Nguyên nhân của những thành tựu, hạn chế

Một phần của tài liệu đảng bộ huyện lập thạch lãnh đạo phát triển giáo dục phổ thông tu nam 1997 den nam 2012 (Trang 95 - 98)

CHƯƠNG 3: THÀNH TỰU, HẠN CHẾ, NGUYÊN NHÂN VÀ NHỮNG

3.3. Nguyên nhân của những thành tựu, hạn chế

Sở dĩ trong những năm qua sự nghiệp giáo dục phổ thông của huyện Lập Thạch đạt được những thành tựu như trên là do nhiều nguyên nhân, trong đó có các nguyên nhân chủ yếu sau:

Sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền là nhân tố cơ bản đảm bảo cho giáo dục phổ thông phát triển đúng dịnh hướng và có hiệu quả. Trên cơ sở nhận thức sâu sắc về đường lối giáo dục của Đảng, của các cấp ủy, chính quyền tỉnh Vĩnh Phúc, Đảng bộ huyện Lập Thạch đã vận dụng năng động, sáng tạo, có những biện pháp thiết thực, phù hợp với điều kiện của huyện. Các cấp ủy Đảng, chính quyền đã coi việc đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho sự phát triển nên đã thường xuyên quan tâm, chăm lo phát triển sự nghiệp giáo dục nhằm tạo ra nền tảng vững chắc để đào tạo nguồn lực có chất lượng.

86

Công tác xây dựng, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý, đội ngũ giáo viên các cấp đã được huyện hết sức coi trọng cả về chính trị, tư tưởng cho đến chuyên môn, nghiệp vụ. Hầu hết cán bộ quản lý đã được học tập chuyên môn nghiệp vụ quản lý giáo dục ở tỉnh và huyện. Chế độ chính sách đối với giáo viên cũng được tỉnh và huyện quan tâm giải quyết kịp thời. Hơn nữa, những năm gần đây, kinh tế xã hội của tỉnh Vĩnh Phúc nói chung và huyện Lập Thạch nói riêng tăng trưởng ở mức cao và ổn định đời sống vật chất, văn hóa tinh thần của nhân dân ngày càng được cải thiện, các ban, ngành, đoàn thể, các tổ chức xã hội, các doanh nghiệp và toàn dân chăm lo thiết thực cả về vật chất và tinh thần, góp phần quan trọng thúc đẩy sự phát triển của giáo dục huyện nhà.

Bản thân ngành giáo dục của huyện đã biết tận dụng các thuận lợi và phát huy nội lực, đổi mới quản lý, chú trọng đến quản lý chất lượng; thực hiện phong trào thi đua dạy tốt, học tốt với nhũng nội dung cụ thể, phù hợp, thiết thực vì vậy đã nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đại trà, tạo điều kiện tốt để phát hiện, bồi dưỡng học sinh giỏi, nâng cao chất lượng giáo dục mũi nhọn. Đại đa số các thầy giáo, cô giáo đều nhận thức rõ về trách nhiệm, có lòng tự trọng, tâm huyết với ngành, với học sinh. Học sinh ngày càng nhận được nhiều hơn sự chăm lo của gia đình, nhà trường và xã hội, có nhiều cơ hội để bộc lộ, phát triển tư duy tri thức, năng khiếu cá nhân trong một môi trường giáo dục được quan tâm cải thiện.

Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đạt được thì giáo dục phổ thông huyện vẫn bộc lộ nhiều hạn chế. Những hạn chế, yếu kém trên là do những nguyên nhân sau:

Trước hết đó là sự chuyển biến về nhận thức theo tinh thần của Nghị quyết Trung ương 2(khóa VIII) của Đảng bộ, chính quyền các cấp, nhân dân còn chưa sâu sắc, chưa toàn diện, từ đó dẫn đến hoạt động xã hội hóa giáo dục, đầu tư cho giáo dục còn hạn chế. Các nguồn lực đầu tư cho phát triển

87

giáo dục còn hạn chế chưa tương xứng với nhiệm vụ vừa phát triển quy mô, vừa nâng cao chất lượng giáo dục.

Thực tế trong giáo dục xuất hiện các mâu thuẫn nan giải giữa nhu cầu về phát triển số lượng và yêu cầu cao về chất lượng, giữa kế hoạch phát triển giáo dục với thị trường lao động, giữa đầu tư của nhà nước và đóng góp của nhân dân, giữa phân hóa giàu nghèo và những chính sách đảm bảo công bằng cho giáo dục. Nhà nước chưa có cơ chế, chính sách đủ mạnh giải quyết các vấn đề đầu tư, nhân sự, tài chính, đất đai cho giáo dục. Một số cấp ủy Đảng, chính quyền và ngay cả cơ quan quản lý giáo dục chưa quan tâm đầy đủ đến công tác xã hội hóa, còn tư tưởng ỷ lại trông chờ. Công tác quản lý có nơi còn kém hiệu quả, số ít cán bộ quản lý giáo dục thiếu năng động. Công tác thanh tra, kiểm tra còn mang tính hình thức, chậm phát hiện và thiếu kiên quyết trong xử lý các trường hợp vi phạm. Một số hiện tượng tiêu cực ngoài xã hội đã ảnh hưởng không tốt đến môi trường giáo dục trong nhà trường.

Do sự phát triển nhanh của quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa đặt ra nhiều yêu cầu bức thiết đối với giáo dục phổ thông, làm cho giáo dục chịu nhiều sức ép từ yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của huyện, của tỉnh và của cả nước; do cơ chế, chính sách về giáo dục và đào tạo có nhiều thay đổi, mặt trái của cơ chế thị trường có những tác động tiêu cực đến giáo dục.

Cấp ủy Đảng của huyện có lúc còn chủ quan, chưa thường xuyên đôn đốc, kiểm tra, giám sát việc tổ chức thực hiện các chỉ thị của Trung ương, của tỉnh và huyện về công tác giáo dục phổ thông. Hệ thống giáo dục phổ thông phát triển nhanh, trong khi điều kiện về cơ sở vật chất, ngân sách, đội ngũ giáo viên chưa đáp ứng yêu cầu. Việc huy động các nguồn lực đầu tư cho phát triển giáo dục còn hạn chế. Bệnh thành tích trong giáo dục tuy đã được khắc phục nhưng vẫn còn nặng nề đối với một bộ phận nhỏ cán bộ trong ngành giáo dục và phụ huynh học sinh.

88

Cùng với việc nhận rõ khó khăn, yếu kém, các kết quả đáng trân trọng mà giáo dục phổ thông phổ thông của huyện đạt được trong 15 năm qua là tiền đề quan trọng để ngành phát triển hơn nữa trong các năm tiếp theo.

Một phần của tài liệu đảng bộ huyện lập thạch lãnh đạo phát triển giáo dục phổ thông tu nam 1997 den nam 2012 (Trang 95 - 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)