Hoạt động trao đổi đoàn, tổ chức hội thảo, hội nghị, lớp tập huấn và mở rộng quan hệ hữu nghị

Một phần của tài liệu đảng với hoạt động đối ngoại của hội liên hiệp phụ nữ việt nam tu nam 1996 den nam 2010 (Trang 43 - 56)

Chương 1: ĐẢNG VỚI HOẠT ĐỘNG ĐỐI NGOẠI CỦA HỘI LIÊN HIỆP PHỤ NỮ VIỆT NAM TỪ NĂM 1996 ĐẾN NĂM 2000

1.2. Hoạt động đối ngoại của Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam

1.2.2. Hoạt động trao đổi đoàn, tổ chức hội thảo, hội nghị, lớp tập huấn và mở rộng quan hệ hữu nghị

Hoạt động trao đổi đoàn

Biểu đồ 1.1: Biểu đồ biểu thị số đoàn ra, đoàn vào và lƣợt khách quốc tế của Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam từ năm 1996 đến năm 2000

Đơn vị: Đoàn

0 100 200 300 400 500 600 700 800 900 1000

1996 1997 1998 1999 2000

(Nguồn: Tổng hợp qua báo cáo hàng năm của Ban Quốc tế từ năm 1996 đến năm 2000, lưu tại Phòng Lưu trữ - Trung ương HLHPNVN)

Cột màu xanh da trời: Đoàn ra Cột màu đỏ: Đoàn vào

Cột xanh lá: Đoàn khách quốc tế

Nhận xét sơ bộ: Đoàn vào luôn ít hơn đoàn ra; xu hướng đoàn ra và đoàn vào đều tăng; Số lượng đoàn khách quốc tế giảm.

Theo số liê ̣u thống kê dự a trên báo cáo hoa ̣t đô ̣ng hàng năm của H ội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, ta thấy:

- Đoàn ra: xu hướng tăng cả về số lượng và chất lượng

Bắt đầu từ năm 1986, HLHPNVN đã c ử nhiều đoàn đi ra nước ngoài , mở

rô ̣ng quan hê ̣ với các tổ chức , cá nhân. Từ năm 1986 - 1995, số lượng đoàn đa ̣i biểu của Hội ra thăm quan , học tập , tham gia hô ̣i thảo , hô ̣i nghi ̣... ở nước ngoài ngày càng tăng . Những năm đầu đổi mới HLHPNVN chỉ cử hơn 10 đoàn đi , nhưng những năm về sau , số lượng đo àn ra nước ngoài đã tăng đáng kể , 32 đoàn năm 1991, cá biệt là năm 1994 với con số lên đến 60 đoàn. Từ năm 1996 đến năm 2000,

mô ̣t phần do kinh tế của đất nước phát triển hơn, điều kiê ̣n của HLHPNVN được cải thiê ̣n, đồng thời quan h ệ của Hội được mở rộng nên số lượng đoàn ra luôn từ 60 đoàn trở lên, cao nhất là năm 2000 với con số 71 đoàn.

Không chỉ tăng về lượng mà hoa ̣t đô ̣ng đưa đoàn đă ̣c biê ̣t ra nước ngoài còn tăng về chất . Từ viê ̣c đi chủ yếu là tham q uan, du li ̣ch , thăm hữu nghi ̣ như năm 1996 là 14/67 đoàn (21%) thì số lượng đoàn đi dự các buổi tập huấn , tham gia hội thảo, hô ̣i nghi ̣ quốc tế và khu vực ngày càng tăng . Đến năm 2000, số đoàn đi thăm hữu nghị chỉ có 3/71 đoàn (4%), tham gia thăm quan học tập là 13/71 (chiếm 18%).

Từ 1997 - 2000, hoạt động chủ yếu của các đoàn là đi dự hội nghị , hội thảo, tập huấn, tham quan nghiên cứu về các nội dung: tín dụng vi mô, xóa đói giảm nghèo, việc làm, phát triển doanh nghiệp; nhân quyền phụ nữ; buôn bán phụ nữ và trẻ em, phụ nữ trong chính trị; nâng cao năng lực hoạt động cho các tổ chức quần chúng và cộng đồng; giới và phát triển; nâng cao tiếng Anh; kế hoạch hóa gia đình, chăm sóc sức khỏe và phát triển cộng đồng; tác động của khủng hoảng tài chính khu vực đối với phụ nữ ; tham dự các khóa đào ta ̣o ngắn ha ̣n về nâng cao kỹ năng vâ ̣n đô ̣ng tuyên truyền cho các cán bô ̣ nữ của khu vực , phương pháp đánh giá cùng tham gia , quyền con người , phòng chống HIV/ASID, xử lý thông tin về phu ̣ nữ , xây dựng kỹ

năng tư vấn quyền sinh sản vi ̣ thành niên , sức khỏe sinh sản ở khu vực Đông Nam ASEAN; đoàn đi ho ̣c dài ha ̣n ; đi tham quan nghiên cứu về phát triển hơ ̣p tác xã , điều tra cơ bản về tình hình phu ̣ nữ Viê ̣t Nam kết hôn với người nước ngoài… Tuy nhiên có một đặc điểm là, phần lớn các đoàn đều do quốc tế tài trợ.

Tại các Hội thảo, Hội nghị những vấn đề HLHPNVN đưa ra bàn bạc mang tính chất thời đại rõ nét, liên quan trực tiếp tới sự phát triển của phụ nữ.Ví dụ như đoàn đại biểu phụ nữ Việt Nam do Bà Hà Thị Khiết - Chủ tịch Hội làm trưởng đoàn đã đi dự cuộc họp lần thứ 25 của Ban lãnh đạo ACWO và Đại hội đồng lần thứ 8 của ACWO tại Sinhgapo từ 17 – 21/6/1998. Với chủ đề “Phụ nữ ASEAN: Tầm nhìn và hành động hướng tới thế kỷ 21”, Hội nghị đã đề ra được một chương trình hành động cho các nước thành viên của ACWO nhiệm kỳ 1998 - 2000 đó là xóa đói giảm nghèo, phụ nữ và sự phát triển bền vững, phụ nữ trong thời đại thông tin, phụ nữ trong nền kinh tế công nghiệp hóa... [67, tr1-5]. Hay tại Cuộc họp WIDF khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, các đại biểu cam kết thực hiện các mục tiêu của Liên

đoàn là đẩy mạnh xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế nhằm đảm bảo an ninh kinh tế cho mọi tầng lớp nhân dân, từng bước rút ngắn khoảng cách chênh lệch giàu nghèo, phấn đấu xóa nạn mù chữ trong sử dụng tiếng mẹ đẻ, tiếng Anh và Internet;

hạn chế tình trạng ô nhiễm môi trường, phòng ngừa và khắc phục hậu quả thiên tai, ngăn chặn và giảm thiểu tác hại của đại dịch HIV/AIDS và các bệnh dịch nguy hiểm mới phát sinh như SARS; ngăn chặn và nghiêm trị tội phạm xuyên quốc gia như buôn bán ma túy, buôn bán phụ nữ và trẻ em; tăng cường dân chủ hóa đời sống mọi mặt, đảm bảo bình đẳng Giới, góp phần thúc đẩy xu thế chung của khu vực là hợp tác, hòa bình và phát triển.

Một số đoàn lớn điển hình của Hội:

Năm 1997 có đoàn đại biểu của HLHPN VN tham dự Hội nghị lần thứ 35 của Ban lãnh đạo Liên đoàn phụ nữ ASEAN tại Brunei; đoàn đại biểu của Hội do Bà Trương Mỹ Hoa Chủ tịch HLHPN Việt Nam dẫn đầu tham dự cuộc họp của Ban lãnh đạo WIDF tại Pháp; đoàn đại biểu của Hội do Bà Lê Thị Thu – Phó Chủ tịch Hội dẫn đầu thăm hữu nghị Hội phụ nữ Lào.

Trong các đoàn ra năm 1998, tiêu biểu là Đoàn đại biểu phụ nữ Việt Nam gồm 41 người do Bà Hà Thị Khiết - Ủy viên Trung ương Đảng – Chủ tịch Hội làm trưởng đoàn và Bà Trương Mỹ Hoa, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội, Ủy viên Ban chấp hành Liên đoàn Phụ nữ Dân chủ thế giới làm cố vấn tham dự cuộc gặp gỡ đoàn kết phụ nữ thế giới diễn ra trọng thể tại La Habana (Cu Ba) cùng với sự tham gia của 3000 đại biểu với gần 100 nước trên khắp các châu lục. Cũng trong năm 1998, Đoàn đại biểu phụ nữ Việt Nam do bà Hà Thị Khiết làm trưởng đoàn đi dự cuộc họp lần thứ 25 của Ban lãnh đạo ACWO và Đại hội đồng lần thứ VIII của ACWO tại Singapo.

Năm 1999, Đoàn đại biểu phụ nữ Việt Nam do Bà Hà Thị Khiết, Chủ tịch Hội dẫn đầu đi dự Hội thảo phụ nữ ASEAN với chủ đề “Tầm nhìn phụ nữ ASEAN - Cải thiện nền kinh tế của chúng ta trong thiên niên kỷ mới” và cuộc họp lần thứ 27 của Ban lãnh đạo ACWO. Trong năm 1999, Hội cử cán bộ tham gia Hội nghị Phi chính phủ của phụ nữ Châu Á – Thái Bình Dương với chủ đề “Bình đẳng giới, phát triển và Hòa bình cho Thế kỷ XXI”, Hội nghị Bắc Kinh +5 tại Thái Lan…

Năm 2000, số lượng các đoàn lớn điển hình tăng: đoàn đại biểu Hội do bà

Nguyễn Thị Oanh, Phó Chủ tịch Hội dẫn đầu, tham gia hội nghị ban lãnh đạo WIDF họp tại Pari (Pháp); Đoàn đại biểu phụ nữ Việt Nam đại diện cho Ủy ban Quốc gia Vì sự tiến bộ của phụ nữ và HLHPNVN đi dự Diễn đàn toàn cầu các nhà lãnh đạo Chính trị nữ tại Manila, Philippin cùng với trên 300 đại biểu đại diện cho 48 nước trên thế giới; Đoàn đại biểu Việt Nam do bà Tôn Nữ Thị Ninh, trợ lý Bộ trưởng Bộ ngoại giao dẫn đầu tham dự hội nghị phụ nữ cộng đồng Pháp ngữ lần đầu tiên được tổ chức tại Lúc-xăm-bua (Bỉ) với chủ đề "Phụ nữ, quyền lực và phát triển" theo sáng kiến của Tổng thư ký Tổ chức Quốc tế Pháp ngữ B. Gali; Đoàn đại biểu cấp cao của Hội do Bà Hà Thị Khiết, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Hội dẫn đầu thăm hữu nghị chính thức nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào, thăm Ôxtrâylia …

- Đoàn vào:

Bắt đầu từ sau đổi mới , theo chủ trương đối ngoa ̣i mở rô ̣ng mối quan hê ̣ với tất cả các nước trên thế giới , HLHPNVN đã chính thức mời và đón tiếp nhi ều đoàn khách, đoàn đa ̣i biểu sang thăm Hô ̣i . Số lượng các đòan đa ̣i biểu do Hô ̣i mời sau năm 1991, tăng từ hơn 10 đoàn ở các năm trước lên đến hơn 20. Đặc biệt, từ năm 1996 đến năm 2000, chỉ riêng năm 1998 Hội đón 27 đoàn, các năm còn lại con số đoàn vào không dưới 40 đoàn.

Mục đích của các đoàn là vào tìm hiểu hoạt động của phụ nữ Việt Nam , tham gia hô ̣i thảo , hô ̣i nghi ̣, vào đánh giá thực hiện dự án , tổ chức tâ ̣p huấn cho phu ̣ nữ

Viê ̣t Nam, tìm hiểu khả năng hợp tác...

Mô ̣t số đoàn lớn vào thăm Hô ̣i trong những năm 1996 - 20001:

Từ sau 1996, việc đón tiếp khách quốc tế diễn ra thường xuyên hơn. Tại Đại hội Phụ nữ lần thứ VIII (1997) Hội đón tiếp 25 đoàn đại biểu từ các châu lục, gồm các Tổ chức phụ nữ của 22 quốc gia (có các quốc gia cách rất xa Việt Nam như Cu Ba, Chi Lê, Achentina…) và đại diện WIDF, Liên đoàn Ủy ban vì tự do và Liên đoàn các tổ chức phụ nữ ASEAN.

Hô ̣i đã đón nhiều đoàn đa ̣i biểu phu ̣ nữ vào dự các Hội thảo . Năm 1997, có các đoàn vào dự Hội thảo phụ nữ ASEAN với 23 đoàn, 28 khách; đoàn đại biểu vào

1Trước năm 1996, HLHPNVN đón số lượng rất ít các đoàn vào. Năm 1986, lần đầu tiên HLHPN VN vinh dự đón một số phụ nữ Singapo ; sau đó nhân dịp Đại hội Phụ nữ Việt Nam lần thứ VI (1987), lần thứ VII (1992), Hô ̣i đã tổ chức đón tiếp một số đoàn khách quốc tế, các phu nhân đại sứ , phóng viên báo, tổ chức cho các đoàn đa ̣i biểu đi tham quan , giúp họ hiểu biết thêm về đất nước, con người Viê ̣t Nam.

dự Hội nghị quốc tế “Alumni” do ACPD phối hợp tổ chức với 30 khách; đoàn Nhật Bản thăm dự án Quỹ tình thương và giao lưu văn hóa với 14 khách… Năm1999, tiến tới OLYMPIC SYNEY năm 2000 tại Ốxtrâylia, với sự giúp đỡ của Tổng lãnh sự quán Ôxtrâylia tại Thành phố Hồ Chí Minh, HLHPN VN đã tổ chức Hội thảo

“Ngày hội Phụ nữ với thể thao và hội thảo Việt - Úc” nhằm gặp gỡ giao lưu giữa các nữ vận động viên nổi tiếng của Việt Nam và các chuyên gia Ôxtrâylia trong lĩnh vực thể thao nhằm trao đổi cơ hội và trở ngại của phụ nữ Việt Nam – Ôxtrâylia trong hoạt động thể thao, kinh nghiệm hoạt động cũng như giáo dục thể thao học đường ở Việt Nam... Năm 2000, nhân sự kiện ngày 4/11/1999, Đại Hội Đồng Liên Hợp Quốc khóa 54 đã thông qua nghị quyết chính thức lấy ngày 25/11 hàng năm là ngày Quốc tế chống bạo lực đối với phụ nữ, Hội phối hợp với Đại sứ quán Niu-Zi- Lân tại Hà Nội tổ chức Hội thảo “Pháp luật và bạo lực trong gia đình đối với phụ nữ”. Hội thảo nhận được nhiều quan tâm từ phía quốc tế.

Các đoàn khách cấp cao của Hội trong những năm 1996 - 2000:

Năm 1996, Hô ̣i vinh dự đón Phu nhân thủ tướng Malaysia , Phu nhân thủ tướng Bỉ, Phu nhân thủ tướng Uzebekistan, Đại sứ liên minh Châu Âu , Bô ̣ trưởng Bộ nông nghiệp Pháp, Bà hoàng Xi ha núc, Bà hoàng Malaysia, Tổng Bí thư và Phó Tổng Bí thư Đảng Farebundomart... Năm 1997 có Phu nhân đại tướng , tham mưu trưởng Liên quân Cộng hòa Pháp (2/1997); Phu nhân các nguyên thủ quốc gia, phu nhân trưởng đoàn các nước tham dự Hội nghị cấp cao lần thứ VII – Các nước có sử dụng tiếng Pháp (7/1997); đoàn 22 phụ nữ chính quyền Bang Osaka - Nhật Bản đến thăm Hô ̣i . Năm 1998, Hô ̣i đón bà Kally Sullvian - Bộ trưởng về hợp tác và phát triển của AusAID đi thăm dự án “ Kế hoạch hóa gia đình” ở Ninh Bình; bà Anita Gradin - Ủy viên Liên hiệp Châu Âu đến tìm hiểu các hoạt động trong lĩnh vực phòng ngừa mại dâm , ma túy ở Việt Nam ; một số đại sứ mới sang nhận chức . Năm 1999, đến thăm Hội có một số đoàn lớn: đoàn của Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Niu-Zi- Lân, đoàn tổng đốc giám đốc IOM, đoàn Chủ tịch tổ chức Oxfam Mỹ, đoàn của Giám đốc phụ trách chương trình viện trợ cho Việt Nam của AUSAID, đại sứ Iran, đại sứ Hàn Quốc, đại sứ Úc, phu nhân của Chủ tịch thượng nghị viện Thụy Sỹ…

Năm 2000, Hội vinh dự đón bà Sylvie Jan - Chủ tịch WIDF, Chủ tịch Hội Phụ nữ Đoàn kết Pháp, Ủy viên Ban thường vụ Đảng Cộng sản Pháp cùng chồng là ông

Michel Laurent (Ủy viên Ban thường vụ Đảng Cộng sản Pháp) đến thăm và làm việc; Đoàn đại biểu của Lào, Campuchia và Philippin vào tham dự cuộc họp các Mạng lưới Phụ nữ trong Chính trị tiểu khu vực Mê – Kông; Đoàn đại biểu Hội Liên hiệp Phụ nữ Trung Quốc do bà Hoa Phúc Chu - Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Trung Quốc làm trưởng đoàn đến thăm HLHPNVN; Hoạt động đón tiếp Phu nhân Tổng thống Hoa Kỳ William Jeffer-son Clinton – bà Hillary Rodham Clinton; Hoạt động đón tiếp bà Irence Ashira Asshih-Aishass, Bộ trưởng Bộ các vấn đề xã hội, tiến bộ phụ nữ và bảo vệ trẻ em nước Cộng hòa Togo; Hoạt động đón tiếp bà Amb.Ger-trude I.Mongella, Chủ tịch tổ chức ủng hộ phụ nữ châu Phi (Tanzania).

Có thể thấy, HLHPNVN đã mở rô ̣ng quan hê ̣ với các tổ chức và các quốc gia trên thế giới. Không chỉ quan tâm phát triển mối quan hê ̣ với các nước XH CN, Hô ̣i phát triển với cả các nước và các tổ chức của các nước TBCN . Mối quan hệ đa phương và song phương của HLHPNVN ngày được mở rô ̣ng . Thông qua các hoa ̣t đô ̣ng đón tiếp, HLHPNVN đã có những đóng góp tích cực để ba ̣n bè quốc tế có cái nhìn đúng đắn về đất nước và con người Việt Nam trong thời kì đất nước đổi mới.

Công tác tổ chức các lớp tập huấn, hội thảo, hội nghị, trao tặng giải thưởng Trong những năm 1996 – 2000, công tác tổ chức các hô ̣ i thảo, hô ̣i nghi ̣ và

các lớp tập huấn của HLHPNVN có nhiều hoạt động:

HLHPNVN đã mở nhiều lớp tập huấn, tuy nhiên các lớp tập huấn chưa thực sự phong phú . Trong các năm từ 1996 đến 2000, hoạt động mở lớp tập huấn của HLHPNVN chủ yếu là nhằm hỗ trợ cho Hội Phụ nữ Lào và Campuchia trong đào tạo cán bộ, tăng cường tình đoàn kết hữu nghi ̣ giữa hai Hô ̣i phu ̣ nữ và giữa hai quốc gia. Hội đã tổ chức đào ta ̣o cho đoàn 20 cán bộ Hội Liên hiệp Phụ nữ Lào sang học ngắn hạn 3 tháng theo Bản thỏa thuận Hợp tác giữa hai nước (1998 - 2000). Vớ i Hô ̣i phu ̣ nữ Campuchia , trung tâm da ̣y nghề thành hô ̣i Phu ̣ nữ thành phố Hồ Chí

Minh đươ ̣c sự chỉ đa ̣o và cho phép của Trung ương HLHPNVN đã cử cán bô ̣ san g Campuchia giúp cho phu ̣ nữ hai tỉnh ở Campuchia về mô ̣t số kỹ năng tăng thu nhâ ̣p .

Ngoài ra, HLHPNVN tổ chức một số lớp tập huấn cho cán bộ hội, một số bộ, ngành nhằm nâng cao năng lực và trình độ trên các lĩnh vực quản lý, về lập kế hoạch, về giới… Năm 1996, Hội tổ chức 12 lớp tập huấn.2

Về tổ chức hội thảo, hội nghị phong phú về nội dung

Các hội thảo liên quan vấn đề địa vị chính trị và đời sống của phu ̣ nữ và trẻ

em gồm có Hội thảo phụ nữ ASEAN về “Vai trò của phụ nữ trong lãnh đạo và ra quyết định” (5/1997); Hội thảo “Phòng chống nạn buôn bán phụ nữ và trẻ em” do tổ chức Di cư quốc tế (IOM) và Sứ quán Hà Lan tài trợ; Hội thảo “Phụ nữ trong chính trị” được phối hợp với Sứ quán Thụy Điển tổ chức (11/1997); Hội nghị tổng kết đánh giá 2 năm sau Bắc Kinh được tiến hành (10/1997); đăng cai Cuộc họp Phụ nữ trong Chính trị của Tiểu vùng Mê Kông (9/2000); Hội thảo Việt Nam - Niu – Zi - Lân về “Chống bạo lực trong gia đình đối với phụ nữ”(2/2000).

Hô ̣i thảo liên quan tới đời sống kinh tế của phu ̣ nữ : Hội thảo Đào tạo nghề gắn liền với giải quyết việc làm cho phụ nữ (1996); Hội thảo đưa quan điểm giới vào công tác đào tạo nghề cho phụ nữ (1996); Hội thảo quốc gia về “tăng cường sự tham gia của phụ nữ vào phát triển kinh tế” (1996); Hội nghị phụ nữ điển hình xóa đói giảm nghèo toàn quốc nhân dịp ngày Quốc tế chống đói nghèo của Liên Hợp Quốc (10/1999).

HLHPNVN đã quan tâm tới vấn đề phu ̣ nữ làm kinh tế . Hội thảo Đông Dương về tăng cường sự tham gia của phụ nữ vào phát triển kinh tế ở Đông Dương với sự tham gia của 200 đại biểu của Việt Nam, Lào, Campuchia (1/1996); Hội thảo 3 nước Việt Nam, Trung Quốc, Hàn Quốc về tác động của công nghiệp hóa nhanh đối với phụ nữ (1996); Hội thảo quốc gia về “Tăng cường sự tham gia của phụ nữ vào phát triển kinh tế” với sự tham gia của 65 đại biểu trên toàn quốc (5/1996); Tổ chức tọa đàm “Khuôn khổ hội nhập của Phụ nữ trong APEC” (9/2000)…

HLHPNVN đã có nhiều đóng góp cho các hô ̣i nghi ̣ , hô ̣i thảo quốc tế. Trung ương Hô ̣i tích cực đóng góp cho kỳ ho ̣p thứ 2 của Ủy ban Quốc gia V ì sự tiến bộ của Phụ nữ , chuẩn bi ̣ cho Hô ̣i nghi ̣ cấp Bô ̣ trưởng Khu vực Châu Á - Thái Bình

2So với những năm 1986 – 1996, số lượng đã tăng lên nhiều. Từ năm 1986 đến 1996, với sự tài trợ của SIDA và UNICEF, HLHPNVN tổ chức được 5 lớp tập huấn về “Nhận thức giới và lập kế hoạch từ góc độ Giới” cho các cán bộ lãnh đạo các ban, ngành đoàn thể và các tỉnh và một số ít lớp tập huấn khác

Một phần của tài liệu đảng với hoạt động đối ngoại của hội liên hiệp phụ nữ việt nam tu nam 1996 den nam 2010 (Trang 43 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(163 trang)