Quá trình chỉ đạo thực hiện

Một phần của tài liệu đảng bộ tỉnh nam định lãnh đạo sự nghiệp giáo dục phổ thông từ năm 1997 2010 (Trang 77 - 89)

Chương 2: ĐẢNG BỘ TỈNH NAM ĐỊNH LÃNH ĐẠO SỰ NGHIỆP PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC PHỔ THÔNG TỪ NĂM 2001 ĐẾN NĂM 2010

2.2. Giáo dục phổ thông của tỉnh Nam Định từ năm 2006 đến năm 2010

2.2.2. Quá trình chỉ đạo thực hiện

2.2.2.1. Đổi mới nội dung, phương pháp dạy và học, triển khai đồng bộ các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục ở các cấp học

Giáo dục tiểu học:

Quán triệt sâu sắc tinh thần cuộc vận động “Hai không”, Sở và Phòng Giáo dục và Đào tạo các huyện, thành phố đã tập trung chỉ đạo nâng cao kỷ cương, nền nếp ở các trường học. Giáo dục thái độ, hành vi, nhân cách cho học sinh, tạo điều kiện để học sinh tự tin trong rèn luyện và học tập. Tiếp tục chỉ đạo thực hiện cuộc đổi mới chương trình và sách giáo khoa lớp 5, củng cố và nâng cao chất lượng thay sách các lớp 1, 2, 3, 4.

Thực hiện sự chỉ đạo của Bộ, Sở Giáo dục và Đào tạo đã hướng dẫn các Phòng thực hiện chuẩn kiến thức, kỹ năng các môn học, đẩy mạnh phong trào đổi mới phương pháp dạy - học, ứng dụng công nghệ thông tin, sử dụng phần mềm dạy học cho các nhà trường, đưa môn tự chọn (ngoại ngữ và tin học) vào giảng dạy ở các trường tiểu học. Đến năm học 2009 – 2010, môn tiếng Anh được giảng dạy ở 288 trường/299 trường (đạt 99,31%), môn Tin học được giảng dạy ở 173 trường/290 trường (đạt 59,65%) [65, tr. 6]. Các Phòng Giáo dục và Đào tạo đã chỉ đạo các nhà trường thực hiện tốt phong trào “Rèn chữ, giữ vở” và “Luyện viết chữ đúng và đẹp”, Sở Giáo dục và Đào tạo đã tổ chức Hội thi “Viết chữ Đúng và Đẹp” dành cho học sinh tiểu học cấp tỉnh.

Sở và các Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện, thành phố đã chỉ đạo các trường học đánh giá giáo viên theo quy định về Chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học. Nhìn chung, giáo viên ở các trường tiểu học đã nắm chắc được nội dung, chương trình sách giáo khoa mới. Giáo viên đã tích cực sử dụng đồ dùng, thiết bị dạy - học và khá linh hoạt trong việc tổ chức hoạt động cho học sinh. Nhờ đó, chất lượng giáo dục Tiểu học của tỉnh vững chắc và ổn định.

Thực hiện sự chỉ đạo của Bộ và của Sở Giáo dục và Đào tạo, các Phòng, các nhà trường thực hiện dạy học 2 buổi/ngày, với mục tiêu tất cả các học

sinh đều được học 9 – 10 buổi/ tuần. Kết quả học tập của học sinh học 2 buổi/ngày cao hơn hẳn so với học sinh chỉ học 1 buổi/ngày. Đến năm học 2009 – 2010, toàn tỉnh có 99,54% học sinh tiểu học được học 2 buổi/ngày [65, tr. 6]. Các trường nghiêm túc thực hiện các quy định chuyên môn, dạy đủ số môn học theo chuẩn chương trình. Tích hợp giáo dục Đạo đức, Tiếng Việt vào các môn học và hoạt động giáo dục. Môn học Thủ công và Kĩ thuật được điều chỉnh nội dung, kế hoạch phù hợp với đối tượng học sinh.

Việc đổi mới phương pháp dạy và học, tiến hành đồng bộ nhiều giải pháp, chất lượng giáo dục Tiểu học của tỉnh vững chắc và ổn định.

Giáo dục trung học:

Sở Giáo dục và Đào tạo đã chỉ đạo các Phòng, các trường thực hiện đổi mới phương pháp dạy học, tăng cường sử dụng thiết bị, ứng dụng hợp lý công nghệ thông tin, phát huy tính chủ động, tích cực, sáng tạo của học sinh. Việc đổi mới chương trình sách giáo khoa đã tạo điều kiện nâng cao chất lượng giáo dục trung học cơ sở và trung học phổ thông. Năm học 2009 – 2010, Sở đã ban hành Tiêu chí đánh giá bài giảng điện tử, giúp cho giáo viên có định hướng về ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy. Nhìn chung, giáo viên trong tỉnh đã sử dụng công nghệ thông tin như một công cụ quan trọng để đổi mới phương pháp dạy học. Chất lượng giáo dục trung học phổ thông trên phạm vi toàn tỉnh tiếp tục được duy trì và phát triển ổn định.

Bảng 2.5: Kết quả xếp loại học lực khối trung học (2006 - 2010)

Đơn vị: %

2006 - 2007 2009 - 2010

Giỏi Khá TB Yếu Kém Giỏi Khá TB Yếu Kém THCS 16,31 43,14 34,47 5,67 0,40 18,3 42,49 32,9 6,04 0,27 THPT 2,75 37,74 50,49 8,73 0,29 4,47 41 44,78 9,48 0,27

[Nguồn số liệu: Tổng hợp từ Báo cáo Tổng kết các năm học].

Kết quả thi tốt nghiệp trung học phổ thông của tỉnh năm 2010 là 99,78%, tăng 0,58% so với năm 2009, và tăng 9,38% so với năm 2007, tiếp tục giữ vị trí đứng đầu cả nước về tỷ lệ học sinh đỗ tốt nghiệp trung học phổ thông. Kết quả thi tốt nghiệp trung học phổ thông từ năm 2007 (năm bắt đầu thực hiện cuộc vận động “Hai không”) đến năm 2010 phản ánh chất lượng giáo dục của tỉnh vững chắc, ổn định. Kết quả thi tuyển sinh vào đại học năm 2009, tỉnh Nam Định dẫn đầu toàn quốc (với 34.530 học sinh dự thi có điểm trung bình thống kê của tổng 3 môn thi là 12,79 điểm).

Công tác bồi dưỡng học sinh giỏi tiếp tục được các trường triển khai có nền nếp ở cả 3 khâu: phát hiện, tuyển chọn và bồi dưỡng. Đội tuyển học sinh giỏi của tỉnh dự thi học sinh giỏi quốc gia đạt được thành tích xuất sắc, liên tục giữ vị trí đứng đầu cả nước trong nhiều năm. Năm học 2006 – 2007, có 56/66 học sinh dự thi quốc gia đạt giải (đạt 84,85%), đến năm học 2009 – 2010 có 82/84 học sinh dự thi đạt giải (đạt 97,6%) và có 1 học sinh đoạt Huy chương Bạc Olympic Vật lý quốc tế (lần thứ 2).

Công tác giáo dục toàn diện được coi trọng. Giáo dục thể chất, giáo dục quốc phòng và an ninh được tăng cường. Sở chỉ đạo các Phòng, các trường tổ chức hội khỏe Phù Đổng để chọn vận động viên xuất sắc tham gia thi đấu tại hội khỏe Phù Đổng cấp tỉnh và toàn quốc. Đặc biệt, tại Giải điền kinh học sinh phổ thông toàn quốc năm 2010, đoàn học sinh phổ thông Nam Định đạt kết quả xuất sắc, dẫn đầu toàn quốc. Tham dự Đại hội thể thao học sinh Đông Nam Á lần thứ 2 tại Malaysia, 2 học sinh trường THPT Trần Hưng Đạo giành được 4 Huy chương Vàng, mang vinh danh về cho Tổ quốc.

Tuy nhiên, chất lượng giáo dục phổ thông giữa các đơn vị huyện, thành phố, các loại hình chưa thật đồng đều. Chất lượng dạy - học môn ngoại ngữ, tin học chưa tương đồng với các môn khoa học cơ bản và yêu cầu của thời kỳ

hội nhập quốc tế. Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh ở một số trường chưa được coi trọng, một bộ phận nhỏ học sinh còn có biểu hiện thiếu hụt về nhận thức, thái độ, hành vi ứng xử…

2.2.2.2. Phát triển mạng lưới trường lớp và tăng cường cơ sở vật chất, thiết bị giáo dục

Phát triển mạng lưới trường lớp, quy mô học sinh:

Giáo dục phổ thông của tỉnh giữ vững quy mô giáo dục, hệ thống trường lớp được mở rộng, sỹ số học sinh các lớp được duy trì tốt, tỷ lệ học sinh bỏ học thấp.Đến năm học 2009 – 2010, toàn tỉnh có 290 trường tiểu học (có 1 trường dành cho trẻ khuyết tật), 245 trường trung học cơ sở, 54 trường trung học phổ thông và 1 trung tâm hướng nghiệp dạy nghề (tăng 7 trường so với năm học 2006 – 2007).

Phong trào xây dựng trường chuẩn quốc gia tiếp tục được đẩy mạnh ở các huyện, các nhà trường. Tính đến ngày 13/7/2010, toàn tỉnh có: 275/290 trường tiểu học đạt chuẩn mức độ 1 và 42/290 trường đạt chuẩn mức độ 2 (các huyện Giao Thủy, Nam Trực, Mỹ Lộc, Nghĩa Hưng, Xuân Trường, Vụ Bản, Trực Ninh có 100% trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia), trung học cơ sở có 76/245 trường (tăng 33 trường đạt chuẩn quốc gia so với năm 2007), trung học phổ thông có 11/42 trường công lập đạt chuẩn quốc gia (tăng 7 trường so với năm 2007) [65, tr. 10].

Quy mô học sinh:

Quy mô học sinh phổ thông của tỉnh được duy trì và giữ ở mức ổn định.

Đến năm học 2009 – 2010, giáo dục tiểu học có 137.270 học sinh (trong đó có 28.231 trẻ 6 tuổi vào học lớp 1 đạt 100% độ tuổi), giáo dục trung học cơ sở có 118.112 học sinh (trong đó có 28.457 học sinh vào học lớp 6 đạt 99,99% độ tuổi), giáo dục trung học phổ thông có 67.584 học sinh (trong đó có 23.748 học sinh vào học lớp 10, đạt 70% độ tuổi) [65, tr. 9].

Tăng cường xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị giáo dục:

Ngày 01/02/2008, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án Kiên cố hóa trường lớp học và nhà công vụ cho giáo viên giai đoạn 2008 – 2012. Sau 2 năm triển khai, đến năm 2010, nhìn chung các địa phương trong tỉnh đã thực hiện đúng mục tiêu và tiến độ đề ra, trái phiếu Chính phủ hỗ trợ là 58,286 tỷ đồng. Các huyện/thành phố đã giải ngân đạt tỷ lệ 78%. Số lượng phòng học đã hoàn thành là 987 phòng, đang xây dựng 923 phòng [65, tr. 10].

Đến năm học 2009 – 2010, giáo dục tiểu học có 4.380 phòng học (trong đó: 3.652 phòng học kiên cố và 736 phòng học cấp bốn); giáo dục trung học cơ sở có 3.180 phòng học (trong đó: 2.753 phòng học kiên cố và 427 phòng học bán kiên cố); giáo dục trung học phổ thông có 1.450 phòng học (công lập:

1.263 phòng, ngoài công lập: 187 phòng) và 203 phòng học bộ môn (công lập:

187 phòng, ngoài công lập: 16 phòng) [65, tr. 10].

Đầu tư mua sắm thiết bị dạy học và sách giáo khoa:

Trong điều kiện ngân sách chi thường xuyên còn khó khăn, Sở đã chủ động đề xuất các giải pháp về bố trí ngân sách, sớm có kế hoạch trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt về quy trình tổ chức đấu thầu, cung ứng sách, thiết bị theo đúng luật định, đảm bảo đủ số lượng, chất lượng và thời gian theo quy định, phục vụ kịp thời cho giảng dạy và học tập. Năm 2009, tổng kinh phí mua sắm thiết bị, đổi mới giáo dục phổ thông là: 3.600 triệu đồng; kinh phí cho sách thư viện là 1.320 triệu đồng, thiết bị trường chuẩn các ngành học là 3.900 triệu đồng và kinh phí thực hiện Đề án đưa tin học vào nhà trường là 2.600 triệu đồng [65, tr. 13].

Phát triển cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin, Sở Giáo dục và Đào tạo đã xây dựng mạng nội bộ phục vụ công tác điều hành, quản lý của cơ quan Sở.

Hạ tầng công nghệ thông tin của Sở đã khá hoàn thiện. Các trường phổ thông trong tỉnh đã ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và giáo dục. Đến hết tháng 4/2009, 80% số trường tiểu học trong tỉnh đã nối mạng Internet,

100% số trường tiểu học thuộc huyện Xuân Trường đã có phòng Tin học, có bộ máy chiếu đa năng hoạt động có hiệu quả, 100% số trường trung học phổ thông có máy tính phục vụ công tác quản lý và văn phòng, máy chiếu và phòng máy tính phục vụ dạy môn Tin học.

Các Phòng, các trường đã triển khai tốt việc mua sách giáo khoa, sách tham khảo cho giáo viên; sách giáo khoa, giấy vở cho học sinh trước khi vào năm học mới và thực hiện tốt việc tặng sách giáo khoa cho các đối tượng con em thương binh, liệt sĩ, quyên góp sách cũ, giảm giá bán sách giáo khoa cho các đối tượng học sinh giỏi, học sinh nghèo vượt khó…

Phong trào tự làm đồ dùng dạy học ở các cấp học đã đạt được những kết quả tốt, động viên được nhiều giáo viên tích cực tham gia. Tại Hội thi đồ dùng dạy học tự làm các tỉnh phía Bắc năm 2008, đoàn Nam Định được xếp thứ 2 sau thành phố Hà Nội và được Bộ Giáo dục và Đào tạo tặng Bằng khen.

2.2.2.3. Phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục

Toàn ngành tích cực triển khai Đề án “Xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục tỉnh Nam Định giai đoạn 2006 - 2010”, tiếp tục triển khai công tác quy hoạch cán bộ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và tiến hành bồi dưỡng, đào tạo nâng cao trình độ cho các cán bộ, giáo viên.

Sở Giáo dục và Đào tạo đã tích cực tham mưu cho Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh giao đủ chỉ tiêu tuyển dụng giáo viên, thống nhất với Sở Nội vụ xây dựng định mức giáo viên theo Thông tư hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Năm học 2009 – 2010, toàn ngành tuyển dụng được 905 giáo viên/938 chỉ tiêu (đạt 96,5%) [65, tr. 11]. Công tác tuyển dụng đảm bảo đúng quy chế, công khai, công bằng, dân chủ. Các đơn vị đã thực hiện nhiều giải pháp để khắc phục tình trạng thiếu giáo viên, đảm bảo nền nếp công tác ngay từ đầu năm học.

Sở Giáo dục và Đào tạo đã coi trọng việc đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn cho cán bộ quản lý và giáo viên, tăng tỷ lệ giáo viên trên chuẩn, giảm dần và tiến tới không còn giáo viên dưới chuẩn.

Bảng 2.6: Trình độ đào tạo của giáo viên phổ thông (Năm học 2007 – 2008) Đơn vị: % Cấp học Tổng giáo viên Trên chuẩn Đạt chuẩn Chưa đạt chuẩn

Tiểu học 6426 46,9 53,1 0

THCS 7615 17,5 77,5 5,00

THPT 2515 6,2 93,0 0,80

[Nguồn: Báo cáo tổng kết năm học 2007 – 2008].

Năm học 2009 – 2010, Sở mở thêm 6 lớp vừa học vừa làm cho 410 học viên; cử 36 cán bộ, giáo viên đi học các lớp đào tạo sau đại học; 2 lớp bồi dưỡng cho 99 nhân viên làm công tác thiết bị thí nghiệm; cử 3 cán bộ, giáo viên đi bồi dưỡng tiếng Anh tại Singapo; 17 cán bộ quản lý học bồi dưỡng cán bộ quản lý tại Học viện quản lý giáo dục [65, tr. 11]… Đội ngũ cán bộ quản lý đương chức và kế cận được chọn và cử đi học nâng cao trình độ về lý luận chính trị, quản lý Nhà nước, quản lý ngành Giáo dục – Đào tạo theo chương trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Dự án hỗ trợ đổi mới quản lý giáo dục (SREM).

Đảm bảo đời sống vật chất, tinh thần, chế độ, chính sách cho các nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục. Sở Giáo dục và Đào tạo đã tham mưu cho Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân tỉnh có cơ chế, chính sách khuyến khích giáo viên dạy giỏi, tổ chức thăm hỏi, động viên cho những giáo viên có hoàn cảnh khó khăn…

Tuy nhiên, đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý còn bộc lộ một số mặt bất cập: một số môn học còn thiếu giáo viên (Tin học, Công nghệ, Địa lý, Nhạc họa…); nhận thức và hành động của một bộ phận cán bộ quản lý và

giáo viên chưa theo kịp yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay, nhất là việc đổi mới thi cử, đánh giá chất lượng và đổi mới phương pháp dạy – học…

2.2.2.4. Đổi mới công tác quản lý giáo dục

Thực hiện chủ trương của Chính phủ, sự chỉ đạo của liên Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Nội vụ, Sở Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Sở Nội vụ tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh có Quyết định số 06/QĐ-UBND ngày 16/3/2009 về việc quy định chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của Sở Giáo dục và Đào tạo theo tinh thần Thông tư liên Bộ số 35/TTLB-BGDĐT-BNV, đảm bảo sự thống nhất trong quản lý Giáo dục – đào tạo.

Căn cứ vào Quyết định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Sở đã tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành khung thời gian năm học theo tinh thần chủ động, đảm bảo thời lượng thực học, thời điểm kết thúc năm học, thời gian nghỉ hè đã quy định. Triển khai thực hiện các Điều lệ trường tiểu học, Điều lệ trường trung học và trường phổ thông có nhiều cấp học, quy định về phòng học bộ môn…

Sở đã tổ chức các lớp bồi dưỡng Hiệu trưởng trường phổ thông theo chương trình liên kết Việt Nam – Singapo và chương trình của dự án SREM, tập huấn “Đổi mới công tác quản lý, nâng cao chất lượng giáo dục” cho 245 hiệu trưởng trường trung học cơ sở (năm học 2009 - 2010), tiến hành tập huấn về đánh giá giáo viên theo Chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học cho 100%

hiệu trưởng và cán bộ quản lý Phòng Giáo dục và Đào tạo.

Tiếp tục đổi mới công tác kiểm định chất lượng giáo dục. Sở đã chỉ đạo có hiệu quả công tác xét tốt nghiệp trung học cơ sở, các kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông, học sinh giỏi quốc gia, học sinh giỏi cấp tỉnh và tuyển sinh trung học phổ thông; tổ chức lớp tập huấn về công tác kiểm định chất lượng giáo dục cho cán bộ, chuyên viên các phòng chức năng của Sở, Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện/thành phố, các trường phổ thông, tập huấn đánh giá cho giáo viên các nhà trường.

Tiếp tục kiện toàn bộ máy Thanh tra Sở và đổi mới công tác thanh tra giáo dục các cấp. Tăng cường các hoạt động thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành ở các cấp học, ngành học; thanh tra, kiểm tra việc thực hiện cuộc vận động “Hai không”, khảo sát đổi mới chương trình giáo dục phổ thông, thanh tra công tác thiết bị và đồ dung dạy học. Đến năm 2010, đội ngũ thanh tra chuyên trách của Sở có 6 người, 120 người là cộng tác viên thanh tra, đạt tỷ lệ 1 cộng tác viên/25 giáo viên, tổ chức 7 lớp tập huấn cho 308 cán bộ quản lý và cộng tác viên thanh tra.

Đổi mới cơ chế quản lý tài chính giáo dục đào tạo. Sở chỉ đạo các cơ quan quản lý và cơ sở giáo dục trong tỉnh thực hiện nghiêm túc Thông tư 09/2009/TT-BGDĐT ngày 7/5/2009 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về Quy chế thực hiện công khai đối với các cơ sở giáo dục của hệ thống giáo dục quốc dân. Thực hiện 3 công khai: công khai chất lượng đào tạo, công khai các điều kiện về cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên; công khai thu, chi tài chính; thực hiện 4 kiểm tra: kiểm tra việc phân bố và sử dụng ngân sách giáo dục đào tạo;

kiểm tra việc thu và sử dụng học phí trong các nhà trường; kiểm tra việc sử dụng các khoản đóng góp tự nguyện của người dân và các tổ chức cho nhà trường; kiểm tra việc thực hiện chương trình kiên cố hóa trường, lớp học và xây dựng nhà công vụ cho giáo viên.

Công tác thông tin tuyên truyền các hoạt động của ngành: Sở đã chủ động, tích cực phối hợp với các cơ quan báo chí tuyên truyền về các hoạt động và phong trào thi đua của ngành như: cuộc vận động “Hai không”, phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, về đổi mới phương pháp dạy - học, thi tốt nghiệp, thi tuyển sinh, thực hiện “3 công khai”, giới thiệu các điển hình tiên tiến, các chủ trương, định hướng lớn của ngành… Nhìn chung, sự phối hợp chặt chẽ giữa Sở và các cơ quan thông

Một phần của tài liệu đảng bộ tỉnh nam định lãnh đạo sự nghiệp giáo dục phổ thông từ năm 1997 2010 (Trang 77 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)