DỊCH VỤ GIÁM ĐỊNH HÀNG HÓA

Một phần của tài liệu Bài giảng luật thương mại (Trang 47 - 50)

Giám định hàng hóa là hoạt động thương mại do một thương nhân thực hiện những công việc thực tế để xác định tình trạng thực tế của hàng hóa, kết quả cung ứng dịch vụ và những nội dung khác theo yêu cầu của khách hàng.

2. Dấu hiệu pháp lý

- Chủ thể thực hiện dịch vụ phải là thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định hàng hóa.

- Dịch vụ này có thể gồm nhiều hoạt động cụ thể khác nhau, nhằm xác định tình trạng thực tế của hàng hóa, kết quả cung ứng dịch vụ và những nội dung khác.

- Giám định hàng hóa được thực hiện theo yêu cầu của các bên trong hợp đồng (thường là hợp đồng mua bán hàng hóa hoặc cung ứng dịch vụ) hoặc theo yêu cầu của các khách hàng khác.

3. Thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định háng hóa Là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật.

Có giám định viên đủ tiêu chuẩn theo quy định;

Có khả năng thực hiện quy trình, phương pháp giám định hàng hóa, dịch vụ theo quy định của pháp luật, tiêu chuẩn quốc tế hoặc đã được các nước áp dụng một cách phổ biến trong giám định hàng hóa, dịch vụ đó.

4. Hoạt động dịch vụ giám định hàng hóa a. La chn thương nhân giám định hàng hóa.

Việc yêu cầu giám định hàng hóa có thể bao gồm các trường hợp sau:

- Các bên trong hợp đồng yêu cầu giám định hàng hóa hoặc kết quả dịch vụ theo hợp đồng;

- Các cá nhân hoặc tổ chức yêu cầu giám định hàng hóa hoặc kết quả dịch vụ;

- Cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu giám định hàng hóa hoặc kết quả dịch vụ để thực hiện công vụ.

b. Các nguyên tc thc hin hot động giám định hàng hóa.

- Giám định hàng hóa phải được thực hiện theo quy trình nghiệp vụ kỹ thuật phù hợp và bảo đảm tính độc lập, trung lập, khách quan, khoa học, chính xác

- Không được thực hiện giám định hàng hóa trong trường hợp việc giám định hàng hóa đó có liên quan đến quyền và lợi ích của chính thương nhân giám định và của giám định viên.

c. Chng thư giám định hàng hóa và giá tr ca chng thư.

* Chứng thư giám định:

- Chứng thư giám định hàng hóa là văn bản xác nhận tình trạng thực tế của hàng hóa, dịch vụ theo các nội dung giám định được khách hàng yêu cầu. Chứng thư giám định là hình thức thể hiện kết quả giám định hàng hóa. Nội dung chứng thư giám định ảnh hưởng đến quyền lợi của nhiều chủ thể có liên quan.

- Chứng thư giám định phải có chữ ký của người đại diện có thẩm quyền của thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định, chữ ký, họ tên của giám định viên phải được đóng dấu nghiệp vụ đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

* Giá trị pháp lý của chứng thư giám định (Đ262 LTM)

- Thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định chịu trách nhiệm về tính chính xác của kết quả và kết luận trong chứng thư giám định.

- Chứng thư giám định chỉ có giá trị đối với nội dung giám định.

- Chứng thư giám định có giá trị pháp lý đối với bên yêu cầu giám định nếu bên yêu cầu giám định không chứng minh được kết quả giám định không khách quan, không trung thực hoặc sai về kỹ thuật, nghiệp vụ giám định.

Trong trường hợp các bên có thỏa thuận về việc sử dụng chứng thư giám định của một thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định cụ thể thì chứng thư giám định đó có giá trị pháp lý đối với tất cả các bên nếu không chứng minh được kết quả giám định không khách quan, không trung thực hoặc sai về kỹ thuật, nghiệp vụ giám định,

Trong trường các bên không có thỏa thuận về việc sử dụng chứng thư giám định của một thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định cụ thể thì chứng thư giám định đó có giá trị pháp lý đối với bên yêu cầu giám định. Bên kia trong hợp đồng có quyền yêu cầu giám định lại.

* Xử lý kết quả giám định khi giám định lại (K3 Đ262LTM):

Khi chứng thư giám định lại có kết quả khác với chứng thư giám định ban đầu thì xử lý như sau:

- Trường hợp thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định cấp chứng thư giám định ban đầu thừa nhận kết quả của chứng thư giám định lại thì kết quả của chứng thư giám định lại có giá trị pháp lý đối với tất cả các bên.

- Trường hợp thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định cấp chứng thư giám định ban đầu không thừa nhận kết quả của chứng thư giám định lại thì các bên thỏa thuận lựa chọn một thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định khác giám định lại lần thứ hai. Kết quả giám định lại lần thứ hai có giá trị pháp lý đối với tất cả các bên.

4. Quyền và nghĩa vụ của thương nhân giám định hàng hóa và giám định viên.

a. Quyn và nghĩa v ca thương nhân giám định hàng hóa (Đ263LTM)

* Quyền:

- Yêu cầu khách hàng cung cấp đầy đủ, chính xác, kịp thời các tài liệu cần thiết để thực hiện việc giám định theo nội dung đã thỏa thuận;

- Nhận thù lao dịch vụ và các chi phí hợp lý khác

* Nghĩa vụ

- Chấp hành các tiêu chuẩn và các quy định khác của pháp luật có liên quan đến dịch vụ giám định;

- Bảo đảm việc giám định hàng hóa trung thực, độc lập, khách quan, kịp thời đúng quy trình, phương pháp giám định;

- Cấp chứng thư giám định

- Trả tiền phạt trong trường hợp giám định sai theo quy định tại điều 266.

b. Quyn và nghĩa v ca Giám định viên

* Tiêu chuẩn Giám định viên (Đ259 LTM)

- Có trình độ đại học hoặc cao đẳng về chuyên môn phù hợp với yêu cầu của lĩnh vực giám định;

- Có chứng chỉ chuyên môn về lĩnh vực giám định trong trường hợp pháp luật quy định phải có chứng chỉ chuyên môn;

- Đã công tác trong lĩnh vực nghiệp vụ giám định hàng hóa, dịch vụ từ 3 năm trở lên - Giám đốc thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định căn cứ vào các tiêu chuẩn nêu trên để công nhận giám định viên và chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định của mình.

* Quyền và nghĩa vụ

- Độc lập thực hiện việc giám định và từ chối thực hiện giám định khi việc giám định đó có liên quan đến quyền và lợi ích của mình;

- Thực hiện việc giám định hàng hóa một cách trung thực, khách quan, kịp thời và chính xác theo đúng yêu cầu của bên giám định.

- Có quyền từ chối sự can thiệp của bất kỳ tổ chức, cá nhân nào vào hoạt động giám định mà mình đang thực hiện.

- Phản ánh trung thực kết quả giám định trong chứng thư giám định.

- Chịu trách nhiệm về tính chính xác của chứng thư giám định.

5. Quyền và nghĩa vụ của khách hàng a. Quyn ca khách hàng:

Trừ trường hợp có thỏa thuận khác, khách hàng có các quyền sau:

- Yêu cầu thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định thực hiện việc giám định theo nội dung đã thỏa thuận;

- Yêu cầu giám định lại nếu có lý do chính đáng để cho rằng thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định không thực hiện đúng các yêu cầu của mình hoặc thực hiện giám định thiếu khách quan, trung thực hoặc sai về kỹ thuật, nghiệp vụ giám định;

- Yêu cầu trả tiền phạt vi phạm, bồi thường thiệt hại nếu thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định giám định sai

b. Nghĩa v:

- Trừ trường hợp có thỏa thuận khác, khách hàng có các nghĩa vụ sau:

- Cung cấp đầy đủ chính xác, kịp thời các tài liệu cần thiết cho thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định khi có yêu cầu;

- Trả thù lao giám định và các chi phí hợp lý khác;

Bài 10

Một phần của tài liệu Bài giảng luật thương mại (Trang 47 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(62 trang)