- Marketing ảnh hưởng tới lợi ích của toàn xã hội.
Nhờ tác động của
Marketing, chúng ta có cuộc sống tốt đẹp hơn cha anh chúng ta cách đây 10, 20 năm rất nhiều.
- Doanh nghiệp từ việc thỏa mãn các nhu cầu và đòi hỏi của khách hàng tăng lợi nhuận công ty tăng lợi cho xã hội xã
hội ( bằng việc nộp thuế).
Marketing cũng góp phần truyền bá những hình ảnh độc đáo, nói lên nét đẹp của dân tộc.
Ngày nay các công ty đều đang nỗ lực với những đóng góp thực sự cho xã hội hay với những chiến dịch marketing mang tính cộng đồng ( Ví dụ: chương trình “Đèn đom đóm “ của Dutch Lady hay “Omo áo trắng ngời sáng tương lai”
của Unilever.), quỹ sữa vươn cao Việt Nam (sữa Vinamilk) Marketing giúp nâng cao ý thức tự giác và thay đổi hành vi của công dân nhằn hướng tới 1 xã hội tốt đẹp hơn.
Tại Việt Nam ngày nay, các doanh
nghiệp lớn rất quan tâm đến hoạt động xã hội, từ thiện vì công đồng . Họ có thể
thông qua các tổ chức phi chính phủ, hay
các cơ quan truyền thông để tổ chức các hoạt động này, từ đó nâng cao nhận thức của xã hội về thương hiệu và thể hiện trách nhiệm với cộng đồng, giành thêm tâm phần và não phần của
người tiêu dùng tại Việt Nam.
Ví dụ : chương trình
“Ngôi nhà mơ ước ”,
“Vượt qua chính mình’ trên HTV7.
- Marketing cân bằng cung- cầu xã hội, tiết kiệm được nguồn lực khan hiếm vì sản xuất đúng cái cần, tránh
lãng phí, thất thoát do sản xuất mặt hàng
không có nhu cầu.
Các điều tiết của Nhà nước vào nền kinh tế hay các quyết định mang tính vi mô sẽ giúp hạn chế các
khủng hoảng thừa và thiếu (ví dụ : các gói kích cầu của Nhà
nước trong giai đoạn khủng hoảng sẽ kích thích tiêu dùng, đẩy mạnh sản xuất).
Marketing tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh. (vai trò của Marketing trong quản lí vĩ mô.
- Marketing giúp hạn chế lạm phát, thất nghiệp,
kích thích sản xuất. Nhờ có các hoạt động
marketing, các doanh nghiệp mới đứng vững, tạo thêm việc làm.
Nói tóm lại, qua việc phân tích và chỉ ra ở trên, ta khẳng định : Marketing mang lại những lợi ích rất lớn cho doanh nghiệp, người tiêu dùng và cho toàn xã hội.
Câu 1 ( Chương II ): Vai trò của hệ thống thông tin marketing trong việc đề ra quyết định markating của doanh nghiệp?
+ Hệ thống thông tin Marketing là một hệ thống tương tác giữa con người và các thiết bị phương pháp dùng để thu nhập , xử lý , lưu trữ và chia sẽ thông tin một cách chính xác , kịp thời cho các quyết định marketing trong doanh nghiệp.
+Hệ thống thông tin Marketing bao gồm:
Hệ thống con thứ nhất là hệ thống ghi chép nội bộ đảm bảo cung cấp những số liệu hiện thời về mức tiêu thụ, chi phí, dự trữ và những tài khoản phải thu và phải chi.
Giúp cho các nhà quản trị nắm bắt được hoạt của công ty
Vd : bản báo cáo kết quả kinh doanh ; Chu kỳ đặt hàng - chuyển tiền …
Hệ thống con thứ hai là hệ thống tình báo Marketing, cung cấp cho những nhà quản trị Marketing những thông tin hàng ngày về những diễn biến trong môi trường ở bên ngoài.
Nó giúp cho các nhà quản trị trong việc dễ dàng ra quyết định marketing
Vd : Tại Tập đoàn BCVT Việt Nam, hàng ngày có các chuyên viên theo dõi tin tức khen chê của khách hàng trên các báo chí
Hệ thống thứ ba là nghiên cứu Marketing đảm bảo thu thập những thông tin liên quan đến một vấn đề Marketing cụ thể đặt ra trước công ty và là chìa khóa thành công của các doanh nghiệp.
VD : Ở công ty Vinamilk : bộ phận marketing thu thập dữ liệu về nhu cầu sử dụng sữa tại việt nam.
Hệ thống thứ tư là hệ thống hỗ trợ quyết định Marketing gồm các phương pháp thống kê và các mô hình quyết định để hỗ trợ những nhà quản trị Marketing thông qua và ra các quyết định đúng đắn hơn.
Vd : lĩnh vực nghiên cứu về quảng cáo ( động cơ , nội dung, phương tiện , hiệu quả.
• Hệ thống thông tin Marketing bao gồm con người, thiết bị và quy trình thu thập, phân loại, phân tích, đánh giá và phân phối những thông tin cần thiết, kịp thời và chính xác gửi cho những người soạn thảo các quyết định Marketing tiến hành phân tích lập kế hoạch, thực hiện và kiểm tra.
• Hệ thống thông tin giúp cho các nhà quản trị doanh nghiệp đỡ tốn thời gian trong việc tìm kiêm thông tin để ra các quyết định marketing và đưa ra sản phẩm mới thay thế sản phẩm cũ.
• Các hoạt động Marketing ngày càng phức tạp hơn, phạm vi và địa bàn ngày càng rộng hơn do cạnh
tranh ngày càng mạnh cùng với xu hướng toàn cầu hoá.
Do vậy, thông tin
Marketing ngày càng đa dạng, đối tượng sử dụng ngày càng nhiều và địa bàn rộng hơn.
• Mong đợi của khách hàng ngày càng cao, doanh
nghiệp ngày càng phải quan tâm nhiều đến khách hàng. Do vậy, doanh
nghiệp ngày càng cần nhiều các nghiên cứu Marketing.
Xu hướng hội tụ giữa tin học và viễn thông tạo ra sự dễ dàng cho việc thiết lập các cơ sở dữ liệu lớn được nối mạng. Một hệ thống thông tin được thiết kế và tổ chức tốt có thể cung cấp các nguồn
thông tin Marketing đầy đủ, tiện lợi với chi phí thấp cho các nhà quản trị Marketing ra quyết định
Hoạt động Marketing trong doanh nghiệp ngày càng phức tạp và
đa dạng, đòi hỏi phải có
đầy đủ và kịp thời các thông tin cần thiết. Do vậy doanh nghiệp cần phải có hệ thống thông tin marketing. Nó giúp cho doanh nghiệp có các thông tin marketing đầy đủ , kịp thời và chính xác để ra các quyết định Marketing đứng đắn.
Vai trò của hệ thống thông tin là xác định những nhu cầu thông tin của người quản trị, phát triển những thông tin cần thiết và phân phối thông tin đó kịp thời cho những nhà quản trị Marketing.
Thông tin cần thiết được phát triển thông qua ghi chép nội bộ ở công ty, hoạt động tình báo Marketing, nghiên cứu Marketing và phân tích hỗ trợ quyết định Marketing.
Câu 2 ( Chương II ): Những thông tin nào về khách hàng và đối thủ cạnh tranh mà
doanh nghiệp cần quan tâm?
Thông tin của khách hàng mà DN cần quan tâm
- Khách hàng là người quyết định thành bại đối với doanh nghiệp, là mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp.
- Khách hàng gồm 2 loại : (+) Khách hàng là cá nhân
(+) Khách hàng là tổ chức : Các khách hàng quốc tế ;
Các doanh nghiệp sản xuất ; Các doanh nghiệp thương mại ; Các tổ chức nhà nước.
Với khách hàng là cá nhân :
Thông tin cơ bản của khách hàng :
VD : Họ tên ; Giới tính ; Địa chỉ ; số điện thoại; Dân tộc; Đặc điểm tính cách …
Trình độ học vấn :
VD : Học lực cao nhất, chuyên nghành, các khoá đào tạo; Sở thích, sở trường …
Tình hình gia đình của khách hàng:
Vd: Đã lập gia đình chưa; Có con trai hay con gái ; Họ tên, trình độ, sở thích, sở trường,
ngày sinh của vợ hoặc chồng…
Các mối quan hệ
Vd : Tình hình người thân ( số lượng, cuộc sống ) ; Mối quan hệ với người thân. ; Mối quan hệ với bạn bè. ; Tình hình của những người xung quanh…
Tình hình công việc của khách hang :
VD : Địa vị của khách hàng trong công ty
hiện nay ra sao ; Thái độ của khách hàng với công ty ; thu nhập hàng năm của công ty hiện nay ; Quan hệ với công ty như thế nào;
Thành tựu cá nhân mà khách hàng cảm thấy hài lòng nhất hiện nay; Coi trọng sự phát
triển trước mắt hay sự phát triển tương lai (đưa ra lí do)…
Với khách hàng là cá nhân :
Tình trạng bản thân
Vd: Tín ngưỡng, tôn giáo (thái độ). ; Sở trường là gì ; Khả năng chuyên ngành là gì; Coi trọng những sự việc gì ; Có quan tâm đến các hoạt động chính trị không…
Cuộc sống
Vd : Bệnh tật trước đây ; Tình trạng sức khoẻ hiện nay ; Có biết uống rượu không và cách nhìn đối với việc uống rượu, có thích 1 loại rượu đặc biệt nào không; Thói quen khi thư giãn, giải trí là gì ; Thích ăn món gì; Các phương tiện giao thông thường sử dụng…
Những kinh nghiệm đã trải qua:
Vd: Việc muốn hoàn thành trước mắt ; Việc hài lòng nhất hiện nay ; Trước mắt muốn phát triển cái gì…
Tình hình nghiệp vụ
Vd: Khách hàng này có suy nghĩ gì về đạo đức ; Ý kiến và cách nhìn của khách hàng đối với công ty cũng như đối thủ cạnh tranh; Cách nhìn của khách hàng đối với sản phẩm của công ty hiện nay ; Cách đối nhân xử thế như thế nào; …
Khách hàng là doanh nghiệp
Thông tin cơ bản
Vd: họ tên, địa chỉ, điện thoại của cán bộ công nhân viên, người quản lý, đại diện pháp nhân của công ty cũng như tính cách, sở thích, gia đình, học lực, tuổi tác, khả năng, thời gian lập nghiệp và thời gian vào công ty làm việc của nhân viên trong công ty đó. ; tài sản, các loại hình kinh doanh, phương pháp tổ chức của doanh nghiệp đó …
Khách hàng là doanh nghiệp
Đặc trưng của khách hàng:
Vd: đặc điểm kinh doanh, quy mô doanh nghiệp, chính sách kinh doanh, phương hướng kinh doanh, quan niệm kinh doanh, tiềm lực phát triển, năng lực tiêu thụ và khu vực phục vụ của khu vực đó …
Tình trạng nghiệp vụ:
Vd: thành tích trong sự nghiệp bán hàng,khả năng của cán bộ công nhân viên và người quản lý kinh doanh, mối quan hệ đối với các đối thủ cạnh tranh khác cũng như thái độ hợp tác và quan hệ hợp tác với công ty mình của doanh nghiệp…
Giao dịch hiện nay:
Vd: các hoạt động bán hàng của khách hàng, những vấn đề tồn tại, ưu thế cần phát huy, đối sách trong tương lai, quỹ tín dụng, danh tiếng, hình tượng của doanh nghiệp cũng như nguồn vốn và điều kiện giao dịch hiện tại của doanh nghiệp…
= Biết được sở thích cá nhân của khách hàng có lợi cho việc giao lưu , hiểu biết giữa mình với khách hàng, nâng cao chất lượng phục vụ cho khách hàng.
Thông tin về đối thủ cạnh tranh:
1. Đối thủ cạnh tranh của Doanh Nghiệp là những ai ?
- Những doanh nghiệp đưa ra các sản phẩm hoặc dịch vụ thay thế cho sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp mình ?
- Những đối thủ mới thâm nhập vào thi trường như sắp sửa đưa ra một sản phẩm cạnh tranh, chuẩn bị chiếm cảm tình của khách hàng của Doanh
Nghiệp mình hoặc phát triển nhanh hơn Doanh nghiệp mình ?
- Tất cả các hãng đang cung cấp, hoặc đã cung cấp, cho khách hàng hiện tại của doanh nghiệp mình, hoặc cho những khách hàng tiềm năng của doanh nghiệp ?
Thông tin về đối thủ cạnh tranh:
2. Họ chào bán những gì?
- Tìm hiểu xem toàn bộ dòng sản phẩm hoặc dịch vụ của họ bao gồm những gì, quan tâm hơn đến những sản phẩm và dịch vụ mà doanh
nghiệp mình đang cạnh tranh, xem xét việc họ bố trí nguồn lực cho toàn bộ dòng sản phẩm như thế nào ?
- Sản phẩm hoặc dịch vụ mà họ đưa ra so sánh với sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp mình như thế nào? Có những nét riêng hoặc lợi ích khác biệt gjì so với sản phẩm doanh nghiệp minh ?
- Cần phải cân nhắc những khía cạnh dịch vụ khác mà đối thủ cạnh tranh chào mời (thí dụ như giao hàng, tư vấn, dịch vụ hậu mãi…) và những
khía cạnh này khác biệt so với doanh nghiệp mình như thế nào. Mình có thể học hỏi được gì từ họ?
3. Chính sách giá cả của họ?
- Khách hàng thường cân nhắc giá cả dịch vụ/sản phẩm của doanh
nghiệp so với đối thủ cạnh tranh. Không phải giá thấp hơn lúc nào cũng tốt. Thí dụ nhự nếu giá của doanh nghiệp mình thấp hơn, liệu chất lượng của doanh nghiệp hoặc giá thành sản xuất cũng thấp hơn? Nếu giá của doanh nghiệp đưa ra cao hơn những nhà cung ứng khác, liệu doanh nghiệp mình có cung cấp những gía trị tăng thêm cho khách hàng?
Khách hàng có nhận ra và đánh giá cao những lợi ích này ?
Thông tin về đối thủ cạnh tranh:
4. Khách hàng của họ là ai?
Họ là ai và các đặc điểm của họ, như trẻ hay già, mức thu nhập .v.v
Các khách hàng khác nhau mua những sản phẩm hoặc dịch vụ nào của đối thủ cạnh tranh
Điều gì được khách hàng coi là điểm mạnh và điểm yếu của đối thủ cạnh tranh của doanh nghiệp
Liệu họ có những khách hàng trung thành hay không
Số lượng khách hàng hiện tại của họ có tăng lên nhiều hay không
Khách hàng của họ có phàn nàn gì không
5. Họ quảng bá sản phẩm như thế nào?
- Họ thu hút khách hàng mới bằng cách nào?
- Các hoạt động quảng bá của họ năng động ra sao?
- Họ quảng cáo trên phương tiện truyền thông đại chúng hay gởi thư trực tiếp?
- Họ sử dụng những câu chuyện gì để nói với báo chí?
- Họ có thuê mướn nhân viên bán hàng không, và nếu có, bao nhiêu?
- Họ có tham gia hội chợ không, và nếu có, hội chợ nào?
Thông tin về đối thủ cạnh tranh:
6. Nhà cung ứng của họ là ai?
- Họ có sử dụng cùng nhà cung ứng giống như doanh nghiệp mình không? Nếu có, họ quan hệ với những nhà cung ứng này theo cùng điều kiện tài chính và quan hệ cá nhân giống doanh nghiệp mình không?
- Nếu họ sử dụng những nhà cung ứng khác, tại sao họ lại làm thế? Những nhà cung ứng này có đáng để doanh nghiệp mình tìm hiểu không?
7. Tình hình tài chính của họ như thế nào?
- Khi so sánh tình hình tài chính của công ty, doanh nghiệp mình cần phải so sánh trên cơ sở tương đồng. Thí dụ như doanh thu của họ chủ yếu đến từ những sản phẩm hoặc dịch vụ giống như của doanh nghiệp mình không?
Có sự khác nhau nào trong hoạt động mà có thể dẫn tới chi phí giá thành cao hơn hoặc thấp hơn?
Thông tin về đối thủ cạnh tranh:
8. Loại hình tổ chức của họ là gì?
- Tổ chức của họ khác với tổ chức của doanh nghiệp mình như thế nào?
- Họ điều hành như thế nào để đáp ứng như cầu khách hàng?
- Có những ý tưởng mới hoặc những phương cách điều hành tốt hơn mà doanh nghiệp mình có thể ứng dụng?
- Họ thuê mướn bao nhiêu nhân công?
- Lực lượng lao động được chia ra cho sản xuất và hành chính như thế nào?
- Ban Giám đốc có tham gia vào các công ty khác, hay tất cả các nỗ lực của họ tập trung vào một công ty? Họ có thu hút nhân viên từ công ty của mình không, và nếu có thì bằng cách nào?
- Cơ sở hạ tầng của họ thế nào so với doanh nghiệp mình?
- Khách hàng có đến thăm viếng cơ sở này không và nếu có, họ có ấn tượng gì?
- Có bất kỳ khía cạnh nào, như địa điểm và cách trang trí, đem đến cho họ lợi thế trong việc phục vụ nhu cầu khách hàng?
Thông tin về đối thủ cạnh tranh:
9. Thế mạnh và điểm yếu của họ là gì?
- Liệt kê các điểm mạnh và yếu của đối thủ cạnh tranh là cách tốt nhất để tóm tắt những thông tin này trong một hình thức ý nghĩa và dễ sử dụng nhất.
- Họ giỏi nhất trong những lĩnh vực gì và những điều này so với chúng ta thì sao?
- Những điểm chưa mạnh của đối thủ cạnh tranh và điều này so với DN mình thì sao?
- Bạn cần cảnh giác đối với bất kỳ lĩnh vực nào mà đối thủ cạnh tranh làm tốt hơn bạn.
Việc phân tích điểm mạnh, yếu của đối thủ cạnh tranh sẽ chưa là hoàn thiện nếu doanh nghiệp không dùng những thông tin này để nhận diện những cơ hội và rủi ro mà công ty của bạn có thể đối mặt , hãy tập trung vào cách mà họ thỏa mãn nhu cầu của khách hàng và những lợi ích đặc biệt mà họ cung cấp để thỏa mãn nhu cầu khách hàng
Thông tin về đối thủ cạnh tranh:
10. Chiến lược kinh doanh của họ là gì?
Nếu doanh nghiệp hiểu đối thủ cạnh tranh của mình, họ có thể tiên lượng được những quyết định mà họ sẽ đưa ra trong một hoàn cảnh cụ thể nào đó. Từ tất cả những thông tin, doanh nghiệp có thể dựng thành bức tranh về những đặc điểm quan trọng của đối thủ cạnh tranh chính của mình mà điều này sẽ giúp doanh nghiệp đưa ra những phán đoán về chiến lược kinh doanh tổng thể của họ. Và xem xét bạn có thể học đươc những gì về điều này