PHẦN ĐỌC HIỂU (6,0 ĐIỂM)

Một phần của tài liệu Bộ đề, đáp án ngữ văn 6 sách mới theo từng chủ đề, dùng cho 03 bộ sách (Trang 48 - 53)

Phần Câ u

Nội dung Điểm

I ĐỌC HIỂU 6,0

1 C 0,25

2 A 0,25

3 C 0,25

4 A 0,25

5 D 0,25

6 B 0,25

7 A 0,25

8 A 0,25

9 - Học sinh trình bày các cách khác nhau nhưng phải hợp lí, thuyết phục, phù hợp chuẩn mực đạo đức.

1,5 10 - Hành động của mẹ con Cám gợi cho em suy nghĩ về sự đối

xử không công bằng giữa hai chị em, lòng ghen ghét, lòng dạ đen tối, tâm lí sống nhỏ nhen của mụ dì ghẻ – một mụ đàn bà mất hết cả tình người.

1,5

- Bài học:

+ Chị em trong gia đình phải biết yêu thương, đoàn kết, giúp đỡ, sẻ chia với nhau trong mọi công việc, hoàn cảnh.

+ Không sống ích kỉ, đố kị, ghen ghét nhau…

Lưu ý: HS có thể trình bày cách khác nhưng hợp lí vẫn tính điểm.

II PHẦN II: VIẾT( 4,0 điểm) 4,0

- Kĩ năng: Đảm bảo đủ bố cục chặt chẽ 3 phần, biết cách kể trải nghiệm đáng nhớ. Đó có thể là trải nghiệm vui hoặc trải nghiệm buồn...

1. Mở bài:

- Dẫn dắt đến câu chuyện em muốn kể.

Mẫu: Tuổi học trò mỗi người ai cũng trải qua rất nhiều kỉ niệm. Và thường, những kỉ niệm đáng nhớ nhất sẽ luôn là những kỉ niệm đẹp. Nhưng riêng đối với em, thì kỉ niệm mà mãi không thể nào quên được là một lần bị chê.

2. Thân bài:

- Giới thiệu hoàn cảnh xảy ra sự việc?

Lúc đó, em là học sinh lớp 3 trường tiểu học Lê Hồng Phong.

Từ lớp 1 đến lớp 3 em luôn đạt danh hiệu học sinh xuất sắc, nằm trong top đầu các học sinh giỏi của trường, được thầy cô yêu thương, bạn bè ngưỡng mộ.

Một lần, cô giáo dặn dò cả lớp chuẩn bị một bài thuyết trình trước lớp về cây ăn quả yêu thích.

Tự cho rằng mình rất giỏi, nên em không hề chuẩn bị từ trước, thoải mái đi chơi.

- Kể chi tiết sự việc:

- Hôm đó, cô giáo gọi lần lượt từng bạn lên thuyết trình bài làm đã chuẩn bị ở nhà. Đến lượt mình, em tự tin bước lên bục, nhưng ngay khi bắt đầu em đã bắt đầu gặp khó khăn.

- Vì chưa chuẩn bị trước nên em nói chậm, lắp bắp, miêu tả không theo thứ tự nào. Càng ngày em càng mất dần sự tự tin của mình, cứ cúi gằm xuống đất rồi nói nhỏ dần.

- Em có cảm xúc như thế nào khi câu chuyện diễn ra? Điều gì khiến em xúc động? Xúc động như thế nào?

- Tiếng xì xào của các bạn ở dưới lớp khiến em càng thêm xấu hổ, im lặng đứng tại chỗ

- Cuối cùng, cô giáo để em về chỗ cho bạn khác lên trình bày.

0,25

2,5

0,25

Cuối tiết, cô giáo nêu lên những nhận xét chung về buổi học, cô đặc biệt nhấn mạnh những bạn chưa chuẩn bị, làm bài cẩn thận.

- Khi cô giáo nói, em cảm giác mặt mình đỏ bừng vì xấu hổ, khi mọi người nhìn về phía em mà bàn tán.

- Kết quả sự việc: Từ hôm đó, em sâu sắc nhận ra được lỗi lầm của mình, từ bỏ được tính tự đại và ham chơi của bản thân 3. Kết bài:

- Từ lần đó, em đã thay đổi bản thân rất nhiều, và tất nhiên là theo chiều hướng tốt hơn. Tất cả là nhờ lời phê bình thẳng thắn của cô giáo ngày hôm đó. Nhờ cô mà em nhận ra được lỗi lầm của mình và khắc phục. Vì thế mà tuy đây không phải là một kỉ niệm đẹp nhưng em vẫn nhớ mãi nó.

Bài viết diễn đạt trong sáng, trôi chảy, sạch sẽ, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu…

0,25 Bài viết có sự sáng tạo, có cách kể chuyện hấp dẫn, sâu sắc… 0,25 - Điểm 2,75 - 3,0: Biết xây dựng câu chuyện gắn với trải đáng nhớ một cách tự nhiên, hợp lí; xây dựng được tình huống truyện hấp dẫn; biết sử dụng kết hợp các yếu tố miêu tả,...khi cần thiết. Ngôn ngữ trong sáng, diễn đạt rõ ràng, bố cục chặt chẽ, chữ viết sạch đẹp.

- Điểm 2,0 - 2,5: Biết xây dựng câu chuyện gắn với trải nghiệm đáng nhớ một cách tự nhiên, hợp lí; xây dựng được tình huống truyện hấp dẫn; biết sử dụng kết hợp các yếu tố miêu tả,...khi cần thiết. Ngôn ngữ trong sáng, nhưng còn một số chỗ diễn đạt chưa rõ ràng hay chữ viết còn sai lỗi chính tả.

- Điểm 1,0 - 1,75: Biết xây dựng câu chuyện gắn với trải nghiệm nhưng còn chưa được tự nhiên; xây dựng được tình huống truyện; chưa biết sử dụng hợp lí các yếu tố miêu tả,...trong khi kể. Ngôn ngữ kể chuyện còn gượng ép, một số chỗ diễn đạt chưa rõ ràng, chữ viết còn sai lỗi chính tả.

- Điểm 0,5 - 0,75: Chưa biết cách xây dựng câu chuyện gắn với trải nghiệm hoặc câu chuyện không mang tính giáo dục cao; chưa biết sử dụng hợp lí các yếu tố miêu tả,...trong khi kể. Ngôn ngữ kể chuyện còn gượng ép, diễn đạt lộn xộn, chữ viết còn sai nhiều lỗi chính tả .

- Điểm 0: Bài làm sai yêu cầu, không đúng thể văn tự sự, lạc sang thể loại khác.

ĐỀ SỐ 13:

I. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm)

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:

SỰ TÍCH HẠT THÓC GIỐNG

Thuở xưa có một ông vua cao tuổi mà không có con cái nên muốn tìm người nối ngôi. Vua ra lệnh phát cho mỗi người dân một thúng thóc về gieo và giao hẹn: Ai thu được nhiều thóc nhất sẽ được truyền ngôi và ai không có thóc sẽ bị trừng phạt.

Ở làng nọ có chú bé tên là Chôm mồ côi cha mẹ. Cậu cũng đi nhận thóc về và cố chăm sóc mà không một hạt thóc nào nảy mầm. Đến vụ thu hoạch, mọi người chở thóc về kinh đô thu nộp cho nhà vua. Chôm lo lắng, đến trước vua quỳ tâu:

- Tâu bệ hạ! Con không làm sao cho thóc của người nảy mầm được.

Mọi người sững sờ trước lời thú tội của Chôm, phen này sẽ bị phạt nặng nhưng nhà vua đã đỡ chú bé dậy, ôn tồn nói:

- Trước khi phát thóc giống, ta đã cho luộc kĩ rồi. Lẽ nào chúng còn nảy mầm được sao?

Những xe thóc đầy ắp kia đâu phải thu được từ thóc giống của ta.

Rồi nhà vua dõng dạc tuyên bố:

- Trung thực là đức tính quý nhất của con người. Ta sẽ truyền ngôi cho chú bé trung thực và dũng cảm này.

Trong câu chuyện, tất cả những người dân trong đất nước đều thua cậu bé, bởi họ không dám công bố sự thật, họ sợ vua sẽ trừng phạt nên quên rằng sự thật mới là điều cần được tôn trọng hàng đầu.

Qua câu chuyện trên đã khuyên chúng ta trung thực là đức tính quý giá nhất của con người, chúng ta phải trung thực mọi lúc mọi nơi rồi sẽ nhận được những phần thưởng xứng đáng như cậu bé trong câu chuyện trên.

(Nguyễn Đổng Chi, Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam, tập 4, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 1975)

Câu 1: Câu chuyện trên được kể theo ngôi thứ mấy?

A. Ngôi thứ nhất B. Ngôi thứ hai

C. Ngôi thứ ba D. Kết hợp nhiều ngôi kề

Câu 2: Nhân vật chính của câu chuyện trên là ai?

A. Nhà vua B. Chú bé Chôm

C. Dân làng D. Mọi người

Câu 3: Vì sao mọi người lại sững sờ trước lời thú tội của Chôm?

A. Vì sợ Chôm được truyền ngôi B. Vì sợ Chôm được khen thưởng C. Vì sợ Chôm bị vua phạt nặng D. Vì sợ Chôm được yêu thương

Câu 4: Trong các từ được trích trong câu văn “Mọi người sững sờ trước lời thú tội của Chôm, phen này sẽ bị phạt nặng nhưng nhà vua đã đỡ chú bé dậy, ôn tồn nói:”, từ nào là từ láy?

A. Mọi người B. Sững sờ C. Thú tội D. Chú bé

Câu 5: Nhà vua phát cho mỗi người một thúng thóc giống đã luộc kĩ nhằm mục đích gì?

A. Muốn tìm người hiền lành B. Muốn tìm người trung thực C. Muốn tìm người chăm chỉ D. Muốn tìm người khỏe mạnh Câu 6: Phần thưởng xứng đáng mà chú bé nhận được là gì?

A. Được vua truyền ngôi B. Được thưởng vàng bạc

C. Được gả công chúa D. Được cho ruộng đất

Câu 7: Trong câu chuyện, vì sao mọi người lại thua chú bé?

A. Vì họ quá tự tin và gian xảo B. Vì họ không có trí thông minh C. Vì họ không có lòng dũng cảm D. Vì họ đem cho vua nhiều thóc Câu 8: Lí do nhà vua lại truyền ngôi cho chú bé?

A. Vì chú bé thông minh và lanh lợi B. Vì chú bé trung thực và dũng cảm C. Vì chú bé chăm chỉ và chịu khó D. Vì chú bé hiền lành và nhân hậu

Câu 9. Nếu em là chú bé trong câu chuyện trên, em sẽ làm gì? Vì sao?

Câu 10. Em rút ra được bài học gì từ câu chuyện trên?

II. VIẾT (4.0 điểm)

Viết bài văn kể lại một trải nghiệm buồn của em.

Còn tiếp

Tải miễn phí tại: Giáo án miễn phí Ngữ Văn THCS - THPT Sách mới https://www.facebook.com/groups/giaoanmienphinguvan

HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI Phầ

n

u

Nội dung Điểm

I ĐỌC HIỂU:

- Phần Trắc nghiệm: 4 điểm (Mỗi đáp án đúng được 0,5 điểm) - Tự luận: 2 điểm

6,0

1 C 0,5

2 B 0,5

3 C 0,5

4 B 0,5

5 B 0,5

6 A 0,5

7 C 0,5

8 B 0,5

9 - HS nêu được ý kiến cá nhân về nhân vật:

(Gợi ý:

+ Nếu em là Chôm, em vẫn hành động như chú bé…

- HS có lập luận giải thích hợp lý:

Vì: Trung thực là đức tính quý nhất của con người…)

0,5 0,5 10 - HS rút ra được bài học: Trong cuộc sống, em sẽ trung thực trong

mọi hoàn cảnh, ví dụ:

+ Trung thực khi làm bài kiểm tra.

+ Trung thực khi xin tiền bố mẹ đóng học.

+ Nêu rõ lí do để xin phép bố mẹ đi chơi, đi dự sinh nhật…

(Hs nêu được 3 ý hợp lý được điểm tối đa, 2 nếu chỉ nêu 2 ý được 0, 5 điểm)

1,0

Một phần của tài liệu Bộ đề, đáp án ngữ văn 6 sách mới theo từng chủ đề, dùng cho 03 bộ sách (Trang 48 - 53)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(379 trang)
w