CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ MÔ HÌNH ĐIỆN TOÁN ĐÁM MÂY(ĐTĐM)
1.8. Một số giải pháp ĐTĐM
1.8.5. Giải pháp ĐTĐM của Microsoft
Azure, một hệ điều hành “đám mây” đƣợc Microsoft giới thiệu vào cuối tháng
10 tại hội nghị PDC (Professional Developer's Conference) 2008 diễn ra ở Los Angeles. Internet sẽ là phương thức chính để NSD truy xuất dữ liệu trong những nền tảng ĐTĐM.
Hình 1.12. Nền tảng ĐTĐM của Microsoft [4]
Nền tảng dịch vụ Azure của Microsoft
Nền tảng dịch vụ Azure (Azure Services Platform) của Microsoft là một giải pháp hoàn thiện cho các doanh nghiệp. Microsoft sẽ lưu trữ các ứng dụng được xây dựng từ các hãng thứ ba cũng nhƣ những dịch vụ Web của chính Microsoft nhƣ là Office Live, Windows Live, Exchange Online, CRM Online, …
Hình 1.13. Nền tảng dịch vụ Azure[4]
Nền tảng dịch vụ Azure là một nền tảng ứng dụng trong đám mây cho phép các ứng dụng đƣợc cài đặt lên và chạy ở các trung tâm dữ liệu Microsoft. Nó cung cấp
một hệ điều hành đám mây gọi là Windows Azure và cung cấp một tập các dịch vụ cho phép phát triển, quản lý và lưu trữ của những ứng dụng bên ngoài. Mọi dịch vụ Azure và các ứng dụng xây dựng sử dụng dịch vụ này đều đƣợc chạy trên Windows Azure.
Nền tảng dịch vụ Azure cung cấp một API dựa trên REST, HTTP và XML, cho phép nhà phát triển ứng dụng tương tác với các dịch vụ cung cấp bởi Windows Azure. Một thƣ viện lớp đƣợc quản lý phía máy khách cũng đƣợc cung cấp bao gồm các tính năng của việc tương tác với các dịch vụ. Nó cũng tích hợp với Microsoft Visual Studio cho phép NSD xây dựng và triển khai các ứng dụng đƣợc đặt trên Azure.
Nền tảng bao gồm 5 dịch vụ: dịch vụ Live, dịch vụ SQL Azure, AppFabric, dịch vụ SharePoint và dịch vụ Dynamics CRM - mà các nhà phát triển có thể sử dụng để xây dựng các ứng dụng sẽ chạy trên đám mây. Một thƣ viện máy khách và các công cụ đi kèm đƣợc cung cấp để phát triển các ứng dụng đám mây trong Visual Studio.
Hệ điều hành Azure
Hình 1.14. Windows Azure chạy trên dữ liệu trung tâm của Microsoft[4]
Hệ điều hành Azure (Windows Azure) là một hệ điều hành các dịch vụ đám mây phục vụ như môi trường phát triển dịch vụ, lưu trữ và quản lý dịch vụ cho Azure Services Platform. Windows Azure cung cấp cho các nhà phát triển khả năng lưu trữ và tính toán theo yêu cầu để lưu trữ, mở rộng và quản lý các ứng dụng đám mây.
Ở mức cao , Windows Azure hiểu đơn giản là một nền tảng để chạy những ứng
dụng và lưu trữ dữ liệu của chúng trong đám mây. Khách hàng dùng nó để chạy ứng dụng và lưu dữ liệu trên các máy ở trung tâm dữ liệu Microsoft. Các ứng dụng này có thể cung cấp dịch vụ cho doanh nghiệp, khách hàng hay cả hai.
Các thành phần của Windows Azure bao gồm dịch vụ Tính toán (Compute service) sẽ chạy ứng dụng trong khi dịch vụ Lưu trữ (Storage service) sẽ lưu dữ liệu. Thành phần thứ ba là Kết cấu (Fabric), nó cung cấp cách thức thông dụng để quản lý và theo dõi các ứng dụng sử dụng nền tảng đám mây này.
Hình 1.15. Các thành phần của Windows Azure[4]
Fabric Controller
Tất cả các ứng dụng Windows Azure và dữ liệu của nó đều tồn tại trên trung tâm dữ liệu của Microsoft. Bên trong trung tâm dữ liệu này, một tập hợp các máy dành cho Windows Azure đƣợc tổ chức thành một kết cấu (fabric).
Hình 1.16. Fabric Controller[4]
Nhƣ hình trên, Windows Azure Fabric chứa một nhóm các máy, tất cả chúng
đƣợc quản lý bởi một phần mềm gọi là fabric controller. Fabric controller đƣợc tái tạo qua mỗi nhóm từ 5 đến 7 máy, nó sở hữu tất cả các tài nguyên bao gồm: máy tính, switches, bộ cân bằng tải (load balancer), …
Với các thông tin có đƣợc cho phép fabric controller có thể làm đƣợc nhiều việc rất hữu ích. Nó theo dõi tất cả các ứng dụng đang chạy, quản lý hệ điều hành, quản lý các công việc nhƣ vá lỗi cho phiên bản của Windows Service 2008, quyết định khi một ứng dụng mới đƣợc triển khai lên thì nó sẽ đƣợc chạy trên dịch vụ nào, … Để làm đƣợc điều này, fabric controller phụ thuộc vào tập tin cấu hình của mỗi ứng dụng đƣợc triển khai lên, trong đó chỉ ra bao nhiêu thể hiện (instance) cần đƣợc tạo ra, kích thước các máy ảo là thế nào, ... dựa vào đó, fabric controller tạo ra các máy ảo tương ứng. Khi tạo ra các máy ảo này, fabric controller sẽ theo dõi các ứng dụng đó. Một khi nếu có một ứng dụng cần có 5 thể hiện mà một trong số đó bị “chết”, fabric controller sẽ tự động khởi tạo một thể hiện mới. Nếu một máy ảo đang chạy bị chết, fabric controller sẽ tự động khởi tạo một thể hiện khác của ứng dụng trên một máy ảo khác, sau đó khởi động lại bộ cân bằng tải nếu cần thiết để chỉ đến máy mới này.