Chương 1: ĐẢNG VỚI HOẠT ĐỘNG ĐỐI NGOẠI CỦA HỘI LIÊN HIỆP PHỤ NỮ VIỆT NAM TỪ NĂM 1996 ĐẾN NĂM 2000
1.2. Hoạt động đối ngoại của Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam
1.2.3. Hoạt động khai thác dự án, vận động viện trợ quốc tế
Trong công tác đối ngoa ̣i nhân dân , viê ̣c tranh thủ viê ̣n trợ để phát triển kinh tế – xã hội , đă ̣c biê ̣t là xóa đói giảm nghèo là mô ̣t trong những nô ̣i dung hết sức quan tro ̣ng đối với nước đang phát triển như Việt Nam. Đất nước trong những năm đầu đổi mới (1986 – 1996) đã đạt được những thành tựu trong phát triển kinh tế, tuy nhiên nhìn chung vẫn còn nhiều khó khăn thử thách , mỗi sự viê ̣n trợ của các nước ,
các tổ chức quốc tế và khu vực đều vô cùng quý giá . Bởi vậy, từ năm 1996 đến năm 2000, khi cơ hội mở rộng các mối quan hệ quốc tế được mở ra, Hội càng chú tro ̣ng khai thác các nguồn viê ̣n trợ vâ ̣t chất và khai thác các dự án , nhằm nâng cao hiê ̣u quả hoạt động đối ngoại nhân dân , hỗ trơ ̣ tích cực cho phong trào phu ̣ nữ Viê ̣t Nam , tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau và tình đoàn kết hữu nghi ̣ giữa nhân dân Viê ̣t Nam, phụ nữ Việt Nam với nhân dân và phụ nữ các nước trên thế giới.
- Về viện trợ vật chất
Trong những năm đầu thâ ̣p kỷ 90 (thế kỷ XX ), nhiều tổ chức phi chính phủ gồm các đoàn thể phụ nữ, các tổ chức xã hội, nhân đạo của các nước XHCN (là chủ yếu) và của một số cá nhân Mỹ , Ôxtrâylia, Pháp, Canada, Thụy Điển… đã viện trợ vật chất tạo thêm phương tiện hoạt động cho HLHPNVN, giúp trang bị cho một số cơ sở dạy nghề của Trung ương Hội và một số tỉnh Hội. Các tổ chức thuộc Liên Hơ ̣p Quốc (UNICEF, UNFPA, PAM…) qua các dự án hợp tác về vấn đề giáo dục bà mẹ, tuyên truyền kế hoạch hóa gia đình, hoạt động tăng thu nhập gia đình cũng đã viện trợ cho Hội.
Hội liên hiệp Phụ nữ Việt Nam đã có hoạt động tuyên truyền nhằm vận động dư luận quốc tế tài trợ cho Viê ̣t Nam . Năm 1996, hoạt động hưởng ứng “Ngày tiết kiệm vì phụ nữ nghèo” do Trung ương HLHPNVN phát động, Hội gửi thư kêu gọi cho ngoa ̣i giao đoàn Việt Nam , các tổ chức quốc tế, tổ chức chính phủ và phi chính phủ, đồng thời thông báo cho khách quốc tế tới thăm Hội . Kết quả, đã có 21 tổ chức và cá nhân gửi tiền ủng hộ, đại sứ quán Canada quyết định hỗ trợ 2 dự án với số tiền 20.000$.
- Về viện trợ vật chất
Công tác khai thác dự án là công viê ̣c được Hội hết sức quan tâm trong tình hình kinh tế đất nước còn nhiều khó khăn . Thông qua các h oạt động đối ngoại , Hô ̣i chủ động xây dựng các dự án và đề nghị các cá nhân , tổ chức quốc tế giúp đỡ, nhằm nâng cao đời sống của phu ̣ nữ Việt Nam. Hoạt động đối ngoại của Hội đã bước đầu tranh thủ được sự ủng hộ, giúp đỡ của các nước, các tổ chức quốc tế, phát triển các cơ sở, ưu tiên hỗ trợ phụ nữ nghèo, phụ nữ nông thôn gặp nhiều khó khăn.
Hoạt đô ̣ng mở rộng giao lưu hợp tác kinh tế của HLHPNVN là những
chuyến thăm giao lưu, học hỏi, tham khảo kinh nghiệm, tìm hiểu thị trường để phát triển kinh tế của Hội với các đối tác song phương và đa phương như: với Irắc, Cuba,
Anbani, Ba Lan, Lan, Lào, Italia... Bên cạnh đó, HLHPNVN cũng đã bắt đầu có những sự hợp tác kinh tế cụ thể với sự hỗ trợ của bạn bè quốc tế. Công tác đối ngoại tập trung cố gắng tranh thủ khai thác các loại dự án của các tổ chức chính phủ, phi chính phủ, các tổ chức xã hội nhân đạo, cá nhân.
Nô ̣i dung chủ yếu của các dự án là:
- Các dự án tạo việc làm tăng thu nhập cho gia đình, cho phụ nữ, xóa đói giảm nghèo - Các dự án chăm sóc sức khỏe bà mẹ trẻ em, giáo dục dinh dưỡng, vệ sinh môi trường, cung cấp nước sạch, phòng chống bệnh SIDA, kế hoạch hóa gia đình, phòng chống buôn bán phụ nữ và trẻ em…
- Các dự án đào tạo nâng cao trình độ cán bộ Hội trên nhiều phương diện - Các dự án tổ chức hội nghị, hội thảo…
- Dự án về học bổng cho học sinh nghèo vượt khó
- Dự án hỗ trợ khi phụ nữ hoặc trẻ em chịu thiên tai bất ngờ
Trên cơ sở những tro ̣ng tâm khai thác dự án như vâ ̣y , HLHPNVN đã tiến hành mở rộng quan hệ, khai thác các dự án.
Bảng 1.1: Số lƣợng các dự án HLHPNVN khai thác trong các năm 1996 - 2000
NĂM SỐ DỰ ÁN GHI CHÚ
1996 49 Tổng kinh phí: 5.342.924 USD và 26.590 đô la Úc 1997 37 24 đang thực hiện, 13 đang khai thác
1998 41 10 dự án tự khai thác, 31 dự án phối hợp với đơn vị khác
1999 91 Có 37 dự án mới
2000 110 19 dự án mới
- dự án chủ động khai thác được
- 5 dự án phối hợp với các ban khai thác được 18 dự án đang theo dõi và khai thác
46 dự án tham gia điều phối hoặc làm đầu mối
Nguồn: Báo cáo tổng kết của Ban Quốc tế từ năm 1996 đến năm 2000 (Lưu tại Phòng Lưu trữ, Trung ương HLHPNVN)
Như vậy, có thể thấy số lượng các dự án liên tục tăng lên trong các năm. Các dự án nhìn chung được triển khai tốt trong thực tiễn. Tuy nhiên, số dự án mà HLHPNVN trực tiếp và chủ động khai thác còn ít, đa phần vẫn cần phối hợp cùng
các đơn vị khác hoặc chỉ tham gia điều phối, làm đầu mối triển khai.
Trong hoàn cảnh đất nước còn nhiều khó khăn, mới chỉ bước đầu khẳng định được sức mạnh hoạt động của HLHPNVN với bạn bè quốc tế, Hội đã nhận được những nguồn vốn , hướng dẫn cách đầu tư phát triển kinh tế là điều rất đáng trân trọng. Các dự án do tổ chức và các nhân các nước tài trợ đều phục vụ cho hoạt động của Hội ở cơ sở. Nhìn chung, các dự án phù hợp với yêu cầu, tính chất của tổ chức tài trợ, đáp ứng nguyện vọng của phụ nữ. Năm 1995, sau khi Mỹ dỡ bỏ lệnh cấm vận, công tác đối ngoại của Hội có những tiếp cận với nhiều tổ chức mang tính kỹ
thuật, các tổ chức tài chính tiền tệ, các tổ chức doanh nghiệp quốc tế mà trước đó chưa có điều kiện tiếp cận.
Có thể thấy , trong mười năm (1996 – 2000), HLHPNVN đã khai thác sự tài trợ các nước, ở tất cả các cấp, với sự tham gia càng đông đảo của các tầng lớp phụ nữ. Những sự hợp tác này mang tính chất nền tảng tạo điều kiện phát triển cho giai đoạn sau. Nhờ những sự hỗ trợ thiết thực như vậy nên đời sống, việc làm của phụ nữ, đặc biệt là phụ nữ nghèo đã được cải thiện một bước, tiềm năng của phụ nữ Việt Nam đã được huy động dựa trên sự hỗ trợ của các nước, các khu vực, các tổ chức trên thế giới, đóng góp xứng đáng vào thành tựu phát triển nền kinh tế của đất nước, vào thực hiện thắng lợi công cuộc đổi mới, bước đầu thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Điều quan trọng là, qua việc thực hiện các dự án tại các cộng đồng thôn xã, đưa công tác ngoại giao nhân dân xuống tận cơ sở, Hội làm cho quốc tế hiểu hơn về phụ nữ Việt Nam, con người và đất nước Việt Nam hơn và chính điều đó đã hỗ trợ cho công tác đối ngoại của Đảng và Nhà nước.
Trong tình tra ̣ng vừa mới xóa thế bi ̣ bao vây cấm vâ ̣n , số lượng dự án còn chưa nhiều và chưa có các dự án lớn , mang tính chiến lược lâu dài , các dự án chưa thực sự thể hiện được thế và lực của phụ nữ Việt Nam trong tình hình mới.
HLHPNVN chưa thực sự chủ động trong việc tìm hiểu thông tin, liên hệ dự án và trực tiếp triển khai dự án. Trong hoạt động dự án còn một số tồn tại như việc kết hợp chỉ đạo, lập kế hoạch, theo dõi đánh giá dự án chưa được thực hiện đầy đủ như đã cam kết, một số dự án triển khai chậm, phần nào ảnh hưởng hưởng tới hiệu quả của dự án, ảnh hưởng uy tín của HLHPNVN
Tiểu kết
Sau khi chủ nghĩa xã hội sụp đổ ở Liên Xô và Đông Âu (1991), quan hệ quốc tế chuyển biến mạnh mẽ. Xu thế quốc tế hóa, toàn cầu hóa trở thành xu hướng chủ đạo trong quan hệ quốc tế. Việt Nam vừa thoát khỏi thế bị bao vây cô lập. Dựa trên đường lối đối ngoại đa phương hóa, đa dạng hóa của Đảng, HLHPNVN đề ra phương hướng chính và cụ thể trong chương trình đối ngoại. Những năm 1996 – 2000, công tác đối ngoại nhân dân của Hội đạt được nhiều thành tựu. Công tác nghiên cứu, tham mưu và tuyên truyền quốc tế đã được Hội quan tâm triển khai, thực hiê ̣n nhất quán , nhuần nhuyễn . Tích cực tham gia hoặc chủ động tổ chức các hội nghị, hội thảo tầm quốc tế, khu vực hay quốc gia với nhiều nội dung tương đối phong phú, từ đó nâng cao vị thế của phụ nữ Việt Nam trên trường quốc tế. Hội có những tiếp cận với nhiều tổ chức mang tính kỹ thuật, các tổ chức tài chính tiền tệ, các tổ chức doanh nghiệp quốc tế, các cá nhân… nhằm vận động viện trợ quốc tế và khai thác dự án, tạo nền tảng phát triển cho giai đoạn sau. Tuy còn khó khăn nhưng Hội đã mở rộng quan hệ đối ngoại song phương, đa phương với nhiều quốc gia, nhiều tổ chức khác nhau trên thế giới. Mặc dù còn một số hạn chế nhưng trên chặng đường 10 năm (1996 - 2000), những thành tựu trong công tác đối ngoại của HLHPNVN đã góp phần vào việc khẳng định đường lối đối ngoại mới của Đảng và phương hướng đối ngoại của HLHPNVN, phát huy những thuận lợi của đất nước tình trạng đất vừa thoát khỏi tình trạng bị bao vây cô lập và bước đầu mở cửa hội nhập; khẳng định vai trò của phụ nữ Việt Nam trong quá trình mở rộng giao lưu quốc tế của đất nước . Quá trình tiến hành hoạt động đối ngoại với nhiều lĩnh vực, HLHPNVN gióp phần tích cực trong quá trình phát triển của kinh tế hộ gia đình ở Việt Nam, xã hội được đổi mới , vấn đề đời sống kinh tế , sức khỏe sinh sả n, chống bạo lực gia đình... trong đời sống của phụ nữ được cải thiện , góp phần vào việc xóa đói giảm nghèo; đưa phụ nữ Việt Nam tiếp cận với những vấn đề mới có tính toàn cầu, từ đó tạo đà cho sự phát triển của đất nước.
Chương 2
ĐẢNG VỚI HOẠT ĐỘNG ĐỐI NGOẠI
CỦA HỘI LIÊN HIỆP PHỤ NỮ VIỆT NAM TỪ NĂM 2001 ĐẾN NĂM 2010
2.1. Những chuyển biến mới của tình hình thế giới, trong nước và chủ trương mới của Đảng, của Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam
2.1.1. Những chuyển biến mới của tình hình thế giới và trong nước
Trong những năm 2001 – 2010, tình hình thế giới và trong nước có những chuyển biến mạnh mẽ
Bước sang thế kỷ XXI, tình hình quốc tế tiếp tục có nhiều biến đổi và có những đặc điểm nổi bật. Khoa học và công nghệ có bước tiến nhảy vọt. Kinh tế tri thức có vai trò ngày càng chủ đạo trong quá trình phát triển lực lượng sản xuất. Toàn cầu hoá kinh tế là một xu thế khách quan, lôi cuốn ngày càng nhiều nước tham gia; xu thế này bị một số nước phát triển và các tập đoàn kinh tế tư bản xuyên quốc gia chi phối, chứa đựng nhiều mâu thuẫn, vừa có mặt tích cực vừa có mặt tiêu cực, vừa có hợp tác vừa có đấu tranh. Các mâu thuẫn cơ bản trên thế giới biểu hiện dưới những hình thức và mức độ khác nhau tồn tại và phát triển, có mặt sâu sắc hơn. Đấu tranh dân tộc và đấu tranh giai cấp tiếp tục diễn ra gay gắt. Thế giới đứng trước nhiều vấn đề toàn cầu mà không một quốc gia riêng lẻ nào có thể tự giải quyết nếu không có sự hợp tác đa phương như: bảo vệ môi trường, hạn chế sự bùng nổ về dân số, đẩy lùi những dịch bệnh hiểm nghèo, chống tội phạm quốc tế... Chủ nghĩa tư bản hiện đại đang nắm ưu thế về vốn, khoa học và công nghệ, thị trường, song không thể khắc phục nổi những mâu thuẫn vốn có, đặc biệt là mâu thuẫn giữa tính chất xã hội hoá ngày càng cao của lực lượng sản xuất với chế độ chiếm hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa về tư liệu sản xuất, mâu thuẫn giữa các nước tư bản phát triển và các nước đang phát triển. Các quốc gia độc lập ngày càng tăng cường cuộc đấu tranh để tự lựa chọn và quyết định con đường phát triển của mình. Chủ nghĩa xã hội trên thế giới, từ những bài học thành công và thất bại cũng như từ khát vọng và sự thức tỉnh của các dân tộc, có điều kiện và khả năng tạo ra bước phát triển mới. Theo quy luật tiến hoá của lịch sử, loài người nhất định sẽ tiến tới chủ nghĩa xã hội [59, tr. 478].
Trên cơ sở nắm vững xu thế của tình hình thế giới, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng (2001) dự báo : “Trong một vài thập kỷ tới, ít có khả năng xảy ra chiến tranh thế giới. Nhưng chiến tranh cục bộ, xung đột vũ trang, xung đột dân tộc, tôn giáo, chạy đua vũ trang, hoạt động can thiệp lật đổ, khủng bố còn xảy ra ở nhiều nơi với tính chất phức tạp ngày càng tăng. Hoà bình, hợp tác và phát triển là xu thế lớn, phản ánh đòi hỏi bức xúc của các quốc gia, dân tộc. Cuộc đấu tranh vì hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ, dân sinh, tiến bộ và công bằng xã hội sẽ có những bước tiến mới. Khu vực Đông Nam Á, Châu Á - Thái Bình Dương sau khủng hoảng tài chính - kinh tế có khả năng phát triển năng động nhưng vẫn tiềm ẩn những nhân tố gây mất ổn định” [59, tr. 480].
Về quan hê ̣ quốc tế , nổi lên đă ̣c điểm : quan hê ̣ giữa các nước lớn - nhân tố
rất quan tro ̣ng tác đô ̣ng đến sự vâ ̣n đô ̣ng và phát triển của thế giới có nhiều biến đổi.
Trong số khoảng hơn 220 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới, mô ̣t số cường quốc có sức chi phối lớn với chính tri ̣ , kinh tế thế giới , quan hê ̣ quốc tế đương đa ̣i . Căn cứ vào sức ma ̣nh tổng hợp , ảnh hưởng thực tế , các nước lớn là : Mỹ, Canada, Braxin, Nga, Đức, Anh, Pháp, Italia, Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ.
Các nước lớn và quan hệ giữa các nước lớn có vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển của thế giới . 11 nước lớn kể trên chiếm 1/3 lãnh thổ và hơn nửa dân số, 70% GDP thế giới . Phần lớn các nước là những cường quốc hàng đầu về
chính trị, kinh tế, khoa ho ̣c, công nghê ̣, giáo dục, quân sự. Hoa Kỳ, Anh, Pháp, Nga, Trung Quốc là Ủy viên Thường trực Hô ̣i đồng bảo an Liên Hợp Quốc. Nhóm G7 gồm Hoa Kỳ, Nhâ ̣t Bản, Đức, Anh, Pháp, Italia, Canada là những nước phát triển nhất.
Điều đáng quan tâm là các nước lớn không phải mô ̣t khối thống nhất mà là
mô ̣t tâ ̣p hợp đầy mâu thuẫn . Quan hê ̣ giữa các nước lớn gồm nhiều loa ̣i: đồng minh, liên kết, không liên kết, đối tác, đối thủ... hết sức phức ta ̣p. Tâ ̣p hợp các nước có thể
chia làm các nước Tư bản bản phát triển (G7) đứng đầu là Hoa Kỳ, và các nước còn lại (Trung Quốc , Nga, Ấn Đô ̣, Braxin). Hoa Kỳ đứng đầu các nước phát triển , là siêu cường quốc , chiếm khoảng 30% GDP thế giới (khoảng 11.000 nghìn tỷ/năm), có lực lượng quân sự mạnh nhất hành tinh . Năm 2004, Hoa Kỳ chi cho quốc phòng hơn 400 tỷ USD, chi phí quân sự của Hoa Kỳ bằng 40% chi phí quân sự toàn cầu . Những quyết sách của Hoa Kỳ có ảnh hưởng không nhỏ tới tình hình thế giới .
Những đặc điểm và xu thế trên thế giới luôn luôn vâ ̣n đô ̣ng biê ̣n chứng , đa dạng, phức ta ̣p và khó lường ta ̣o nên cu ̣c diê ̣n chính tri ̣ thế giới hiê ̣n nay và tác đô ̣ng trực tiếp ma ̣nh mẽ, tạo cơ hội lớn đan xen thách thức lớn đến sự nghiệp xây dựng và bảo vệ chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.
Ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương có những biến chuyển lớn
Khu vực Đông Nam Á, châu Á - Thái Bình Dương sau khủng hoảng tài chính - kinh tế có khả năng phát triển năng động nhưng vẫn tiềm ẩn những nhân tố gây mất ổn định. Cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2008 – 2009 và những hệ lụy của nó không trừ quốc gia nào và ảnh hưởng cho đến tận năm 2012. Tính đến năm 2012, quá trình phục hồi kinh tế thế giới vẫn gặp nhiều khó khăn, trắc trở hơn so với năm 2011. Khủng hoảng khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) tiếp tục diễn biến phức tạp, đẩy 10/17 nền kinh tế thành viên rơi vào suy thoái. Việc tốc độ tăng trưởng giảm ở tất cả các khu vực và nền kinh tế đầu tàu, kể cả Trung Quốc, khiến tăng trưởng kinh tế thế giới năm 2012 chỉ đạt khoảng 3,3%, (thấp hơn mức 3,6% năm 2011 và 5,1% năm 2010). Theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới (WB), khu vực Đông Á đang phát triển, không tính Trung Quốc, là một điểm sáng hiếm hoi của kinh tế toàn cầu. Sự phát triển nhanh chóng sau khủng hoảng của Indonesia, Malaysia, Philippines và Mianma sẽ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của khu vực lên 5,7% năm 2013 và 5,8% năm 2014. Khu vực Đông Á và Thái Bình Dương ước đoán tăng trưởng 7,5% năm 2012 và 7,9% năm 2013. Liên Hợp Quốc dự báo khu vực Đông Á và Nam Á sẽ tăng trưởng lần lượt 5,8% và 4,4%
trong năm 2012 và 6,2% và 5% năm 2013 [94, tr. 23]
Xét về cơ bản, tình hình chính trị - an ninh thế giới và khu vực trong những năm 2001 - 2012 tiếp tục duy trì hòa bình, hợp tác và phát triển. Hầu hết các nước đều mong muốn duy trì hòa bình, ổn định để tập trung phát triển kinh tế. Tuy nhiên, những năm này cũng chứng kiến nhiều diễn biến phức tạp trong môi trường an ninh quốc tế và khu vực. Tính đến năm 2012, Trung Đông tiếp tục là khu vực bất ổn, căng thẳng nhất trên thế giới với nội chiến Xiri, căng thẳng giữa các bên liên quan xung quanh vấn đề hạt nhân Iran và xung đột giữa Ixraen và phong trào Ha-mát tại Dải Ga-da. Cuộc khủng hoảng chính trị kéo dài ở Ai Cập cũng cho thấy các mâu thuẫn nội tại trong các quốc gia khu vực không dễ dàng được giải quyết chỉ bằng