1. Giải quyết thủ tục hành chính trước khi thực hiện đề án “Một cửa” ở UBND huyện Từ Liêm
2.1. Những thành tựu đạt được
2.1.4. Công tác tiếp nhận và trả hồ sơ
Việc tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả vẫn được thực hiện theo quy định ban hành tại các văn bản của huyện như: Quyết định số 09/ 2004/ QĐ - UB, 10/ 2004/ QĐ - UB ngày 23/ 12/ 2004 và các quyết định số 04/ 2007/QĐ - UB ngày 02/ 02/ 2007, số 12/ 2007/ QĐ - UB ngày 10/08/2007, số 16/
2007/ QĐ - UB ngày 12/ 11/ 2007 của UBND huyện Từ Liêm về việc ban hành quy trình giải quyết các thủ tục hành chính theo cơ chế “Một cửa”thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND huyện.
Hiện nay bộ phận tiếp nhận hồ sơ hành chính đang sử dụng một số loại hồ sơ sổ sách để tiếp nhận hồ sơ hành chính bao gồm :
- Phiếu tiếp nhận hồ sơ hành chính và hẹn trả kết quả (sử dụng với công dân).
- Phiếu giao hồ sơ (sử dụng với phòng chuyên môn).
- Nhật ký tiếp nhận hồ sơ.
- Sổ giao nhận hồ sơ.các sổ theo dõi việc thu, nộp lệ phí.
Từ năm 2005 tới năm 2007, bộ phận “Một cửa”đã thu được những kết quả cụ thể sau:
BIỂU ĐỒ THỂ HIỆN HỒ SƠ TIẾP NHẬN VÀ GIẢI QUYẾT QUA CÁC NĂM
BẢNG SỐ LIỆU
Năm
Tổng số hồ sơ tiếp nhận
Tổng số hồ sơ đã giải quyết
Tỷ lệ hồ sơ đã giải quyết.
Trong đó đúng hẹn.
2005 23 076 22.948 99.45% 22 812
2006 33 641 33 618 99.93% 33 524
2007 23973 23843 99,56% 23734
(Nguồn số liệu từ phòng “Một cửa” huyện Từ Liêm)
Trong đó các lĩnh vực cụ thể của bộ phận “Một cửa” đạt được kết quả như sau:
2.1.5.1. Lĩnh vực chứng thực:
BIỂU ĐỒ SO SÁNH GIỮA TỔNG HỒ SƠ TIẾP NHẬN VÀ HỒ SƠ CHỨNG THỰC
BẢNG SỐ LIỆU
Năm Tổng số hồ sơ tiếp nhận
Tổng số hồ sơ chứng thực.
Số hồ sơ đã giải quyết
2005 23076 20 366 20336
2006 33641 30531 30531
2007 23973 20 278 20278
(Nguồn số liệu từ phòng “Một cửa” huyện Từ Liêm)
Qua bảng tổng kết trên thì lĩnh vực chứng thực là lĩnh vực chiếm tỷ lệ hồ sơ nhiều nhất trong các lĩnh vực của bộ phận tiếp nhận hồ sơ hành chính.
Thực tế trong hai năm 2006 và 2007 số hồ sơ tới chứng thực tại UBND huyện cao hơn từ 2 - 3 lần so với các huyện khác, vượt quá khả năng của
cán bộ công chức trên lĩnh vực này. Từ năm 2008 huyện đã chuyển những hồ sơ tiếng việt về cấp xã, thị trấn để chứng thực. Bộ phận “Một cửa” chỉ chứng thực những hồ sơ bằng tiếng nước ngoài. Kết quả là ba tháng đầu năm 2008 tỷ lệ hồ sơ chứng thực đã giảm xuống nhiều chỉ còn 72.87%, giảm được tình trạng quá tải cho cán bộ công chức phụ trách lĩnh vực này.
2.1.5.2. Lĩnh vực hộ tịch:
So với các lĩnh vực khác thì lĩnh vực hộ tịch số hồ sơ cần giải quyết thủ tục có ít hơn, nhưng số hồ sơ tăng theo từng năm và tỷ lệ giải quyết số hồ sơ cũng tăng lên qua các năm.
BIỂU ĐỒ SO SÁNH GIỮA TỔNG SỐ HỒ SƠ TIẾP NHẬN VÀ HỒ SƠ HỘ TỊCH
BẢNG SỐ LIỆU
Năm Tổng số hồ sơ tiếp nhận
Tổng số hồ sơ hộ tịch đã nhận.
Đã giải quyết hồ sơ hộ tịch
2005 2 3076 1436 1422
2006 3 3641 1682 1679
2007 2 3973 1834 1840
(Nguồn số liệu từ phòng “Một cửa” huyện Từ Liêm)
2.1.5.3 Lĩnh vực đăng ký kinh doanh:
BIỂU ĐỒ SÁNH GIỮA HỒ SƠ ĐKKD VÀ TỔNG HỒ SƠ TIẾP NHẬN
BẢNG SỐ LIỆU
Năm Tổng số hồ sơ tiếp nhận
Tổng số hồ sơ ĐKKD
Số hồ sơ đã giải quyết.
2005 23076 746 734
2006 33641 720 704
2007 23973 1022 1027
(Nguồn số liệu từ phòng “Một cửa” huyện Từ Liêm)
Qua bảng số liệu cho thấy hồ sơ đăng ký kinh doanh tăng dần qua các năm tuy vẫn còn hồ sơ chưa giải quyết nhưng kết quả giải quyết các hồ sơ trong bảng số liệu cũng cho thấy sự cố gắng nỗ lực của các cán bộ trong phòng “Một cửa”.
2.1.5.4. Lĩnh vực cấp phép xây dựng:
BIỂU ĐỒ SÁNH GIỮA HỒ SƠ CẤP PHÉP XÂY DỰNG VÀ TỔNG HỒ SƠ TIẾP NHẬN
BẢNG SỐ LIỆU
Năm Tổng số hồ sơ
tiếp nhận
Tổng số hồ sơ CPXD
Hồ sơ đã giải quyết.
2005 23076 141 134
2006 33641 160 163
2007 23973 311 297
(Nguồn số liệu từ phòng “Một cửa” huyện Từ Liêm)
Bên cạnh những mặt đã đạt được kể trên, một mặt tích cực của Phòng tiếp nhận hồ sơ hành chính cần được nói tới là việc UBND huyện Từ Liêm thực hiện Quyết định số 127/2007/QĐ - TTg ngày 01/08/2007 của Thủ Tướng chính phủ và quyết định số 95/2007QĐ - UB ngày 27/08/2007 của UBND Thành phố về việc tổ chức làm việc vào ngày thứ bảy hàng tuần để tiếp nhận và giải quyết các thủ tục hành chính. Bộ phận tiếp nhận hồ sơ
hành chính huyện đã bố trí từ 3 đến 4 cán bộ trực tiếp công dân vào thứ 7 hàng tuần.
Như vậy, việc thực hiện cơ chế một cửa so với thời kỳ trước đã đem lại rất nhiều thuận lợi cho tổ chức, công dân cũng như cơ quan quản lý nhà nước. Cơ chế “Một cửa” có khả năng giảm bớt rườm rà, tập trung vào một đầu mối để tiện cho công dân và tổ chức khi có yêu cầu tới UBND huyện giải quyết công việc. Các quy trình giải quyết công việc được thiết lập tương đối khoa học, tạo điều kiện giải quyết hợp lý, nhanh chóng, không xảy ra chồng chéo, đùn đẩy trách nhiệm hoặc kéo dài vô lý. Vì vậy thực hiện cơ chế “Một cửa” là nhằm giải quyết các mối quan hệ giữa nhà nước với tổ chức, công dân đảm bảo nhanh gọn kịp thời, đúng pháp luật, chống phiền hà, sách nhiễu, tiêu cực, cửa quyền của cán bộ công chức. Qua đó nâng cao trách nhiệm, năng lực, trình độ của cán bộ công chức, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của người dân, góp phần hiện đại hoá nền hành chính nhà nước.