CHƯƠNG 2. ĐẢNG BỘ TỈNH BÌNH PHƯỚC TĂNG CƯỜNG LÃNH ĐẠO CÔNG TÁC TÔN GIÁO TỪ NĂM 2006 ĐẾN 2010
2.2 Chủ trương, giải pháp mới của Đảng bộ và quá trình chỉ đạo thực hiện47
2.2.3 Quá trình chỉ đạo thực hiện
Thực hiện chủ trương của Đảng về công tác tôn giáo, từ năm 2006 đến năm 2010, Tỉnh ủy Bình Phước đã tổ chức 15 hội nghị có nội dung liên quan đến vấn đề tôn giáo, trong đó có 10 hội nghị trực tiếp quán triệt, triển khai nghị quyết, chỉ thị, kết luận của Trung ương về chủ trương, chính sách tôn giáo cho cán bộ thuộc diện Ban Thường vụ Tỉnh ủy quản lý, đồng thời Đảng bộ đã ban hành các văn bản chỉ đạo và kế hoạch 83, 84, 85 để thực hiện Kết luận số 57 – KL/TW ngày 03/11/2009 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện
Nghị quyết Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khoá IX)
“Về phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc vì dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh; về công tác dân tộc; về công tác tôn giáo”. Quá trình thực hiện công tác tôn giáo của Đảng bộ Bình Phước trong những năm 2006 - 2010 thể hiện tập trung ở những mặt hoạt động nổi bật như:
* Công tác quản lý nhà nước về tôn giáo
Trong thời gian này, UBND tỉnh đã ban hành nhiều văn bản để chỉ đạo, điều chỉnh, hướng dẫn các cơ quan chính quyền các cấp trong việc quản lý nhà nước về các hoạt động tôn giáo.
Vấn đề công tác QLNN về tôn giáo luôn được địa phương quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện. Nguyên nhân là do tình hình tôn giáo ở Bình Phước trong khoảng hơn 10 năm trở lại đây có nhiều diễn biến khá phức tạp, sự gia tăng cả về số lượng tôn giáo (năm 2000 có 6 tôn giáo đến 2006 có 8 tôn giáo), số lượng tín đồ (năm 1997 có khoảng 134.650 tín đồ [72], năm 2001 là 181.243 tín đồ, năm 2013 là 197.447 tín đồ), gây ra những tác động không nhỏ đến đời sống xã hội. Mặt khác, sự quản lý, điều hành của chính quyền một số nơi đối với tôn giáo có phần yếu kém, để xảy ra nhiều vụ việc hoạt động tôn giáo trái pháp luật; ví dụ như hoạt động biến gia thành tự của Bà Nghiêm Thị Hiền xã Phú Riềng, huyện Bù Gia Mập; hoạt động xây dựng cơ sở thờ tự trái phép diễn ra nhiều nơi… Thực tế đó đòi hỏi cần phải tăng cường công tác lãnh đạo của Đảng về tôn giáo, trong đó trước tiên là nâng cao hiệu quả công tác QLNN về tôn giáo.
Một trong lĩnh vực tôn giáo được chính quyền tỉnh Bình Phước quan tâm chú ý, đó là quản lý về đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các cơ sở tôn giáo. UBND tỉnh Bình Phước đã cho khảo sát, rà soát các cơ sở tôn giáo trên địa bàn tỉnh, những giáo xứ, nhà nguyện, chùa, tịnh xá, tịnh thất, niệm phật đường đã được nhà nước công nhận, cấp giấy quyền sử dụng đất, những cơ sở chưa hợp pháp, chưa được nhà nước công nhận. Trên
địa bàn tỉnh Bình Phước hiện nay có 218 cơ sở thờ tự hợp pháp, trong đó: 114 Phật giáo, 96 Công giáo, 6 Tin lành, 3 Cao đài, 01 Hồi giáo[61]. Có khoảng gần 200 cơ sở thờ tự xây dựng trái phép, trong đó 60 cơ sở Công giáo, 116 nhà nguyện Tin lành, còn lại là các tôn giáo khác.
Về quản lý nhà nước đối với việc xét duyệt, thành lập đơn vị tôn giáo cơ sở: Tôn giáo có thể nhân tôn giáo và pháp nhân tôn giáo. Thể nhân tôn giáo do các giáo hội, các tổ chức tôn giáo công nhận. Các pháp nhân tôn giáo, từ tổ chức giáo hội cơ sở trở lên, phải được nhà nước cấp phép hoạt động.
UBND tỉnh Bình Phước đã chấp thuận cho thành lập nhiều đơn vị tôn giáo cơ sở, năm 2005 – 2010 cho thành lập mới 80 cơ sở tôn giáo.
Về quản lý đất đai, cấp giấy đăng ký quyền sử dụng đất cho tôn giáo:
UBND tỉnh Bình Phước đã ban hành Quyết định số 01/2007/QĐ – UBND ngày 15/1/2007 về quy định hạn mức đất tôn giáo khi nhà nước giao đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn tỉnh. Quy định rõ mục đích, đối tượng, điều kiện để được cấp đất, hồ sơ, thủ tục xin đăng ký giao đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Hạn mức đất cấp cho tổ chức tôn giáo để xây dựng cơ sở thờ tự không quá 5000 m2/cơ sở thờ tự. Từ năm 2006 – 2010, UBND tỉnh đã ban hành các quyết định giao đất, cấp giấy chứng nhận cho 60 cơ sở thờ tự của đạo Công giáo, Phật giáo. Tính đến năm 2010, trên địa bàn Bình Phước có 168 cơ sở tôn giáo hợp pháp được Nhà nước công nhận (Phật giáo 96, Công giáo 63, Tin lành 5, Cao đài 3 và Hồi giáo 1), trong đó 155 cơ sở đã được giao đất với tổng diện tích 1.075.999,1 m2. Còn 13 cơ sở tôn giáo chưa được cấp giấy chứng nhận QSDĐ với tổng diện tích 46.614,4m2 [85] và đạo Baha’i, Tịnh độ cư sĩ Phật hội Việt Nam và Phật giáo Hòa Hảo chưa có cơ sở thờ tự (sinh hoạt tại gia). Vì các tôn giáo này chưa đủ cơ sở để được cấp đất xây dựng cơ sở tôn giáo theo quy định của pháp luật.
Về quản lý sinh hoạt, hoạt động tôn giáo: hàng năm Ban Tôn giáo tỉnh tham mưu UBND tỉnh chỉ đạo UBND các cấp hướng dẫn các tổ chức tôn giáo trên địa bàn đăng ký, khai báo với chính quyền chương trình mục vụ (hành
đạo) trong năm; khi cần tổ chức các ngày lễ hội, hay hoạt động xã hội phát sinh thì đăng ký với chính quyền để được hướng dẫn, giải quyết theo thẩm quyền. Những năm qua, chính quyền các cấp đã giải quyết nhiều vấn đề liên quan đến sinh hoạt, hoạt động tôn giáo, như thuận chủ trương để các tổ chức tôn giáo đưa người đi đào tạo ở các chủng viện, tu viện, các trường trung cấp, cao đẳng, đại học của tôn giáo; thuyên chuyển chức sắc, bổ nhiệm trụ trì, tấn phong giáo phẩm của các tôn giáo; tổ chức các nghi lễ …. Từ năm 2005 đến 2010, UBND tỉnh chấp thuận cho 75 công dân đi học tại các trường đào tạo của các tôn giáo, 162 trường hợp phong chức, phong phẩm, bổ nhiệm, bầu cử, suy cử, 290 thủ tục hoạt động tôn giáo ngoài chương trình đăng ký hàng năm, 24 thủ tục hội nghị, đại hội, 61 cuộc lễ ngoài cơ sở tôn giáo.
Về quản lý xây dựng các cơ sở tôn giáo: UBND tỉnh chấp thuận công nhận 168 cơ sở tôn giáo hợp pháp; tiếp nhận 181 hồ sơ xin xây dựng và đã xem xét cho 155 trường hợp xây dựng, sửa chữa nơi thờ tự, theo đúng quy định của pháp luật. Tuy nhiên, thời gian này chính quyền các cấp cũng đã xử lý nhiều trường hợp xây dựng cơ sở thờ tự trái phép, như vụ xây dựng và đặt tượng ở khu vực núi Bà Rá thị xã Phước Long (từ 2008 - 2010).
Về quản lý các hoạt động từ thiện tôn giáo: Hoạt động từ thiện là một trong những nội dung có trong hầu hết các giáo lý tôn giáo. Ngoài các giá trị từ thiện, ý nghĩa nhân văn, những việc làm này có giá trị mở rộng và tuyên truyền tôn giáo mạnh mẽ. Với chính sách đại đoàn kết dân tộc, chính sách phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, chính quyền tỉnh Bình Phước khuyến khích, biểu dương các tổ chức tôn giáo trong và ngoài tỉnh đến làm công tác từ thiện. Những năm qua các tổ chức, cá nhân tôn giáo đến ủng hộ, giúp đỡ người nghèo, gia đình có hoàn hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn Bình Phước về tiền của, vật chất quy ra tiền có giá trị hơn 5 tỷ đồng.
* Công tác vận động quần chúng
Các cấp chính quyền, MTTQ, các đoàn thể đã có nhiều hoạt động trong việc tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước trong các tầng
lớp nhân dân. Đổi mới nội dung, phương thức hoạt động, vận động nhân dân, đồng bào có đạo chấp hành chính sách pháp luật Nhà nước, tham gia các phong trào thi đua yêu nước, xây dựng cuộc sống tốt đời đẹp đạo; nâng cao ý thức tự lực tự cường, ra sức làm giàu chính đáng, thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ kinh tế, chính trị của tỉnh. Phát huy quyền làm chủ của nhân dân, thực hiện nghiêm túc quy chế dân chủ ở cơ sở. Phát huy tinh thần đoàn kết, truyền thống yêu nước của bà con tín đồ, thực hiện nghĩa vụ công dân đối với Tổ quốc; làm thất bại âm mưu chia rẽ khối đại đoàn kết của các thế lực thù địch.
Ủy ban MTTQ xây dựng chương trình công tác hướng dẫn các cấp cơ sở tuyên truyền, vận động các tôn giáo thực hiện phương châm sống “tốt đời, đẹp đạo”, vận động đồng bào tôn giáo chấp hành tốt chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, tích cực tham gia phát triển kinh tế - xã hội, củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc, tham gia thực hiện tốt cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”; phối hợp mở 03 lớp về kiến thức quốc phòng – an ninh cho 176 chức sắc, nhà tu hành các tôn giáo.
Các đoàn thể của tỉnh Bình Phước đã tổ chức các hoạt động tuyên truyền phổ biến nội dung nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của nhà nước trong đồng bào có đạo, đã tổ chức 1500 đợt tuyên truyền cho 79.000 lượt đoàn viên, hội viên, đồng thời phát triển đoàn viên, hội viên là người có đạo, tính đến năm 2010 có 78,2% người dân trong tỉnh tham gia các tổ chức đoàn thể [25].
Xây dựng hệ thống chính trị cơ sở vững mạnh, để làm tốt nhiệm vụ chính trị địa phương, trong đó có nhiệm vụ công tác tôn giáo. Đồng thời, xây dựng lực lượng cốt cán trong tôn giáo, gần gũi với tín đồ và nâng cao hiệu quả công tác tôn giáo. Để xây dựng lực lượng nòng cốt cốt cán, Tỉnh ủy Bình Phước đã có công văn số 320 – CV/TU ngày 21/5/2007 về việc xây dựng lực lượng cốt cán trong tổ chức Mặt trận và các đoàn thể nhân dân. Theo đó Ủy
ban MTTQ tỉnh Bình Phước đã xây dựng Đề án 01/2008 về xây dựng lực lượng nòng cốt trong vùng đồng bào có đạo, đồng bào dân tộc thiểu số. Mục tiêu của Đề án nhằm thực hiện Nghị quyết Đại hội X của Đảng về tăng cường củng cố khối đại đoàn kết dân tộc, thực hiện bình đẳng và tạo sự đồng thuận, đoàn kết giữa các dân tộc, các tôn giáo. Tuyên truyền vận động đoàn viên, hội viên, các tầng lớp nhân dân tích cực tham gia xây dựng chính quyền và phát triển kinh tế - xã hội. Xây dựng những người tiêu biểu, người có uy tín trong vùng đồng bào dân tộc, đồng bào có đạo để thông qua lực lượng này tuyên truyền, vận động đồng bào thực hiện tốt chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, các chương trình, dự án ở địa phương. Thông qua việc triển khai đề án nhằm củng cố kiện toàn tổ chức và đội ngũ cán bộ làm công tác tôn giáo, dân tộc của MTTQ, các đoàn thể ở cơ sở, không ngừng nâng cao trách nhiệm của đoàn thể nhân dân thực hiện các chương trình phối hợp về công tác vận động quần chúng; đồng thời chú trọng đến việc phát triển đoàn viên, hội viên và đảng viên trong vùng đồng bào có đạo, đồng bào dân tộc thiểu số để bổ sung nguồn cán bộ làm công tác dân vận, Mặt trận, đoàn thể ở cơ sở.
Phong trào thi đua của MTTQ, các đoàn thể tiếp tục đẩy mạnh. Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”,
“Phụ nữ sáng tạo, đảm đang nuôi dạy con giỏi”, “Nông dân sản xuất kinh doanh giỏi”; “Cựu chiến binh làm kinh tế giỏi”, Đoàn thanh niên có phong trào “5 xung kích, 4 đồng hành”, Hội chữ thập đỏ “Mỗi tổ chức cá nhân gắn với một địa chỉ nhân đạo”, “Bếp cơm tình thương”,... tiếp tục đạt được nhiều kết quả. Thông qua các phong trào, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể đã thu hút đông đảo quần chúng tín đồ vào tổ chức đoàn thể và động viên chức sắc, tín đồ hoạt động tôn giáo gắn với dân tộc, xây dựng khối đại đoàn kết trên địa bàn dân cư, góp phần phát triển kinh tế - xã hội.
Trong các dịp lễ Phật đản, Vu Lan, Phục sinh, Giáng Sinh, Tết Chol Chnăm Thmây của đồng bào Khơme..., chính quyền và các ban ngành đoàn thể đều tổ chức các đoàn đến thăm, tặng quà cho các tổ chức, cá nhân tôn giáo
tiêu biểu. Qua đó thể hiện sự quan tâm của cấp ủy, chính quyền đối với đời sống tinh thần của đồng bào có đạo. Từ đó động viên, khuyến khích chức sắc, tín đồ các tôn giáo có nhiều đóng góp hơn nữa đối với sự ổn định và phát triển của Bình Phước.
Các tổ chức tôn giáo trên địa bàn Bình Phước ngày càng tích cực đối với các hoạt động từ thiện nhân đạo, tiêu biểu là Phật Giáo, các chùa, tịnh thất đã xây dựng bếp cơm tình thương, để nấu ăn miễn phí cho các bệnh nhân nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn. Riêng Chùa Quang Minh (thị xã Đồng Xoài) hàng ngày cung cấp miễn phí 200 – 300 suất cơm cho thân nhân và bệnh nhân tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Phước; các tăng, ni phật tử trong tỉnh cũng thường xuyên phối hợp với tổ chức Phật Giáo ở Thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Đồng Nai vận động các nhà hảo tâm, mạnh thường quân các nơi ủng hộ tiền, gạo, mắm, muối, bột ngọt, mì tôm, dầu ăn,.. trị giá hàng trăm triệu đồng để tặng cho đồng bào dân tộc thiểu số ở các nơi vùng sâu, vùng xa, biên giới.
* Công tác đấu tranh chống lợi dụng tôn giáo
Quan điểm xuyên suốt của Đảng bộ tỉnh là “giữ vững ổn định an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng an ninh, nâng cao đời sống của các tầng lớp nhân dân, thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, để phấn đấu đến năm 2020 cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại”[24]. Do đó mọi hành vi, hoạt động xâm hại đến an ninh quốc gia, chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc, mối quan hệ gắn bó giữa Đảng, nhà nước với nhân dân sẽ bị xử lý nghiêm minh.
Trong những năm 2006-2010, các vụ việc tôn giáo nổi cộm ở Bình Phước xoay quanh 4 nhóm vấn đề sau:
Thứ nhất, đó là vấn đề truyền đạo, lôi kéo tín đồ trái quy định pháp luật. Nhất là đối với đạo Tin lành, các mục sư từ nơi khác đến không đăng ký khai báo với chính quyền, tổ chức nhóm họp người dân để giảng đạo, hướng
dẫn sinh hoạt đạo và lập hội, lập nhóm ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng biên giới.
Thứ hai, vấn đề đất đai, xây dựng, cơi nới, dựng tượng, am, miếu, nhà thờ, nhà nguyện trái pháp luật. Các hoạt động này diễn ra ở hầu hết các tôn giáo, trong đó tập trung nhiều nhất là ở đạo Tin lành. Các cơ sở thờ tự này được xây dựng trái quy định, không xin phép chính quyền. Một số cơ sở thờ tự bị biến tướng từ nhà ở thành nơi thờ tự “biến gia thành tự”.
Thứ ba, nội bộ một số tôn giáo mất đoàn kết, tranh giành phạm vi ảnh hưởng đối với tín đồ, làm ảnh hưởng đến ANTT địa phương.
Thứ tư, vấn đề âm mưu “diễn biến hòa bình”, lợi dụng Tin lành, tuyên truyền Tin lành Đề ga, để chống phá sự nghiệp cách mạng của Đảng, Nhà nước ta.
Trước những vấn đề nổi cộm trong tôn giáo, cấp ủy Đảng ở Bình Phước đã chỉ đạo hệ thống các cơ quan chuyên trách triển khai các biện pháp, xử lý khoanh vùng, không để tạo điểm nóng. Tiến hành rà soát lại vấn đề nhà đất liên quan đến nguồn gốc tôn giáo trên địa bàn tỉnh; định hướng cho các chức sắc, nhà tu hành đấu tranh bác bỏ những luận điệu, thông tin xuyên tạc về tình hình tôn giáo ở địa bàn tỉnh. Đồng thời, triển khai các công tác tuyên truyền, các nghiệp vụ, ngăn chặn các phần tử xấu lôi kéo, dụ dỗ tín đồ, chức sắc trên địa bàn tỉnh kéo về các địa phương đang có “điển nóng” tôn giáo, khi tình hình tôn giáo ở trong nước xảy ra các vụ việc như: 42 Nhà Chung, 178 Nguyễn Lương Bằng, Bát Nhã – Lâm Đồng.
Cùng với đó, các cấp, các ngành triển khai các biện pháp nghiệp vụ nắm bắt tâm tư, tình cảm của đồng bào dân tộc, chức sắc, tín đồ các tôn giáo đối với việc thực hiện các chủ trương, chính sách của địa phương. Tỉnh ủy đã ban hành quyết định thành lập các đoàn khảo sát, đánh giá tình hình hoạt động các tôn giáo trên địa bàn tỉnh Bình Phước như: Năm 2008, Tỉnh ủy ban hành kế hoạch khảo sát đánh giá tình hình đời sống của đồng bào dân tộc thiểu số ở tỉnh Bình Phước; năm 2009 khảo sát tình hình hoạt động của đạo Tinh lành;