VS ATTP trên địa bàn thành phố Hà Nội

Một phần của tài liệu VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM TRÊN địa bàn hà nội (Trang 28 - 31)

VÀ VS ATTP TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI

1.2 VS ATTP trên địa bàn thành phố Hà Nội

1.2.1 Đặc điểm kinh tế - xã hội của thành phố Hà Nội

Hà Nội là thủ đô đồng thời là thành phố đứng đầu Việt Nam về diện tích tự nhiên và đứng thứ hai về diện tích đô thị sau thành phố Hồ Chí Minh, nó cũng đứng thứ hai về dân số với 6.913.161 người. Sau đợt mở rộng địa giới hành chính vào tháng 8 năm 2008, Hà Nội hiện nay có diện tích 3.344,7 km², gồm 10 quận, 1 thị xã và 18 huyện ngoại thành. Năm 2009, sau khi mở rộng, GDP của thành phố tăng khoảng 6,67%, tổng thu ngân sách khoảng 70.054 tỷđồng.

Năm 2011, vượt lên những khó khăn và thách thức cả trong nước và quốc tế, thủ đô Hà Nội vẫn đạt mức thu ngân sách khoảng 125 nghìn tỷ đồng. Hà Nội đã cấp phép mới và bổ sung tăng vốn đầu tư cho 344 dự án đầu tư nước ngoài, với tổng vốn đăng ký 1,5 tỷ USD, tăng 78,7% so với năm trước.Với tổng sản phẩm nội địa (GDP) của thủ đô đạt 80.952 tỷ đồng, tổng sản phẩm trên địa bàn (GDP) đạt 10,13%.

Thực hiện Nghị quyết số 11-NQ/TW của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ phát triển thủ đô Hà Nội giai đoạn 2011 - 2020 (ngày 6/1/2012). Đời sống của nhân dân thủ đô, đặc biệt là ở vùng nông thôn, xa trung tâm được cải thiện rõ rệt. Hệ thống chính trị được củng cố, tăng cường, năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng bộ, hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước của các cấp chính quyền được nâng cao, nội dung và phương thức hoạt động của Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể nhân dân có những đổi mới, hướng về cơ sở. Tuy nhiên, tình hình chung của Hà Nội vẫn

còn một số hạn chế, yếu kém. Kinh tế phát triển chưa toàn diện, năng suất, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh nhìn chung còn thấp. Các nguồn lực về vốn, nhân lực và công nghệ trên địa bàn chưa được khai thác tốt. Kinh tế tri thức, hàm lượng chất xám làm nên giá trị gia tăng cao của các ngành kinh tế chủ lực chưa thể hiện rõ nét. Công tác quy hoạch, xây dựng và quản lý đô thị còn nhiều hạn chế, hệ thống hạ tầng đô thị và nông thôn còn lạc hậu và chưa đồng bộ.

Về lĩnh vực VS ATTP, Hà Nội là địa bàn tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây mất VS ATTP như ngộ độc thực phẩm, thực phẩm không an toàn, sản xuất, chế biến thực phẩm không đảm bảo vệ sinh, ô nhiễm nguồn nước... Hà Nội đã có nhiều chính sách nhằm nâng cao chất lượng VS ATTP tuy nhiên do địa bàn rộng, dân cư đông, với đủ các tầng lớp khác nhau, tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây mất VS ATTP do đó cần sự vào cuộc mạnh mẽ của các cơ quan chức năng và nhất là thanh tra VS ATTP.

1.2.2 Hệ thống cơ quan quản lý nhà nước về VS ATTP trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Cục An toàn vệ sinh thực phẩm, cơ quan giúp Bộ trưởng Bộ Y tế thực hiện chức năng quản lý nhà nước về VS ATTP có nhiệm vụ thực thi, điều hành công tác quản lý nhà nước về VS ATTP trong phạm vi cả nước, trong đó có thủ đô Hà Nội.

Viện Dinh dưỡng Hà Nội, thực hiện công tác chỉ đạo tuyến về VS ATTP. Nghiên cứu khoa học về thực phẩm và VS ATTP, là cơ quan đầu mối là Trung tâm Kiểm nghiệm về chất lượng, VS ATTP.

Sở Y tế Hà Nội, là cơ quan tham mưu, giúp Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội thực hiện quản lý nhà nước về lĩnh vực VS ATTP trên toàn địa bàn thành phố. Bao gồm: Phòng Nghiệp vụ y và Thanh tra Sở Y tế. Phòng Nghiệp vụ y: là đầu mối tham mưu, giúp Giám đốc Sở Y tế trong việc: chủ

trì, phối hợp các cơ quan liên quan xây dựng kế hoạch bảo đảm VS ATTP;

tổng hợp, đánh giá việc thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về VS ATTP, các quy định và tiêu chuẩn về VS ATTP... Thanh tra Sở Y tế Hà Nội:

là đầu mối tham mưu giúp Sở Y tế trong việc: Chủ trì tổ chức, phối hợp tổ chức thanh tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về VS ATTP; giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý các vi phạm pháp luật về VS ATTP theo thẩm quyền; thanh tra việc thực hiện các tiêu chuẩn về VS ATTP; xác minh, kết luận, kiến nghị các cấp có thẩm quyền xử lý vi phạm pháp luật về VS ATTP; thanh tra, xử lý, ra quyết định xử phạt các vi phạm pháp luật về VS ATTP...

Trung tâm Y tế dự phòng thành phố Hà Nội, là cơ quan chuyên môn kỹ thuật có nhiệm vụ tham gia quản lý nhà nước về lĩnh vực VS ATTP giúp Giám đốc Sở Y tế trong việc: xây dựng kế hoạch, tổ chức phân công, triển khai thực hiện và kiểm tra giám sát, đánh giá việc thực hiện kế hoạch bảo đảm chất lượng, VS ATTP của địa phương; Tổ chức công tác tuyên truyền, giáo dục, tập huấn về VS ATTP, phổ biến các quy định của pháp luật, kiến thức về chất lượng, VS ATTP cho các nhóm đối tượng trên địa bàn quản lý...

Phòng y tế các quận, là cơ quan tham mưu, giúp UBND quận thực hiện quản lý nhà nước về lĩnh vực VS ATTP trên toàn địa bàn quận mình quản lý: xây dựng kế hoạch bảo đảm VS ATTP, tổ chức phân công triển khai thực hiện và kiểm tra, giám sát, đánh giá việc thực hiện kế hoạch hằng năm; tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về VS ATTP, các quy định và tiêu chuẩn về VS ATTP thuộc tuyến quận quản lý; phòng ngừa, khắc phục ngộ độc thực phẩm và các bệnh truyền qua thực phẩm theo hướng dẫn của cấp trên...

Trung tâm Y tế dự phòng các quận, là cơ quan chuyên môn kỹ thuật, tham gia quản lý nhà nước về lĩnh vực VS ATTP giúp UBND quận và Phòng Y tế trong việc: hướng dẫn thực hiện các quy định của pháp luật về VS ATTP và phổ biến kiến thức về dinh dưỡng cộng đồng cho các cơ quan, tổ chức, cá nhân trên địa bàn; thực hiện tuyên truyền giáo dục, tập huấn kiến thức về VS ATTP cho các đối tượng được phân cấp quản lý trên địa bàn...

Trạm Y tế các phường, là cơ quan chuyên môn kỹ thuật giúp UBND phường và Phòng Y tế quận quản lý nhà nước về lĩnh vực VS ATTP trên địa bàn phường. Tổ chức tuyên truyền, tập huấn, vận động về công tác VS ATTP tại cộng đồng, đặc biệt là duy trì tuyên truyền, phổ biến kiến thức về VS ATTP trên hệ thống phát thanh của phường, trong các trường Tiểu học và Mầm non...

Một phần của tài liệu VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM TRÊN địa bàn hà nội (Trang 28 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(56 trang)
w