- Các mô hình sản xuất theo tiêu chuẩn GAP đòi hỏi sự đầu tư vốn nhiều hơn nhưng giá cả sản phẩm chưa có sự chênh lệch lớn để đủ bù chi phí, các doanh nghiệp thu mua không thực hiện đúng cam kết bao tiêu sản phẩm.
- Nông dân chưa nhận thức được lợi ích của mô hình sản xuất liên kết, mô hình sản xuất theo tiêu chuẩn GAP.
- Việc áp dụng mô hình GAP ngày càng giảm chất lượng do rủi ro nhiễm dịch bệnh, thuốc bảo vệ thực vật từ các vườn lân cận không áp dụng.
- Nông dân có thói quen sản xuất “mạnh ai nấy làm”, không thích gò bó nên việc tuyên truyền nông dân tham gia HTX, tổ hợp tác gặp khó khăn.
- Nông dân sản xuất chạy theo giá cả, sản phẩm nào đang có lợi nhuận cao thì tập trung sản xuất.
Nguồn: Kết quả phỏng vấn của tác giả.
tot nghiep do wn load thyj uyi pl aluan van full moi nhat z z vbhtj mk gmail.com Luan van retey thac si cdeg jg hg
cơ sở chế biến. Do vậy vào thời điểm trái cây chính rộ, thì không tiêu thụ hết đƣợc.
Phần còn lại, nông dân bán qua nhiều cấp thương lái đi tiêu thụ dưới dạng quả tươi, chỉ có thể bảo quản ngắn ngày với nhiều rủi ro hƣ hỏng khi vận chuyển. Nhìn chung, công nghệ sau thu hoạch còn lạc hậu, quy mô ngành công nghiệp chế biến trái cây hiện còn rất nhỏ so với sản lƣợng hàng năm nên hầu hết sản phẩm trái cây không có giá trị gia tăng cao.
Vai trò của chính sách:
Hiện nay, Tiền Giang chỉ mới quy hoạch tổng thể chung cây ăn trái (ban hành năm 2014), chưa có quy hoạch chi tiết từng loại cây cụ thể để có hướng đầu tư hạ tầng chuyên biệt, cũng nhƣ thu hút đầu tƣ công nghệ chế biến cho từng loại, nhóm trái. Có thể nói, công tác quy hoạch còn rất chung chung, chƣa đƣợc thực thi cụ thể đến nông dân. Tỉnh có hỗ trợ thực nghiệm mô hình sản xuất theo tiêu chuẩn Global GAP đối với vú sữa Lò Rèn và xoài cát Hòa Lộc, nhưng sau đó việc định hướng nông dân tiếp tục áp dụng không đƣợc duy trì dẫn đến việc áp dụng không đƣợc nhân rộng. Tỉnh đã thực hiện đăng ký nhãn hiệu hàng hóa đối với 7 loại trái cây chủ lực bao gồm: thanh long Chợ Gạo, khóm Tân Lập, xoài cát Hòa Lộc, vú sữa Lò Rèn Vĩnh Kim, sơ ri Gò Công, bưởi lông Cổ Cò, sầu riêng Ngũ Hiệp. Tuy nhiên việc sử dụng, phát huy thương hiệu này chƣa đƣợc quan tâm. Chính sách về quản lý giống cây trồng cũng đang bị bỏ ngõ.
Hâu hết nông dân mua giống trôi nổi trên thị trường không rõ nguồn gốc, trải qua nhiều đời lai tạo, dễ nhiễm dịch bệnh dẫn đến chất lƣợng trái thu hoạch kém và không đồng nhất. Ngoài ra, công tác quản lý về chất lƣợng sản phẩm đầu ra đối với trái cây cũng chƣa đƣợc cơ quan, tổ chức nào thực hiện. Hầu hết trái cây sau khi thu hoạch đƣợc đƣa đi tiêu thụ không qua bất kỳ khâu kiểm tra về độ an toàn thực phẩm nên không tác động đƣợc quy trình sản xuất của nông dân.
Tóm lại, ngành sản xuất trái cây Tiền Giang phát triển thông qua cơ chế tự phát của nông dân: nhu cầu tăng - nông dân tổ chức sản xuất, nhu cầu giảm nông dân phá bỏ và trồng cây khác. Tức là việc sản xuất chạy theo phong trào, diện tích có thay đổi tăng/giảm nhƣng chất lƣợng sản phẩm không cải thiện. Đồng thời, các nhà máy chế biến ít ỏi, công nghệ sau thu hoạch kém nên phần lớn trái cây tiêu thụ ở dạng tươi, thô, nông dân phụ thuộc sâu vào thương lái. Nhiều trường hợp, trái cây không bán được phải tiêu hủy, bài học về trái thanh long vừa qua là điển hình. Người nông dân không đủ thông tin và kỹ
tot nghiep do wn load thyj uyi pl aluan van full moi nhat z z vbhtj mk gmail.com Luan van retey thac si cdeg jg hg
năng cần thiết để ứng phó với những quy luật thị trường. Bên cạnh đó vai trò can thiệp của nhà nước hiệu quả thấp, nhất là việc cung cấp thông tin hỗ trợ nông dân rất ít hoặc việc quy hoạch vùng trồng cây ăn trái mới chỉ mang tính chất khuyến nghị là chính, không có chính sách cụ thể nên không gây ảnh hưởng được hoạt động sản xuất của nông dân. Những điều này là lý do làm cho chuỗi giá trị của sản phẩm trái cây rất thấp và sức cạnh tranh của cụm ngành cây ăn trái Tiền Giang không cao, trong khi có rất nhiều tiềm năng để phát triển thành cụm ngành trung tâm của nền kinh tế. Sơ đồ cụm ngành và NLCT cụm ngành cây ăn trái Tiền Giang đƣợc biểu diễn qua 2 hình sau:
H n 2.17 Sơ đồ cụm ngàn cây ăn trái Tiền Giang
Nguồn: Tác giả tự vẽ từ các số liệu.
tot nghiep do wn load thyj uyi pl aluan van full moi nhat z z vbhtj mk gmail.com Luan van retey thac si cdeg jg hg
H n 2.18 Đán giá NLCT của cụm ngành sản xuất trái cây Tiền Giang bằng mô n kim cương của Porter (2008)
Ghi chú: Thuận lợi: + Khó khăn: - Nguồn: Tác giả tự vẽ từ các số liệu.
2.4 Chiến lƣợc phát triển kinh tế của Tiền Giang
2.4.1 Tổng quan chiến lƣợc kinh tế Tiền Giang qua các thời kỳ