Điều kiện nhân tố đầu vào:
Về khí hậu, thủy văn:
Theo Sở NN và PTNT Tiền Giang (2014), tiểu vùng khí hậu của Tiền Giang tương đối ổn định, với nền nhiệt độ cao, lƣợng mƣa rất dồi dào, bình quân từ 1.100 – 1.400ml/năm. Đặc điểm khí hậu nóng ẩm thuận lợi cho việc trồng cây ăn trái nhiệt đới.
Là tỉnh thuộc hạn lưu sông Tiền, Tiền Giang là vùng xả lũ của vùng Đồng Tháp Mười.
Ngoài những tác hại, lũ cũng đã mang lại nguồn lợi vô cùng to lớn vì cung cấp lƣợng phù sa mới cho đất, vệ sinh, thay đổi nguồn nước mặt. Điều này giúp cho phần đất phù sa của Tiền Giang có nhiều khoáng chất thuận lợi cho trồng cây ăn trái.
Về tài nguyên nước ngọt:
Tiền Giang nằm bên bờ bắc sông Tiền (tiếp giáp với sông Tiền hơn 80 km chiều dài) và phía Nam sông Vàm Cỏ Tây, có hệ thống kênh đào chằng chịt với 15 trục kênh lớn xuyên sâu vào nội đồng, dẫn nước lũ thoát ra sông Tiền với 21 cửa sông. Hệ thống kênh, sông này đã đảm bảo nguồn ngọt tưới tiêu quanh năm cho sản xuất trồng trọt nói chung và sản xuất cây ăn trái nói riêng.
Về tài nguyên đất:
Toàn tỉnh có trên 58.000 ha đất phù sa mới (chiếm 23.5% tổng diện tích tự nhiên). Đặc tính thổ nhƣỡng của mỗi loại đất thích hợp cho từng nhóm cây ăn trái khác nhau. Đây là lợi thế bậc nhất giúp Tiền Giang có các vùng cây ăn trái diện tích lớn nhất khu vực ĐBSCL với nhiều chủng loại trái cây đa dạng. Ngoài ra, đối với các nhóm đất phèn và đất nhiễm mặn cũng đƣợc cải tạo thông qua hệ thống thủy lợi (ô đê bao, cống vận hành xả phèn, ngăn mặn) để phát triển các loại cây ăn trái khác, nổi bật nhất là vùng chuyên canh khóm trên đất phèn Tân Phước, vùng mãn cầu xiêm trên đất nhiễm mặn Tân Phú Đông. Do đó, đất trồng cây ăn trái chiếm đƣợc diện tích cao, gần 70.000 ha so với tổng diện tích tự nhiên 2.500 ha.
Về vị trí địa lý, hạ tầng kỹ thuật:
Tiền Giang có hệ thống giao thông chằng chịt và rộng khắp trên địa bàn. Các xã đều có tuyến đường liên ấp, đường nội bộ trải dal kết nối được đến các vườn cây ăn trái. Hệ
tot nghiep do wn load thyj uyi pl aluan van full moi nhat z z vbhtj mk gmail.com Luan van retey thac si cdeg jg hg
thống điện lưới quốc gia phủ kín 100% các xã và vùng cây ăn trái. Với lợi thế về giao thông và vị trí địa lý (cửa ngõ ĐBSCL, tiếp giáp với TP.HCM), việc vận chuyển hàng hóa đến thị trường TP.HCM cũng như tiếp cận với các ngành hỗ trợ, khoa học kỹ thuật liên quan đến sản xuất trái cây rất thuận lợi. Ngoài ra, Tiền Giang cũng đóng vai trò là chợ đầu mối, trung chuyển trái cây cho các tỉnh trong vùng đến thị trường tiêu thụ của cả nước và xuất khẩu nhờ vào các chợ An Hữu – Cái Bè, chợ Long Trung – Cai Lậy, chợ Vĩnh Kim – Châu Thành, chợ phường 4 – TP. Mỹ Tho. Trong đó, chợ Vĩnh Kim vào các dịp lễ - tết tiêu thụ đến 700 – 1.000 tấn trái cây/ngày (Sở NNPTNT, 2014).
Về lao động:
Tiền Giang có số lao động cao nhất khu vực ĐBSCL, số người sống ở khu vực nông thôn (1,45 triệu người) cao gấp 5,5 lần dân số thành thị (0,264 triệu người). Đây là tỉnh có số dân sống ở nông thôn cao thứ 2 khu vực ĐBSCL sau tỉnh An Giang (1,59 triệu dân nông thôn) (Hình 2.14).
H n 2.14 Dân số và lao động các tỉn ĐBSCL năm 2013
Nguồn: GSO (2016).
Tuy có nguồn lao động dồi dào nhƣng phần lớn là lao động phổ thông, tỷ lệ đƣợc đào tạo rất thấp (Hình 2.15). Điều kiện này không giúp ích nhiều cho cụm ngành cây ăn trái vì lao động không có tay nghề chỉ sử dụng trong các khâu sản xuất đơn giản nhƣ: nhổ cỏ, phun thuốc, đóng gói sản phẩm. Cụm ngành cây ăn trái thiếu một lực lƣợng lao động đƣợc đào tạo chuyên sâu về mặt kỹ thuật sản xuất, chế biến và cả kiến thức thị trường. Điều này lý giải vì sao nông dân lặp mãi điệp khúc “trồng cây gì, bán cho ai, bán ở đâu” hoặc không mạnh dạn đầu tƣ sản xuất theo mô hình trang trại hay tham gia sản xuất liên kết. Bên cạnh đó, mật độ dân cƣ cao ở nông thôn còn là sự bất lợi trong
1072 1739
0 500 1000 1500 2000 2500
Đồng Tháp
Sóc
Trăng Tiền Giang
Bạc Liêu
Cần Thơ
Bến Tre
Hậu Giang
Vĩnh Long
Long An
Trà Vinh
Lao động Dân số Ngàn người
tot nghiep do wn load thyj uyi pl aluan van full moi nhat z z vbhtj mk gmail.com Luan van retey thac si cdeg jg hg
sản xuất vì đã làm cho diện tích đất sản xuất/hộ ít đi. Theo Sở NN và PTNT Tiền Giang (2014), hiện nay diện tích đất trung bình của mỗi hộ trồng cây ăn trái chỉ từ 0,3 – 0,6 ha/hộ nên việc tổ chức sản xuất theo mô hình chuyên canh tập trung đòi hỏi sự liên kết cao gặp nhiều trở ngại.
H n 2.15 Tỷ lệ lao động qua đào tạo các tỉnh và khu vực năm 2014
Nguồn: GSO (2016).
Các điều kiện cầu:
Trái cây chứa rất nhiều vitamin và khoáng chất, là nguồn thực phẩm bổ dƣỡng quan trọng đối với con người. Nhu cầu tiêu thụ trái cây trên thế giới và Việt Nam càng nhiều cùng với mức sống của người dân ngày càng cao. Việc sử dụng trái cây không chỉ qua hình thức thực phẩm, nước uống mà còn thông qua các chế phẩm dược và mỹ thẩm.
Trái cây Việt Nam nói chung và Tiền Giang nói riêng thuộc nhóm nhiệt đới nên rất đa dạng về chủng loại và mang đặc trưng độc đáo về hương vị được nhiều người ưa chuộng. Tuy nhiên, hiện nay ngành sản xuất trái cây của Tiền Giang chủ yếu phục vụ nhƣ cầu nội địa, số lƣợng xuất khẩu rất ít, chỉ chiếm khoảng 5% – 10% sản lƣợng (Hình 2.16). Điều này xuất phát từ việc nông sản Việt Nam nói chung và cây ăn trái Tiền Giang nói riêng đang phụ thuộc vào thị trường dễ tính (thị trường nội địa và thị trường Trung Quốc) nên việc sản xuất tuân thủ theo quy trình đảm bảo an toàn chưa được quan tâm; việc tìm kiếm thị trường mới còn hạn chế. Đối với các thị trường xuất khẩu khó tính mang lại giá trị cao hơn nhƣng chất lƣợng sản phẩm của Tiền Giang không đảm bảo tiêu chuẩn để cung ứng (Hộp 2.1). Đồng thời, việc sản xuất để tạo ra sản phẩm đủ tiêu chuẩn xuất khẩu đòi hỏi rất nhiều kỹ thuật và đầu tƣ vốn nên nông dân ngại theo đuổi. Bên cạnh đó, nhiều sản phẩm trái cây đặc sản của Tiền Giang nhƣ: sầu
18.2 24.1
10.3 8.9
0.0 5.0 10.0 15.0 20.0 25.0
tot nghiep do wn load thyj uyi pl aluan van full moi nhat z z vbhtj mk gmail.com Luan van retey thac si cdeg jg hg
riêng, xoài cát, cam, bưởi đã mang lại hiệu quả kinh tế cao hoặc đảm bảo sự ổn định cho nông dân bằng thị trường dễ tính dù có giá cả thấp hơn nên họ chưa quan tâm đến việc tập trung sản xuất cho xuất khẩu.
H n 2.16 Sơ đồ chuỗi giá trị trái cây Tiền Giang
Nguồn: Trích từ Sở NPTNT Tiền Giang (2014).
tot nghiep do wn load thyj uyi pl aluan van full moi nhat z z vbhtj mk gmail.com Luan van retey thac si cdeg jg hg
Bối cảnh chiến lược và cạnh tranh của ngành:
Các cụm ngành của từng loại trái cây chƣa thực sự hình thành một cách hoàn chỉnh, nhất là việc chƣa có một doanh nghiệp tầm cỡ đóng vai trò hạt nhân để dẫn dắt cụm ngành. Cụ thể: Cụm ngành thanh long Chợ Gạo phát triển chủ yếu nhờ các thương lái đến thu mua và các vựa thu gom hàng để bán vào thị trường Trung Quốc với hình thức tiểu ngạch, chiếm khoảng 80% sản lượng của vùng (Sở Công thương, 2014); Cụm ngành khóm Tân Phước hình thành dựa vào một nông trường quốc doanh gắn với Công ty Rau quả Long Định (thuộc sở hữu nhà nước) có công suất tiêu thụ 100.000 tấn trái tươi/năm với dây chuyền nhà máy đã cũ. Các cụm ngành trái cây khác còn lại rất sơ khai, thiếu nhiều bộ phận hỗ trợ nên sức cạnh tranh yếu. Hầu hết các sản phẩm trái cây đều tiêu thụ ở thị trường nội địa, số lượng xuất khẩu tăng trưởng chậm (Bảng 2.3, Bảng 2.4) và ngày chịu sức ép cạnh tranh lớn từ các trái cây nhiệt đới của các nước trong khu vực. Theo Sở Công thương Tiền Giang (2015) tại thị trường Nhật Bản, xoài cát Hòa Lộc chào giá cao