1. Giải quyết thủ tục hành chính trước khi thực hiện đề án “Một cửa” ở UBND huyện Từ Liêm
2.2. Những mặt hạn chế cần khắc phục
Bên cạnh những thành tích đã đạt được kể trên bộ phận tiếp nhận và trả kết quả hồ sơ hành chính còn bộc lộ một số mặt hạn chế sau:
2.2.1.Công tác cán bộ công chức:
Có thể nói đội ngũ cán bộ công chức làm việc tại bộ phận “Một cửa”
của UBND huyện Từ Liêm có trình độ chuyên môn cao và nhiều điều tích cực như đã trình bày ở trên. Song, trong thời gian thực tập tại cơ quan tôi thấy các cán bộ công chức làm việc ở đây còn có một số mặt hạn chế sau:
Thứ nhất: Là thái độ của một số cán bộ công chức chưa thật sự nhiệt tình và thân thiện với công dân. Nhiều trường hợp công dân là người cao tuổi tới giao dịch với bộ phận cần sự hướng dẫn quy trình thủ tục của cán bộ thì cán bộ bực bội và bảo “ra ngoài đọc kỹ hướng dẫn rồi hãy vào hỏi”.
Sự thiếu nhiệt tình cộng với thái độ như vậy đối với nhân dân là chưa đạt yêu cầu.
Thứ hai: Là việc thực hiện đúng giờ giấc làm việc cơ quan của đội ngũ cán bộ công chức còn chưa tốt. Theo quy định của cơ quan 8h sáng là giờ tiếp công dân. Trước 8h công dân đã trực sẵn chờ tới giờ vào giải quyết công việc nhưng 8h thì ít có ngày nào có đầy đủ số lượng cán bộ của bộ phận. Nguyên nhân là do công tác quản lý lỏng lẻo của cán bộ cấp trên và do ý thức của một số công chức chưa thật sự chấp hành giờ giấc tốt.
Thứ ba: Là tình trạng người quen biết với cán bộ thì có thể bước qua cánh cửa có dòng chữ “không phận sự miễn vào” chỉ dành riêng cho cán bộ để nhờ giải quyết thủ tục hồ sơ trước. Tình trạng này cần được chấm dứt để đảm bảo tính nghiêm túc nới công sở và tính công bằng cho công dân và tổ chức.
Thứ tư: Là việc bồi dưỡng tập huấn còn xa rời thực tế chưa thiết thực với cán bộ. (báo cáo năm 2007 của bộ phận “Một cửa”). Cần tập trung vào bồi dưỡng những kiến thức cụ thể mang tính thực tiễn cao để khi tập huấn, đào tạo về các cán bộ, công chức có thể làm việc được ngay.
Bác Hồ đã dạy: “Cán bộ là gốc của mọi việc; là công bộc của dân” vì vậy cán bộ có trình độ chuyên môn là cần nhưng chưa đủ nếu không có phẩm chất đạo đức, bản lĩnh chính trị, cái tâm với nghề ...Đất nước cần những
người vừa “Hồng” vừa “Chuyên” để đáp ứng nhu đổi mới và sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước.
2.2.2.Cơ sở vật chất và trang thiết bị:
Mặc dù bộ phận tiếp nhận hồ sơ hành chính của UBND huyện vừa mới chuyển ra nơi làm việc mới khang trang hơn nhưng diện tích của phòng còn hẹp nhất là phòng chờ dành cho công dân và tổ chức viết hồ sơ và chờ vào giải quyết. Số lượng ghế tại phòng chờ rất ít trong khi công dân tới giao dịch rất đông gây ra cảnh lộn xộn nơi công sở.
2.2.3. Công tác áp dụng tiêu chuẩn ISO 9001:2000 trong tiếp nhận và trả kết quả hồ sơ hành chính:
Việc áp dụng ISO 2001: 2000 mới chỉ ở tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả. Trong công tác thụ lý hồ sơ chưa được áp dụng nên hệ thống quản lý gián đoạn, việc trễ hẹn đã được hạn chế một phần nhưng chưa đáp ứng yêu cầu vẫn còn tình trạng trễ hẹn hồ sơ với công dân.
2.2.4. Công tác tiếp nhận và trả kết quả:
Bộ phận “Một cửa” của UBND huyện Từ Liêm đã đạt được những thành tựu to lớn trong công tác tiệp nhận và trả kết quả như đã nêu ở trên.
Bên cạnh những thành tích trên công tác tiếp nhân và trả kết quả còn bộc lộ một số hạn chế. Trong thực tế thực hiện một số thủ tục do huyện ban hành chưa đúng với danh mục quy định của thành phố. Thủ tục thuộc lĩnh vực Tài chính, một số thủ tục ban hành đúng song những quy định về hồ sơ, quy trình giải quyết chưa rõ ràng như : Lĩnh vực Văn hoá thông tin và thể thao, giáo dục - đào tạo; một số thủ tục đã ban hành nhưng nếu thực hiện theo cơ chế “ Một cửa” lại không mang lại thuận lợi cho nhân dân, Lĩnh vực lao
động thương binh xã hội, Lĩnh vực văn hoá thông tin và thể thao, giáo dục đào tạo.
2.2.5. Công tác chi kinh phí:
Tỷ lệ kinh phí được trích lại từ các khoản thu, phí, lệ phí còn nhiều bất cập. Việc thu phí, lệ phí do bộ phận Tiếp nhận hồ sơ thu và nộp vào ngân sách Nhà nước, việc chi phần kính phí được trích để lại lại do các phòng chuyên môn rút chi do đó các chi phí cho việc tiếp nhận hồ sơ, trả kết quả đều do ngân sách của UBND huyện đài thọ.
CHƯƠNG IV : NHỮNG KIẾN NGHỊ, GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU LỰC HOẠT ĐỘNG CỦA PHÒNG “MỘT CỬA” TẠI UBND HUYỆN TỪ LIÊM
Qua quá trình thực tập và vận dụng những kiến thức đã học vào thực tế, em nhận thấy trong công tác tổ chức thực hiện cơ chế “Một cửa” của UBND huyện Từ Liêm còn một số thiếu sót. Em xin đưa ra một vài kiến nghị nhằm góp phần nâng cao chất lượng thực hiện cơ chế “Một cửa” tại UBND huyện Từ Liêm.