Diễn biến trải nghiệm

Một phần của tài liệu Bộ đề, đáp án ngữ văn 6 sách mới theo từng chủ đề, dùng cho 03 bộ sách (Trang 105 - 124)

- Lí do xuất hiện trải nghiệm: Ví dụ: Em bị ốm (đau) được mẹ chăm sóc; Một chuyến đi chơi cùng với gia đình; Một lần tham gia trại hè cùng bố mẹ…

- Diễn biến: Kể lại những sự việc đã diễn ra theo một trình tự nhất định.

- Suy nghĩ, cảm xúc: Vui vẻ, hạnh phúc, buồn bã, tiếc nuối…

- Bài học rút ra sau trải nghiệm: Hiểu được nỗi vất vả của cha mẹ, Nhận ra sự quan tâm; chăm sóc của người thân dành cho mình; biết giúp đỡ công việc nhà, tình cảm gia đình gắn kết hơn..

III. Kết bài

- Khẳng lại ý nghĩa của trải nghiệm đối với mỗi người: Trải nghiệm cùng với ông/bà/bố/mẹ… thật đáng trân trọng. Từ đó, em biết quý trọng hơn cuộc sống, cũng như yêu thương những người thân của mình nhiều hơn.

3.0

d. Chính tả, ngữ pháp:

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. 0.25 e. Sáng tạo: Bố cục mạch lạc, lời kể sinh động, sáng tạo. 0.25 ĐỀ SỐ 6:

I. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm)

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:

CON MÈO ẤP TRỨNG

Con mèo mun to đùng, mập ú dành nhiều ngày để nằm cạnh quả trứng, trông chừng nó, nhẹ nhàng khều quả trứng trở lại bằng bàn chân mềm bông không lộ vuốt mỗi khi những cử động vô tình của cơ thể đẩy nó ra xa độ một hoặc hai phân. Trong những ngày khó chịu dài lê thê đó, thỉnh thoảng Zorba thấy thật uổng phí thì giờ, bởi có vẻ như nó đang phải chăm lo cho một vật thể không sức sống, một hòn đá dễ nứt vỡ, cho dù có màu trắng lốm đốm xanh.

Có một lần, cơ thể nó bị chuột rút do không được vận động - bởi vì, theo như mệnh lệnh của Đại Tá, nó chỉ dám rời quả trứng để đi ăn và đi vệ sinh chỗ cái thùng - nó thấy thèm được biết liệu con chim con có lớn lên chút nào bên trong lớp vỏ can-xi cứng hay không. Nó ghé sát một tai vào quả trứng, rồi tới tai kia, nhưng nó không nghe thấy bất cứ âm thanh nào. Nó cũng chẳng may mắn hơn khi cố gắng nhìn xuyên vào bên trong quả trứng bằng cách đặt nó ra trước ánh sáng. Lớp vỏ trắng đốm xanh thật là dày và hoàn toàn không để ánh sáng chiếu qua.

Đại Tá, Secretario và Einstein tới thăm Zorba hàng đêm, chúng thường xuyên kiểm tra quả trứng xem liệu cái Đại Tá gọi là “chu trình mong muốn” có diễn ra hay không, nhưng ngay khi chúng nhận ra quả trứng trông y nguyên như hôm đầu tiên thì chủ đề trò chuyện của cả bọn thay đổi.

Einstein không ngừng lải nhải than phiền về chuyện bộ tự điển bách khoa của nó không cho biết chính xác về thời gian ấp trứng; chi tiết tạm chấp nhận được nhất có thể lấy ra từ những cuốn sách dày cộp nói rằng giai đoạn đó có thể kéo dài từ mười bảy tới ba mươi ngày, tùy theo đặc tính loài của chim mẹ.

Ngồi ấp trứng thực không dễ dàng chút nào với con mèo mun to đùng mập ú. Nó không thể nào quên được cái bữa người bạn của gia đình chủ vốn nhận trách nhiệm trông nom nó chợt nghĩ rằng sàn nhà cần được lau dọn và quyết định bật máy hút bụi lên.

Mọi buổi sáng, suốt thời gian người bạn ở đó, Zorba phải giấu quả trứng sau mấy chậu hoa cảnh trên ban công để ra quấn quít với con người tốt bụng đã dọn rửa cái thùng vệ sinh của nó và cho nó thức ăn. Nó meo meo đầy biết ơn, cọ cọ mình quanh chân người ấy để rồi ông ta đi về không ngừng nhắc đi nhắc lại rằng Zorba mới ngoan thật là ngoan.

Nhưng sáng hôm đó, sau khi quan sát cái máy hút bụi rè rè chạy quanh phòng khách và phòng ngủ, nó nghe người đó nói: “Và giờ tới lượt ban công. Bụi chắc đóng tảng quanh mấy chậu hoa đó mất rồi!”

Khi người bạn nghe thấy tiếng xoảng của cái bát đựng hoa quả vỡ tan tành, ông ta chạy về phía bếp và hét tướng lên ngay ở cửa: “Mày mắc chứng gì thế, Zorba? Nhìn xem mày vừa làm gì này! Biến ra khỏi đây ngay, con mèo điên này! Mày mà bị mảnh thủy tinh đâm vào chân nữa là xong!”

Thật đúng là một sự sỉ nhục quá đáng! Zorba rón rén bò khỏi bếp, đuôi cụp giữa hai chân, giả vờ như đang xấu hổ chết đi được, rồi phi thẳng với tốc độ tối đa ra ban công.

Thật không dễ gì mà lăn được quả trứng từ mấy chậu hoa vào một trong các phòng ngủ nhưng đã thành công, rồi nó đợi ở đó cho tới khi người bạn dọn dẹp xong mọi thứ và ra về.

Zorba đang gà gật khi màn đêm buông xuống và ngày thứ hai mươi, vì thế nó không nhận ra rằngquả trứng nhúc nhích, thật chậm, nhưng đang nhúc nhích, như thể đang cố lăn trên mặt sàn.

Một cú nhói ở bụng khiến Zorba tỉnh giấc. Nó mở mắt và hết sức lo ngại khi nhìn thấy một chóp nhỏ màu vàng cứ xuất hiện rồi biến mất qua vết nứt của quả trứng.

Nó kẹp vững quả trứng bằng hai chân sau, và nhờ thế có thể nhìn thấy con chim non mổ lấy mổ để tới khi cái lỗ đủ rộng cho một cái đầu trắng, bé xíu ướt nhẹp ra khỏi vỏ trứng.

“Má!” con chim non chiếp chiếp gọi.

Zorba không biết phải phản ứng ra sao. Nó biết là lông của mình đen óng như than, nhưng dường như nỗi xúc động và xấu hổ đã khiến nó ngượng hồng lựng cả người.

(Trích Chuyện con mèo dạy con hải âu bay - Luis Sepulveda, Tr.30 - NXB Hội nhà văn 2009.)

Câu 1. Văn bản Con mèo ấp trứng thuộc thể loại nào?

A. Truyện cổ tích B. Truyện đồng thoại C. Truyền thuyết D.Thần thoại Câu 2. Câu chuyện trong văn bản được kể bằng lời của ai?

A. Lời của con mèo Zorba B. Lời của người kể chuyện C. Lời của Đại Tá C. Lời của Secretario và Einstein Câu 3. Văn bản Con mèo ấp trứng kể về việc gì?

A. Đại Tá, Secretario và Einstein tới thăm Zorba hàng đêm.

B. Zorba phải giấu quả trứng sau mấy chậu hoa cảnh trên ban công.

C. Einstein không ngừng lải nhải than phiền về chuyện bộ tự điển bách khoa của nó.

D. Zorba nhận lời trông nom, ấp trứng một quả trứng cho đến lúc nở ra con chim non.

Câu 4. Dấu ngoặc kép được dùng với công dụng gì trong câu sau:

Nhưng sáng hôm đó, sau khi quan sát cái máy hút bụi rè rè chạy quanh phòng khách và phòng ngủ, nó nghe người đó nói: “Và giờ tới lượt ban công. Bụi chắc đóng tảng quanh mấy chậu hoa đó mất rồi?

A. Đánh dấu lời đối thoại

B. Đánh dấu tên tác phẩm, tờ báo, tập san C. Đánh dấu từ ngữ, đoạn dẫn trực tiếp

D. Đánh dấu từ ngữ được hiểu theo nghĩa đặc biệt

Câu 5. Hai chi tiết nào trong văn bản cho thấy nhân vật Zorba vừa mang những đặc tính vốn có của loài vật vừa mang đặc điểm của con người?

Chi tiết 1:

………

………

Chi tiết 2: ……….

………

Câu 6. Trong câu chuyện, Zorba thấy xúc động và xấu hổ khi con chim non nở ra và gọi nó là “má”. Cảm xúc ấy cho thấy Zorba là con mèo như thế nào?

A. thông minh và nhanh nhẹn B. rất ấm áp và giàu tình cảm C. vui vẻ, thân thiện

D. bao dung, vui tính

Câu 7. Sắp xếp các từ sau theo đúng diễn biến suy nghĩ và hành động của Zorba khi thực hiện việc trông nom, ấp trứng chim:

A. Tìm mọi cách để bảo vệ quả trứng 1

B. Tò mò tìm mọi cách để xem con chim có lớn lên bên trong lớp vỏ trứng hay không

2 C. Cảm thấy khó chịu và uổng phí thì giờ 3 D. Xúc động và xấu hổ khi trứng nở và chú chim

con gọi nó là “Má”.

4 Câu 8. Theo em, tính nhân văn của câu chuyện thể hiện ở điểm nào?

A. Một con mèo có thể chăm sóc, ấp nở một quả trứng chim.

B. Một con mèo biết giữ lời hứa, yêu thương kẻ khác biệt với mình.

C. Một con mèo khôn ngoan biết giấu quả trứng chim không bị người bạn của gia đình chủ phát hiện.

D. Cả A và B đều đúng

Câu 9. Em rút ra được bài học cuộc sống nào sau khi đọc văn bản?

Câu 10. Khi gặp người có hoàn cảnh khó khăn hoặc khác biệt hoàn toàn so với mình, em có sẵn lòng giúp đỡ họ không? Vì sao?

II. VIẾT (4.0 điểm)

Trong cuộc sống, không ai không tránh khỏi những lúc mắc sai lầm. Nhưng nếu chúng ta biết nhận lỗi và sửa chữa thì đó cũng là một trải nghiệm giúp bản thân trưởng thành hơn.

Hãy kể về trải nghiệm một lần mắc lỗi mà em nhớ mãi.

HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI Phầ

n

u

Nội dung Điểm

I ĐỌC HIỂU 6,0

1 B 0,5

2 A 0,5

3 D 0,5

4 D 0,5

5 - Meo meo đầy biết ơn, cọ cọ quanh chân người.

- Zorba rón rén bò khỏi bếp, đuôi cụp giữa hai chân, giả vờ như đang xấu hổ chết đi được.

0,5

6 C 0,5

7 1C – 2B – 3A – 4D 0,5

8 D 0,5

9 - HS nêu được cụ thể bài học mình rút ra miễn hợp lí và có tính nhân văn. Gợi ý:

+ sống yêu thương, nhân hậu + chấp nhận sự khác biệt + sống có trách nhiệm…

1,0

10 - Hãy sẵn sàng cho đi để được nhận lại đúng lúc.

- Cuộc đời này giúp đỡ người khác chính là giúp đỡ chính mình.

- Giúp đỡ người khác luôn là điều đáng hoan nghênh.

- Biết giúp đỡ đúng cách.

Tuy nhiên, giúp đỡ ai đó không phải là điều gì đó quá lớn lao, đôi khi không hẳn thể hiện lòng rộng rãi bằng tiền bạc mà đơn giản chỉ là bày tỏ tấm lòng và hỗ trợ trong khả năng có thể….

1,0

II LÀM VĂN 4,0

a. Đảm bảo cấu trúc bài văn tự sự 0,25

b. Xác định đúng yêu cầu của đề.

Kể về một trải nghiệm đáng nhớ

0,25 c. Kể lại trải nghiệm

Bài viết HS có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần đảm bảo các yêu cầu sau:

3,0 Dàn ý Kể về một lần em mắc lỗi.

a. Mở bài

- Tuổi thơ mỗi người ai cũng có nhiều kỉ niệm đáng nhớ

- Nhưng em nhớ nhất là một lần đã phạm lỗi hồi lớp 2, khiến mẹ phải buồn lòng.

b. Thân bài

- Hoàn cảnh diễn ra sự việc:

- Hôm đó, là ngày thứ 2, theo thường lệ em sẽ phải đến trường để học tập

- Nhưng do lười biếng, không muốn đi học nên em đã giả vờ đau

bụng để xin mẹ nghỉ học - Diễn biến sự việc:

- Khi bước vào phòng thấy em nằm ôm bụng, mẹ đã rất lo lắng.

Vội chạy lại xoa bụng cho em.

- Thấy em mãi vẫn âm ỉ đau, mẹ ra ngoài gọi điện cho cô giáo xin nghỉ

- Em nằm trên giường vô cùng sung sướng, nghĩ đến đã đánh lừa được mẹ mà nằm cười khúc khích ở trong chăn

- Một lát sau, mẹ trở lại, mang theo bát cháo nóng, dặn em ăn đi rồi nằm nghỉ ở nhà để mẹ đi làm

- Em vui vẻ chào mẹ rồi nằm xuống chờ mẹ ra khỏi nhà

- Sau khi xác nhận mẹ đã đi làm, em liền bật tung chăn ra, ngồi chơi ở trong phòng khách

- Vừa xem ti vi, em vừa ăn kẹo, bánh rất sung sướng

- Chợt, nghe thấy tiếng mở cửa, em sững sờ nhìn lại, thì thấy mẹ mang theo một túi thuốc đang đứng ở cửa. Thì ra mẹ đã xin nghỉ làm, đi mua thuốc rồi về nhà chăm em ngay

- Thấy em ngồi chơi như vậy, mẹ hiểu ra ngay, thế nhưng mẹ chẳng nói gì mà im lặng đi thẳng vào phòng ngủ

- Một mình ngồi ở phòng khách, dù không bị mẹ trách mắng nhưng em chẳng thấy dễ chịu chút nào

- Sự hối lỗi, đau khổ trào dâng lên khi em nghĩ về ánh mắt thất vọng của mẹ

- Thế là lấy hết can đảm, em chạy vào phòng để xin lỗi mẹ - Kết quả:

- Em rón rén đi vào thấy mẹ đang nằm trên giường, nhắm mắt như ngủ, nhưng em biết mẹ vẫn đang thức

- Em nằm xuống cạnh mẹ, ôm lấy mẹ và xin lỗi

- Một lát sau, mẹ nhẹ nhàng đưa tay lên vuốt tóc em và tha thứ cho em

- Mẹ còn dặn dò em rằng từ nay về sau không được nói dối nữa, phải chăm chỉ học tập. Em dạ một tiếng thật to rồi ôm chặt lấy mẹ, cười khúc khích.

c. Kết bài

- Kỉ niệm lần đó tuy không phải kỉ niệm đẹp nhưng em vẫn sẽ nhớ mãi

- Vì nhờ lần mắc lỗi đó mà em rút ra được bài học lớn, và thay đổi bản thân mình

d. Chính tả, ngữ pháp

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt.

0,25 e. Sáng tạo: Bố cục mạch lạc, lời kể sinh động, sáng tạo. 0,25 ĐỀ SỐ 7:

I. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm)

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:

“Bơi càng lên mặt ao thấy càng nóng, cá Chuối mẹ bơi mãi, cố tìm hướng vào bờ. Mặt ao sủi bọt, nổi lên từng đám rêu. Rất khó nhận ra phương hướng. Chuối mẹ phải vừa bơi vừa nghếch lên mặt nước để tìm hướng khóm tre, trời bức bối ngột ngạt. Lắm lúc Chuối mẹ muốn lặn ngay xuống đáy cho mát, nhưng nghĩ đến đàn con đang đói, chờ ở vùng nước đằng kia, Chuối mẹ lại cố bơi. Khóm tre bên bờ đã gần đây rồi. Khi tới thật gần, Chuối mẹ chỉ còn trông thấy gốc tre, không thấy ngọn tre đâu. Chuối mẹ bơi sát mép nước rồi rạch lên chân khóm tre. Tìm một chỗ mà Chuối mẹ đoán chắc là có tổ kiến gần đó. Chuối mẹ giả vờ chết, nằm im không động đậy. Trời nóng hầm hầm. Hơi nước lá ải cùng với mùi tanh trên mình Chuối mẹ bốc ra làm bọn kiến lửa gần đó thèm thuồng. Bọn chúng thi nhau đi kiếm mồi. Vừa bò loằng ngoằng vừa dò dầm về phía cỏ mùi tanh cá.

Đầu tiên Chuối mẹ cảm thấy buồn buồn ở khắp mình, sau đó đau nhói trên da thịt. Biết kiến kéo đến đã đông, Chuối mẹ liền lấy đuôi quẩy mạnh, rồi nhảy tũm xuống nước. Bọn kiến không kịp chạy, nổi lềnh bềnh trên mặt ao. Đàn Chuối con ùa lại tranh nhau đớp tới tấp. Thế là đàn Chuối con được mẻ no nê. Chuối mẹ bơi quanh nhìn đàn con đớp mồi, vui quá nên quên cả những chỗ đau bị kiến đốt.”

(Trích “Mùa xuân trên cánh đồng” - Xuân Quỳnh) Câu 1. Đoạn trích trên được viết theo thể loại nào?

A. Truyện ngắn C. Truyện truyền thuyết B. Truyện đồng thoại D. Truyện cổ tích Câu 2. Nhân vật chính trong đoạn trích trên là:

A. Cá Chuối mẹ C. Bọn kiến lửa B. Đàn Chuối con D. Tổ kiến

Câu 3. Chỉ ra từ láy trong câu văn sau: “Bọn chúng thi nhau đi kiếm mồi. Vừa bò loằng ngoằng vừa dò dẫm về phía cỏ mùi tanh cá.”

A. Loằng ngoằng, dò dẫm C. Dò dẫm, phương hướng B. Kiếm mồi, loằng ngoằng D. Mùi tanh, loằng ngoằng Câu 4. Cá Chuối mẹ bơi mãi, cố tìm phương hướng vào bờ làm gì?

A. Để tìm hướng khóm tre

B. Để tìm chỗ giả chết, nằm im không động đậy

C. Để dụ đàn kiến D. Để tự làm đau mình

Câu 5. Khi Chuối mẹ thấy đàn kiến đến đông, Chuối mẹ có hành động gì?

A. Quẫy đuôi để đuổi đàn kiến đi B. Tự cắn vào da thịt mình

C. Cảm thấy buồn buồn khắp mình và cho đàn kiến cắn mình D. Đuôi quẩy mạnh, rồi nhảy tũm xuống nước

Câu 6. Đoạn văn trên sử dụng ngôi kể thứ mấy?

A. Ngôi thứ nhất C. Ngôi thứ ba B. Ngôi thứ hai D. Ngôi tự do Câu 7. Nhân vật trong câu chuyện trên được xây dựng bằng biện pháp nghệ thuật chính là:

A. So sánh B. Nhân hoá C. Điệp ngữ D. Hoán dụ

Câu 8. Trong câu: “Bọn kiến không kịp chạy, nổi lềnh bềnh trên mặt ao.” có mấy vị ngữ?

A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 Câu 9. Nhân vật Chuối mẹ trong câu chuyện vừa mang đặc điểm của loài vật vừa mang đặc điểm của con người, em hãy chỉ rõ đặc điểm đó.

Câu 10. Qua đoạn trích trên, em hãy cho biết tác giả muốn gửi đến chúng ta thông điệp gì?

II. VIẾT (4.0 điểm)

Bằng trí tưởng tượng hoặc bằng trải nghiệm thực của mình, em hãy viết bài văn kể lại một giấc mơ đẹp.

HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI Phầ

n

u

Nội dung Điểm

I ĐỌC HIỂU 6,0

1 B 0,5

2 A 0,5

3 A 0,5

4 C 0,5

5 D 0,5

6 C 0,5

7 B 0,5

8 B 0,5

9 - Nhân vật cá Chuối mẹ là nhân vật của truyện đồng thoại:

- Đặc điểm của loài vật: bơi, lặn, quẫy, nhảy tũm xuống nước Học sinh nêu được đặc điểm của loài vật cá Chuối mẹ

- Đặc điểm của con người: suy nghĩ và tư duy như con người, các yếu tố biểu cảm giống con người “buồn buồn khắp mình”, “vui quá”,

0.5

0.5

“đau nhói trên da

10 Qua câu chuyện của mẹ con cá Chuối, HS rút ra thông điệp:

- Ngợi ca tình mẫu tử thiêng liêng và cảm động .

1,0

II VIẾT 4,0

a. Đảm bảo cấu trúc bài văn tự sự 0,25

b. Xác định đúng yêu cầu của đề.

Kể về một giấc mơ đẹp

0,25 c. Kể lại giấc mơ

HS có thể triển khai cốt truyện theo nhiều cách, nhưng cần đảm bảo các yêu cầu sau:

I. Mở bài

- Giới thiệu qua về giấc mơ của bạn

Mẫu: Những ngày làm việc mệt mỏi, áp lực học hành đè nặng lên vai, em tự cho mình được chìm vào giấc ngủ, để có thể vơi bớt mệt mỏi. Ngày hôm ấy, khi em vừa đặt lưng xuống giường, em đã mơ một giấc mơ thật đẹp. Trong mơ, em đã được gặp cô Tấm, một nhân vật cổ tích mà em yêu mến suốt từ thời thơ ấu.

II. Thân bài

a. Kể về giấc mơ của em theo trình tự thời gian (không gian) - Tối hôm ấy, em đi ngủ rất sớm vì đã trải qua một ngày mệt mỏi.

- Em bỗng giật mình vì một luồng ánh sáng mờ ảo xung quanh mình.

Dường như em chưa bước vào nơi này bao giờ.

- Em tò mò đi treo luồng ánh sáng đằng trước, bỗng nghe thấy một tiếng hát: “Bống bống bang bang…”

- Càng đi, tiếng hát ấy càng rõ, em ngờ ngợ hình như trước mặt mình là cô Tấm.

- Cô Tấm mặc chiếc yếm màu nâu, chiếc váy đen đã bị vá nhiều chỗ.

Nhìn thấy em, cô Tấm mỉm cười âu yếm.

- Em vừa ngạc nhiên, vừa vui sướng khôn tả, vì bấy lâu nay em nghĩ Tấm chỉ có trong truyện cổ tích.

- Em và Tấm ngồi trò chuyện với nhau. Tấm kể cho em nghe về cuộc đời của chị, bị mụ dì ghẻ, cô em chồng đối xử tệ bạc thế nào.

- Em thấy thương Tấm vô cùng. Vì Tấm chịu nhiều thiệt thòi đau khổ nhưng vẫn thật tốt bụng.

Em cũng kể Tấm nghe về những chuyện vui buồn trong cuộc sống của em một cách thoải mái. Tấm cho em những lời khuyên thật bổ ích.

2.5

Một phần của tài liệu Bộ đề, đáp án ngữ văn 6 sách mới theo từng chủ đề, dùng cho 03 bộ sách (Trang 105 - 124)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(379 trang)
w