III. TRỌNG TÀI THƯƠNG MẠI
5. Vấn đề hủy quyết định Trọng tài
- Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định trọng tài, nếu có bên không đồng ý với quyết định trọng tài thì có quyền làm đơn gởi tòa án cấp Tỉnh nơi HĐTT ra quyết định, để yêu cầu hủy quyết định trọng tài.
- Quyết định trọng tài có thể bị hủy trong các trường hợp sau:
+ Không có thỏa thuận trọng tài;
+ Thỏa thuận trọng tài vô hiệu;
+ Thành phần HĐTT, tố tụng trọng tài không phù hợp với thỏa thuận của các bên;
+ Vụ tranh chấp không thuộc thẩm quyền của HĐTT;
+ Bên yêu cầu chứng minh được trong quá trình giải quyết vụ tranh chấp có TTV vi phạm nghĩa vụ của TT;
+ Quyết định TT trái với lợi ích công cộng của nước CHXHCNVN.
BÀI TẬP
1. So sánh tính chất pháp lý giữa hợp đồng đại lý và hợp đồng nhượng quyền thương mại theo quy định của pháp luật thương mạị VN
2. So sánh hoạt động đấu giá và hoạt động đấu thầu
3. Mua bán hàng hóa là gì? Có phải đối với hoạt động mua bán hàng hóa thì hình thức hợp đồng sẽ hoàn toàn do sự thỏa thuận của các bên?
4. Khi hàng hoá đang vận chuyển đến cảng Hải Phòng, Công ty S là chủ hàng đã ký hợp đồng bán lô hàng đó cho Công ty P . Hợp đồng đó có hiệu lực không? Giả sử hợp đồng có hiệu lực thì trong trường hợp đó rủi ro được chuyển cho Công ty P khi hợp đồng có hiệu lực hay khi công ty P nhận được hàng tại cảng Hải Phòng?
5. Công ty M đặt mua với Công ty B một dây chuyền công nghệ (đã qua sử dụng, chất lượng còn 80%) chưng cất nước tinh khiết để sản xuất nước sâm. Ngày giao hàng 20/3/2006.
Đúng hạn, công ty M đến nhận hàng nhưng qua kết quả giám định của Vinacontrol , chất lượng còn lại của dây chuyền thiết bị nêu trên chỉ đạt 60% do nó được sản xuất từ năm 1990 nhưng ghi lại năm sản xuất là 2000 để nâng giá trị của thiết bị. Công ty M dự định khiếu kiện công ty B.
a. Vậy cơ quan nào có thẩm quyền giải quyết
b. Trách nhiệm pháp lý mà công ty B phải gánh chịu c. Bạn hãy đưa ra cách giải quyết vụ việc trên.
6. VMS ký hợp đồng với bạn hàng là một công ty XNK của Việt Nam để mua thiết bị, máy móc. Trong hợp đồng các bên thoả thuận thiết bị phải là thiết bị mới và do EU sản xuất.
Nhưng khi giao hàng, công ty XNK lại giao hàng do Trung quốc sản xuất. Giải quyết trường hợp này như thế nào?
7. Trong hợp đồng mua bán hàng hóa, Công ty N có thỏa thuận với DNTN B về việc giao hàng cho người vận chuyển V. Vậy sau khi đã thực hiện đúng thỏa thuận về việc giao hàng, công ty N có phải thông báo cho DNTN B biết về việc đã giao hàng cho V không?
8. Trong HĐMBHH quy định DNTN C là bên bán hàng có nghĩa vụ thu xếp việc chuyên chở hàng hóa cho bên mua. Vậy trong trường hợp này DNTN C có phải là người ký HĐVC hàng hóa đó cho bên mua hàng không?
9. Để khỏi mất chi phí do giá vận chuyển tăng trong thời gian tới , Công ty H đã đề nghị giao hàng trước thời hạn thỏa thuận trong HĐ MBHH cho Công ty G. Vậy trong trường hợp các bên không có thỏa thuận nào khác, thì khi nhận được đề nghị đó của Công ty H, công ty G có phải nhận hàng không?
10. Trong HĐ MBHH giữa công ty P và công ty U chỉ quy định thời gian giao hàng là 6 tháng kể từ ngày ký kết. Sau 3 tháng, công ty P đã giao hàng cho công ty U (bên mua) nhưng hàng hóa đó không phù hợp với hợp đồng. Giải quyết trường hợp này như thế nào?
11. Công ty P giao thừa hàng theo hợp đồng, công ty L cho rằng chỉ chấp nhận số hàng thừa với điều kiện giảm giá 20% theo giá thỏa thuận trong HĐ. Công ty P cho rằng Công ty L đã ép giá nên không đồng ý. Công ty L đúng hay sai?
12. Do có thỏa thuận về việc kiểm tra và công ty G vận chuyển hàng hóa thành nhiều chuyến nên Công ty S đã quyết định không kiểm tra từng chuyến hàng mà chỉ tiến hành kiểm tra khi toàn bộ số hàng hóa đó đã được chuyển đến. Công ty G cho rằng công ty S đã cố tình kéo dài không hợp lý thời gian kiểm tra hàng hóa. Công ty S đúng hay sai?
13. Trong HĐ MBHH giữa công ty Y với công ty B có thỏa thuận về việc kiểm tra hàng hóa trước khi giao hàng trong thời hạn 3 ngày kể từ ngày hàng được vận chuyển đến kho công
ty B. Nhưng trong thời gian đó công ty B không tiến hành kiểm tra theo thỏa thuận. Hết thời gian đó công ty Y có quyền yêu cầu công ty B nhận hàng không? Điều luật nào g/q vấn đề trên
14. Khi kiểm tra hàng hóa theo thỏa thuận, DNTN L không phát hiện ra sự không đúng kiểu dáng hàng hóa đã đặt mua từ công ty D; nên sau khi nhận hàng DNTN L thông báo cho công ty D và yêu cầu khắc phục khiếm khuyết đó, công ty D từ chối. Công ty L khởi kiện. Ai đúng, ai sai? Điều luật nào để giải quyết?
15. Công ty M bán cho ông N một số hàng hóa mà khi giao hàng bản thân công ty M và ông N đều không phát hiện ra hàng hóa đó có khiếm khuyết . Vậy khi sử dụng ông N đã phát hiện ra khiếm khuyết của hàng hóa thì ông có được yêu cầu Công ty M phải chịu trách nhiệm không?
16. Công ty S đã dùng số hàng hóa nhận thế chấp của công ty D để bán cho công ty F.
Vậy trong trường hợp này hành vi của công ty S dùng hàng của người khác để bán cho công ty F là hợp pháp không? Vi phạm vào quy định nào?
17. Khi ông T mua hàng hóa tại công ty A và mang ra sử dụng thì công ty X phát hiện và khởi kiện vì vi phạm quyền sở hữu trí tuệ. Trong trường hợp này ai là người chịu trách nhiệm về việc vi phạm quyền sở hữu trí tuệ nêu trên
18. Công ty D đã bán hàng cho DNTN C theo mẫu do DNTN C đặt , nhưng hàng hóa đó vi phạm kiểu dáng CN do công ty H đăng ký. Trong trường hợp này ai là người chịu trách nhiệm về việc vi phạm kiểu dáng CN đó ?
19. Công ty Q mua hàng hóa của công ty H theo mẫu sản xuất của mình, Khi thực hiện HĐ, công ty H nhận được khiếu nại của công ty A về sản phẩm vi phạm kiểu dáng CN nhưng công ty H cho rằng trong việc bán hàng theo mẫu thì công ty Q phải chịu trách nhiệm về việc đó. Theo bạn, Công ty nào phải chịu trách nhiệm về vi phạm kiểu dáng CN ?
20. Công ty K chuyên bán hàng điện tử đã nhập lô hàng máy tính của công ty M và bán cho trường học V lô hàng đó và đưa giấy bảo hàng 3 năm do công ty M phát hành. Khi máy tính hỏng, trường học Vđã mang đến cho công ty M yêu cầu bảo hàng nhưng bị từ chới với lý do không bán cho trường học V. Vậy, trong trường hợp này trách nhiệm bảo hành hàng hóa thuộc về ai?
21. Công ty H đã giao hàng đầy đủ cho người vận chuyển của công ty K. NHưng khi mang hàng hóa về nhập kho , công ty K phát hiện thiếu hàng. Trong trường hợp này công ty H có được yêu cầu công ty K thanh toán đầy đủ tiền bán hàng không?
22. Do hợp đồng mua bán hàng hóa không có thỏa thuận về địa điểm thanh toán, Công ty A (bên mua) thông báo sẽ thanh toán cho bên bán tại trụ sở của công ty A với lý do địa điểm giao hàng tại đó. Nhưng công ty B (bên bán) yêu cầu thanh toán tiền tại trụ sở của công ty B vì đây là địa điểm ký kết hợp đồng. Trong trường hợp trên, ý kiến bên nào là đúng quy định PL
23. Khi hàng đến địa điểm giao, công ty H là bên bán hàng yêu cầu công ty C thanh toán tiền mua hàng, nhưng công ty C từ chối với lý do đang tiến hành kiểm tra hàng. Lý do công ty C đưa ra phù hợp không vì theo HĐ có quy định công ty C phải thanh toán cho công ty H tại địa điểm giao hàng?
24. Trường hợp HĐMBHH có thỏa thuận về thời điểm giao hàng và giao chứng từ khác nhau thì việc vận chuyển rủi ro từ người bán sang người mua được xác định là thời điểm giao hàng hay thời điểm giao chứng từ?
25. Để tăng thể tích cho container chứa hàng hóa, công tyH đã không đóng mác, dán nhãn hiệu hàng hóa đối với lô hàng bán cho công ty M và giao cho người vận chuyển hàng hóa. Vậy trong trường hợp này, rủi ro có được chuyển giao cho công ty M khi người vận chuyển hàng hóa xác nhận quyền chiếm giữ hàng này không?
26. Công ty X ký hợp đồng mua 300 tấn cà phê của D tại Sở Giao dịch hàng hóa. Đến hạn, D không có hàng để bán nên đã đề nghị công ty X là sẽ thanh toán phần chênh lệch giữa giá thị trường do Sở giao dịch hàng hóa công bố tại thời điểm hợp đồng được thực hiện. Ý kiến của bạn thế nào?
27. Công ty A đã thỏa thuận ký hợp đồng quyền chọn mua 10.000 tấn cao su với gia 10.000 USD/tấn và trả 50.000 USD để mua quyền chọn đó tại công ty B. Đến kỳ hạn, giá cao su thấp xuống hơn 10.000 USD/tấn, nếu mua vào theo đúng hợp đồng quyền chọn thì sẽ bị thiệt hại, nên công ty A từ chối. Vậy trong trường hợp này, hành vi từ chối mua hàng của công ty A có được công ty B chấp nhận không?
28. Công ty A ký hợp đồng bán 100 cây vàng với công ty vàng bạc đá quý G với giá 10 triệu đồng/1 cây và trả 10 triệu đồng để mua quyền chọn đó. Đến hạn hợp đồng, giá vàng lại thấp hơn 10 triệu đồng/1 cây. Nếu bán đi theo đúng hợp đồng quyền chọn thì công ty A có lợi.
Vì vậy công ty A yêu cầu công ty vàng bạc đá quý phải mua hàng. Vậy trong trường hợp này công ty vàng bạc đá quý G không mua hàng thì có phải trả lại tiền mà công ty A đã trả để mua quyền chọn không?
29. Công ty B nhận làm đại diện theo ủy nhiệm của công ty S . Trong HĐ đại diện không có điều khỏan thỏa thuận về thời hạn đại diện. Vậy khi muốn chấm dứt HĐ đại diện thì công ty B có bắt buộc phải thỏa thuận với với công ty S không?
30. Trong hợp đồng đại diện giữa công ty H cho công ty K chỉ thỏa thuận về thu lao mà không có thỏa thuận chi phí đại diện.Cho nên sau khi nhận thù lao . Công ty H yêu cầu công ty K thanh toán cho phí phát sinh do đại diện. Yêu cầu của Công ty H có cơ sở PL không?
31. Công ty G là bên đại diện của công ty B đã thông báo sẽ cầm giữ tài sản được giao để bảo đảm việc thanh toán cho các khoản chi phí đại diện đã đến hạn thanh toán theo HĐ đại diện. Nhưng công ty B cho rằng công ty G chưa thực hiện việc ký HĐ đại diện lần nào nên không có quyền đó. Vậy ý kiến của công ty B về vấn đề này có phù hợp với quy định PL không?
32. Công ty T nhận ủy thác bán hàng cho DN tư nhân Y trong thời hạn 3 năm tại tỉnh H.
Vậy trong thời gian đó ,công ty T có được ủy thác lại cho bên thứ 3 thực hiện HĐ ủy thác bán hàng cho DNTN Y không ?
33. Công ty H đồng thời là bên nhận ủy thác mua máy sản xuất nông nghiệp cho công ty G. Vậy hàng vi nhận ủy thác cho cả 2 bên trong quan hệ mua bán hàng máy sản xuất nông nghiệp của công ty H trong trường hợp nêu trên có được xem đúng quy định pháp luật không?
34. Ông T không phải là thương nhân nhưng đã kí HĐ ủy thác cho công ty P nhập khẩu 1 chiếc ô tô cũ để sử dụng. Việc ông T kí HĐ ủy thác nhập khẩu trong trường hợp đó có đúng với quy định PL hiện hành không?
35. Ông T làm đại lí bán hàng cho công ty P, nhưng khi nhận hàng hóa đại lí, ông T trả trước cho công ty P là 50% tiền bán hàng hóa. Vậy trong trường hợp này số hàng hóa nhận từ công ty P có thuộc sở hữu ông T không?
36. Ông X nhận làm đại lí mua hàng cho công ty T. Khi công ty T ấn định giá mua hàng hóa thì ông X sẽ được hưởng thù lao đại lí như thế nào?
37. Khi nhận được thông báo chấm dứt hợp đồng của bên giao đại lí là công ty B, ông S đã yêu cầu công ty B phải trả cho mình một khoản tiền tương đượng với thời gian cho thời gian 5 năm làm đại lí cho công ty B, nhưng đã bị từ chối. Ai đúng, ai sai? Giải quyết thế nào?
38. Ông T làm đại l í cho công ty P 3 năm. Ông T có văn bản thông báo việc mình chấm dứt hợp đồng làm đại lí cho Công ty P và yêu cầu Công ty P thanh toán khoản tiền tương đương thời gian 3 năm làm đại lí nhưng công ty T từ chối. Việc công ty P từ chối có đúng quy định pháp luật không?
39. Công ty A thuê công ty B tổ chức đấu giá hàng hóa hiện đang thế chấp cho công ty C. Trong trường hợp này thì hợp đồng dịch vụ đấu giá có cần được sự đồng của công ty C không?
40. Công ty A là bên thế chấp hàng hóa đã đồng với công ty H là bên nhận thế chấp về việc k í hợp đồng dịch vụ tổ chức đấu giá với công ty E, nhưng sau đó lại vắng mặt không có lí do. Vậy trong trường hợp này Công ty H là bên nhận thế chấp có được kí HĐ dịch vụ tổ chức đấu giá với công ty E hay không?
41. Công ty Y kí HĐ thuê công ty S tổ chức bán đấu giá hàng hóa. Trong trường hợp này việc xác định giá khởi điểm của hàng hóa thưộc về công ty Y hay công ty S?
42. Công ty A kí HĐ thuê công ty Q tổ chức đấu giá bán hàng hóa hiện đang thế chấp tại ngân hàng H. Vậy trong trường hợp này khi công ty A xác định giá khởi điểm của hàng hóa thì có được sự đồng của ngân hàng H hay không?
43. Công ty H tổ chức bán đấu giá hàng hóa và yêu cầu những người đăng kí tham gia đấu giá phải đặt trước một khoản tiền bằng 10% giá khởi điểm hàng hóa. Việc công ty H quy định như trên đúng quy định pháp luật không?
44. Công ty A tham gia đấu giá hàng hóa tại công ty G và đặt trước một khoản tiền bằng 2% giá khởi điểm hàng hóa. Vậy kết thúc phiên đấu giá mà công ty A không mua được hàng hóa thì số tiền đó được xử lí như thế nào?
45. Công ty A tham gia đấu giá hàng hóa và đặt trước một khoản tiền bằng 1% giá khởi điểm hàng hóa tại trung tâm đấu giá hàng hóa D. Ngày đấu giá công ty A không đến dự và xin nhận lại số tiền trên. số tiền đó được xử lí như thế nào?
46. Công ty T tham dự đấu giá hàng hóa, nhưng trả giá quá cao nên muốn rút lại giá đã trả và lại muốn trả giá thấp hơn trước. Ý kiến công ty T có được chấp nhận không?
47. Công ty H đã trúng giá mua hàng hóa, như sau đó lại từ chối mua. Giải quyết trường hợp này như thế nào? Cách xử lí khoản tiền đặt trước và chi phí bán đấu giá?
48. Nhằm quảng bá sản phẩm mình trong suốt thời gian tham gia hội chợ , Công ty A đã tiến hành cho không sản phẩm dầu gội của mình cho khách hàng. Công ty B kinh doanh cùng sản phẩm như công ty A khiếu kiện, cho rằng hành vi của công ty A vi phạm pháp luật về khuyến mại. Ý kiến của bạn về vấn đề trên .
49. Trong hoạt động khuyến mại việc dùng hàng hóa của thương nhân khác để khuyến mại cho hàng hóa , dịch vụ mình có xem là vi phạm pháp luật không?
50. Khi tổ chức đấu thầu cung cấp hàng hóa, Công ty K yêu cầu những người tham gia dự thầu phải bảo đảm dự thầu bằng cách nộp tiền cọc bằng 8% tổng giá trị ước tính của hàng hóa cung cấp. Yêu cầu của công ty K có phù hợp với quy định không?
51. Công ty A nộp tiền kí quỹ khi nộp hồ sơ dự thầu cung cấp dịch vụ cho DNTN A.
Nếu công ty A không tham gia đấu thầu cung cấp dịch vụ cho DNTN A thì có nhận lại tiền k í quỹ không?
52 Thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics có phải chịu trách nhiệm về việc mất khoản lợi lẽ ra được hưởng của khách hàng khi có hành vi chậm trễ trong việc thực hiện dịch vụ sai địa điểm không?
53. Sau khi cầm giữ hàng hóa để đòi nợ, Công ty B kinh doanh dịch vụ Logistics thông báo cho công ty A nếu trong thời hạn 30 ngày không trả tiền nợ thì công ty B sẽ bán số hàng để thanh toán nợ . Sau khi bán hàng cầm giữ, Công ty B đã trừ tiền nợ và chi phí liên quan đến việc cầm giữ hàng hóa như thuê kho, bãi, còn thừa lại mới trả cho A. Nhưng công ty A cho rằng chi phí liên quan đến việc cầm giữ do công ty B chịu và không chấp nhận thời gian thông báo là 30 ngày. Bạn giải quyết trường hợp này như thế nào?