lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam là gạo có phẩm cấp thấp (gạo 25% tấm), gạo có phẩm cấp cao (5% tấm) thì vẫn chưa cạnh tranh được với gạo của Thái Lan. Gạo có phẩm cấp thấp thị trường tiêu thụ ngày càng bị thu hẹp và chịu sự cạnh tranh gay gắt từ các nước Ấn Độ, Pakistan và

Myanmar.Giá gạo xuất khẩu trung bình theo giá FOP năm 2012 khoảng 456USD/tấn. Mặc dù quý I/2013 giá xuất khẩu gạo trung bình tăng đạt 468USD/tấn (tăng 2% so với năm 2012). Mức giá này thấp hơn mức giá xuất khẩu trung bình năm 2011 là 39USD/tấn (giá trung bình năm 2011 là 495USD/tấn).

3.Hình thức chuỗi cung ứng xuất khẩu gạo của Việt Nam

* Các mô hình kinh doanh xuất khẩu gạo của Việt Nam

Khảo sát về chuỗi cung ứng xuất khẩu gạo của Việt Nam (nghiên cứu điển hình các doanh nghiệp tại khu vực phía Nam) có thể thấy 2 mô hình xuất khẩu gạo cơ bản như sau:

Sơ đồ 1: Mô hình A (Thu mua gạo – xuất khẩu)

Nông dân→ Hàng sáo→ Nhà máy xay xát 1→ Nhà máy xay xát 2→Công ty xuất khẩu→Cảng Sài gòn→Nhà nhập khẩu

Doanh nghiệp thu mua gạo nguyên liệu (gạo xô) từ thương lái để tái chế ra gạo thành phẩm xuất khẩu. Theo mô hình này, phần lớn là cung ứng gạo cho các hợp đồng G2G và các thị trường có nhu cầu gạo phẩm cấp trung bình như Philippines, Indonesia, Cuba, Châu Phi... Qui cách gạo thường khó đảm bảo độ thuần chủng nên giá không cao.

Đặc điểm kinh doanh của mô hình:

•Gạo nguyên liệu chuyển đến doanh nghiệp xuất khẩu qua nhiều cấp hàng sáo.

•Không truy xuất được nguồn gốc gạo nguyên liệu. Chất lượng gạo không ổn định.

• Qui trình chế biến gạo qua 2 giai đoạn (two process system).

• Vận chuyển xuất khẩu theo xà lan đường sông tải trọng từ 100 – 1.000 tấn đến cảng Sài Gòn. Gạo được đóng bao 25 – 50 kg tùy theo yêu cầu của khách hàng.

Sơ đồ 2: Mô hình B (Đầu tư vùng lúa chuyên canh – xuất khẩu)

Nông dân Nông trường→Nhà máy xay xát→Công ty xuất khẩu→Công ty vận chuyển→Cảng Sài gòn→Nhà nhập khẩu

Doanh nghiệp xây dựng vùng lúa nguyên liệu đặc chủng để xuất khẩu.

Theo mô hình này, gạo được cung ứng cho các thị trường có nhu cầu gạo cao cấp như Hongkong, Úc, Nhật Bản, Hàn Quốc... và giá gạo xuất khẩu (5%

tấm) thường cao hơn giá gạo cùng phẩm cấp của mô hình A khoảng 40 USD

(tại thời điểm khảo sát tháng 9/2011). Đây là xu hướng chuyển dịch cơ bản của các doanh nghiệp xuất khẩu gạo ở các tỉnh phía Nam hiện nay.

Đặc điểm kinh doanh của mô hình:

•Vùng nguyên liệu gieo trồng giống lúa cho gạo thơm đáp ứng yêu cầu của thị trường cao cấp.

•Kiểm soát được chất lượng và giống gạo tại nguồn cung cấp, gạo đồng nhất

•Cơ giới hóa các khâu thu hoạch, vận chuyển, dự trữ, xay xát theo qui trình khép kín (one process system), tỷ lệ hao hụt thấp.

• Thực hiện chuỗi cung ứng đầu vào và đầu ra cũng thuận lợi, hiệu quả hơn

Tuy nhiên, chi phí đầu tư sẽ cao hơn nhiều và qui mô diện tích đất canh tác phải lớn. Đây là một trong những trở ngại lớn đối với quá trình cơ giới hóa nông nghiệp của Việt Nam hiện nay.

4. Hình thức chuỗi cung ứng xuất khẩu gạo của Việt Nam.

Kết quả phân tích tình hình xuất khẩu gạo của Việt Nam trong thời gian qua đã bộc lộ những nhược điểm liên quan đến vấn đề liên kết chuỗi cung ứng đầu vào và đầu ra của hoạt động xuất khẩu gạo. Trong đó, hầu hết các doanh nghiệp đều xuất khẩu gạo trắng các loại (từ 5 – 25% tấm), chỉ có một doanh nghiệp xuất khẩu gạo đồ (parboiled rice) từ năm 2009 đến nay.

Phân tích chuỗi cung ứng gạo xuất khẩu Theo mô hình A

Hàng sáo mua lúa trực tiếp của nông dân từ các vùng khác nhau với qui mô dao động rất linh hoạt từ 100 kg – 50 tấn/lượt. Điểm mua ngay tại đồng ruộng hoặc tại kho dự trữ của nông dân, thanh toán hoàn toàn bằng tiền mặt. Hàng sáo sẽ sấy lúa, xay xát và dự trữ gạo tại các nhà máy xay xát nhỏ ven sông.

Khi các nhà xuất khẩu đặt hàng hoặc chào giá mua hợp lý thì hàng sáo sẽ giao gạo nguyên liệu tại nhà máy của nhà xuất khẩu hoặc giao gạo thành phẩm tại cảng giao hàng do nhà xuất khẩu chỉ định. Phương tiện vận chuyển chủ yếu là xà lan đường sông. Thời gian vận chuyển từ Thốt Nốt, Cần Thơ lên cảng Sài

Gòn bình quân 24 – 36 giờ. Mùa cao điểm vào dịp tết Nguyên Đán hàng năm có thể mất nhiều thời gian hơn do lượng vận chuyển lớn qua kênh Chợ Gạo, thuộc tỉnh Tiền Giang. Hàng sẽ được giao lên tàu tại phao chỉ định ở cảng Sài Gòn, thời gian chờ giao hàng từ 2 – 3 ngày. Xuất khẩu theo mô hình này phổ biến là gạo trắng 15 – 25% tấm theo điều kiện FOB cảng Sài Gòn, đáp ứng cho các đơn hàng theo hợp đồng G2G, B2G đi các nước Đông Nam Á, Châu Phi và Cuba. Theo các doanh nghiệp, mức lời đối với những đơn hàng này khá thấp (thường chỉ từ 5 – 10 USD/tấn), thậm chí có những lúc bị lỗ (như năm 2008).

Theo mô hình B :

Hàng sáo mua lúa trực tiếp của nông dân từ các vùng lúa chuyên canh để cung ứng cho đơn hàng của các nhà xuất khẩu theo mức giá thỏa thuận vào thời điểm mua. Hoặc nhà xuất khẩu mua lúa trực tiếp từ nông dân. Lúa/gạo nguyên liệu được giao đến các nhà máy của nhà xuất khẩu, thanh toán bằng tiền mặt. Gạo nguyên liệu được lau bóng, tách hạt khác màu (sortex), phối trộn và đóng gói theo yêu cầu của nhà nhập khẩu. Gạo xuất khẩu chủ yếu là gạo thơm (jasmine, fragrance) 5% tấm, đóng gói từ 1 – 10kg/bao (PP, PE), đựng trong container 20’ và bán theo điều kiện CNF, CIF hoặc FOB. Phương tiện vận chuyển chủ yếu là xà lan đường sông và đóng container tại ICD của cảng Sài Gòn đối với các tỉnh ven Sông Hậu; hoặc vận chuyển bằng xe container theo quốc lộ 1A về cảng Sài Gòn, thời gian vận chuyển trung bình 4 – 5 giờ đối với hàng hóa từ Tiền Giang và Long An. Gạo xuất khẩu theo mô hình này chủ yếu đáp ứng cho các đơn hàng theo hợp đồng đi những thị trường gạo cao cấp như Hongkong, Ả rập Xeut, Úc, Hàn Quốc... Theo các doanh nghiệp,mức lời đối với những đơn hàng này thường cao hơn mô hình A, đạt trung bình từ 40 – 50 USD/tấn.

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CHUỖI CUNG ỨNG SẢN PHẨM NÔNG NGHIỆP Ở VIỆT NAM (Trang 39 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)