CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ MÔ HÌNH ĐIỆN TOÁN ĐÁM MÂY(ĐTĐM)
1.4. Các mô hình dịch vụ của ĐTĐM
1.4.1. Phần mềm như một dịch vụ (SaaS - Software as a Service)
SaaS là một mô hình triển khai phần mềm đƣợc phát triển và hoạt động trên nền tảng Internet được quản lý bởi nhà cung cấp và cho phép người dùng truy cập từ xa.
Đối với các phần mềm đóng gói truyền thống, NSD thường phải cài đặt vào hệ thống máy tính cá nhân hoặc các máy chủ của họ. Còn dịch vụ SaaS, nhà cung cấp phần mềm dịch vụ sẽ sở hữu phần mềm này và chạy phần mềm đó trên hệ thống máy tính ở trung tâm dữ liệu của nhà cung cấp. Khách hàng không sở hữu phần mềm này nhƣng họ có thể thuê nó để tiết kiệm chi phí cho việc mua máy chủ và bản quyền phần mềm.
Khác với mô hình cung cấp phần mềm truyền thống, dịch vụ SaaS thay vì việc cố gắng đáp ứng các yêu cầu của người dùng thì họ đưa ra các giải pháp “một cho tất cả”. Nghĩa là tất cả các khách hàng của một nhà cung cấp sản phẩm phần mềm dịch vụ SaaS sẽ dùng chung một phần mềm. Mã chương trình được dùng cho tất cả khách hàng là giống nhau và không thể tuỳ chỉnh. Bất cứ tính năng hay chức năng nào mà các nhà cung cấp SaaS thêm vào phần mềm này đều dựa trên những phản hồi của khách hàng nhằm cung cấp một phần mềm thích hợp nhất phục vụ cho số đông. Các nhà cung cấp cho thuê dịch vụ SaaS cung cấp đồng thời một sản phẩm cho nhiều khách hàng, giúp cho các nhà cung cấp sản phẩm phần mềm dịch vụ có thể cung cấp cho khách hàng những sản phẩm thích hợp hơn với giá cả thấp hơn, nhờ đó khách hàng có thể tiết kiệm chi phí hiệu quả và luôn đảm bảo chắc chắn sản phẩm họ dùng sẽ đƣợc nâng cấp lên những phiên bản mới nhất.
Dịch vụ SaaS có các đặc tính sau:
- Truy cập và quản lý phần mềm thương mại dựa trên mạng Internet.
- Các hoạt động đƣợc quản lý từ trung tâm thay cho mỗi vị trí của khách hàng, cho phép khách hàng truy cập vào các ứng dụng từ xa thông qua trình duyệt.
- Việc phân phối phần mềm ứng dụng đƣợc thực hiện theo mô hình một-nhiều (một đối tượng - nhiều người thuê) khác với mô hình một-một, kể cả kiến trúc, giá cả và sự quản lý.
- Các nhà cung cấp SaaS xác định chi phí của phần mềm dựa theo yêu cầu NSD (per-user basis ), trường hợp số người sử dụng chỉ đạt con số c ực tiểu thì thường phải cộng thêm phí tổn cho băng thông và không gian lưu trữ dữ liệu. [4]
Ngoài những đặc tính nêu trên, SaaS còn có những lợi thế nhƣ sau:
- Khách hàng tiết kiệm đƣợc tiền do không phải mua các máy chủ hoặc phần mềm khác để hỗ trợ sử dụng tất cả mọi thứ đều đƣợc sử dụng thông qua trình duyệt.
- Khách hàng luôn có đƣợc các tính năng, chức năng mới nhất của các phần mềm dịch vụ đƣợc cung cấp mà không cần lo lắng về việc cập nhật các bản vá lỗi hay nâng cấp phần mềm bởi vì điều này đã đƣợc thực hiện bởi các nhà cung cấp dịch vụ.
- Khách hàng luôn đƣợc đáp ứng với những sản phẩm tốt nhất trong thực tế với giá thành thấp nhất có thể.
Bên cạnh những lợi thế trên thì mô hình SaaS cũng có một số nhƣợc điểm là:
- Khách hàng sẽ bị phụ thuộc vào công nghệ mà nhà cung cấp đƣa ra cho họ, giảm linh hoạt và sáng tạo. Khách hàng cảm thấy bức bối vì chỉ có quyền thực hiện những việc trong phạm vi nhà cung cấp cho phép.
- Do phải cung cấp dịch vụ để đáp ứng cho nhiều đối tƣợng khách hàng, trong đó những công ty lớn có khối lƣợng dữ liệu rất lớn nên đòi hỏi nhà cung cấp
phải có hệ thống máy chủ khổng lồ, nguồn tài chính hùng mạnh và hệ thống phải đƣợc phân bố ở nhiều nơi. Do đó, chỉ có các hãng công nghệ lớn trên thế giới mới có thể đáp ứng đƣợc những yêu cầu đó nhƣ Microsoft, Google, IBM, Amazon,Yahoo, …
- Chi phí bảo trì, phát triển và cả trách nhiệm cho các sản phẩm phần mềm cùng đội ngũ nhân viên sẽ tăng dần theo khối lƣợng dữ liệu khách hàng.
- Với các ứng dụng triển khai trực tuyến trên mạng Internet, nếu đường truyền Internet bị gián đoạn thì ảnh hưởng rất lớn đến công việc của khách hàng.
Trước những ưu thế vượt trội của mô hình SaaS, đã có nhiều nhà cung cấp dịch vụ SaaS, điển hình là Google. Hãng đã cung cấp bộ phần mềm gồm cả miễn phí lẫn tính phí là Google Apps. Bộ phần mềm này có nhiều chức năng bao gồm thƣ điện tử (Gmail), lịch trực tuyến (Google Calendar), trao đổi trực tuyến (Google Talk), … và đặc biệt là gói phần mềm văn phòng (Google Documents & Spreadsheets) thực hiện soạn thảo, bảng tính, ...[2]
1.4.2. Nền tảng như một dịch vụ (PaaS - Platform as a Service)
Khi khách hàng cần một môi trường để phát triển ứng dụng, PaaS là một sự lựa chọn tốt nhất. Nó mang đến môi trường phát triển như một dịch vụ, phục vụ yêu cầu của khách hàng. Khách hàng sẽ xây dựng ứng dụng chạy trên cơ sở hạ tầng của nhà cung cấp và phân phối tới NSD thông qua máy chủ của nhà cung cấp đó. Khách hàng không cần phải quản lý hoặc kiểm soát các cơ sở hạ tầng bên dưới bao gồm cả mạng, máy chủ, hệ điều hành, lưu trữ, các công cụ, môi trường phát triển ứng dụng.
Đặc biệt, PaaS sẽ giải quyết bài toán “địa lý” khi nhóm phát triển ứng dụng ở những vùng địa lý khác nhau. Khi khách hàng cần môi trường để triển khai một ứng dụng, khách hàng sẽ gửi yêu cầu tài nguyên về CPU, bộ nhớ và dung lượng lưu trữ thông qua trình duyệt, hệ thống của nhà cung cấp sẽ đáp ứng yêu cầu tài nguyên cho khách hàng. Từ đó khách hàng có thể triển khai ứng dụng nhanh hơn, linh hoạt và ổn định hơn trong khi chỉ phải trả chi phí cho tài nguyên mà mình sử dụng. Một số nhà cung cấp dịch vụ PaaS điển hình là Google App Engine, Microsoft Azure. [2]
1.4.3. Hạ tầng như một dịch vụ (IaaS - Infrastructure as a Service)
Trong loại hình dịch vụ này, khách hàng đƣợc cung cấp tài nguyên là “máy chủ ảo” (gồm bộ xử lý, dung lượng lưu trữ, các kết nối mạng, …) được ảo hóa từ cơ sở hạ tầng vật lý của nhà cung cấp. Khách hàng sẽ cài hệ điều hành, triển khai và cấu hình ứng dụng. Nhà cung cấp dịch vụ sẽ quản lý cơ sở hạ tầng cơ bản bên dưới, khách hàng sẽ phải quản lý hệ điều hành, lưu trữ, các ứng dụng triển khai trên hệ thống và các kết nối giữa các thành phần. Sử dụng dịch vụ này, khách hàng tránh đƣợc rủi ro khi đầu tƣ cơ sở hạ tầng. Khi cần máy chủ cấu hình cao, khách hàng cấu hình thêm máy chủ, bộ nhớ, CPU, … và ngƣợc lại. Điều này đáp ứng đƣợc nhu cầu thực tế của các doanh nghiệp khi cần triển khai hệ thống mới, hệ thống của họ lúc đầu nhỏ, cần máy chủ cấu hình thấp, nhƣng sau một thời gian hoạt động, mô hình hệ thống lớn dần, cần máy chủ có cấu hình cao hơn, dịch vụ này sẽ sẵn sàng đáp ứng. Ở dịch vụ này, điển hình là Amazon EC2, IBM Blue Cloud. [2]