Công tác tổ chức, tuyên truyền

Một phần của tài liệu công tác vận động phụ nữa của đảng bộ tỉnh vĩnh phúc tu nam 1997 den nam 2010 (Trang 21 - 38)

1.2. Hiện thực hoá chủ trương của Đảng bộ

1.2.1. Công tác tổ chức, tuyên truyền

Quán triệt tình hình nhiệm vụ chung do Trung ương Hội LHPN đề ra, đặc biệt là căn cứ tình hình thuận lợi và khó khăn của Hội LHPN tỉnh trong năm đầu tái lập tỉnh, được Tỉnh uỷ chỉ đạo, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Vĩnh Phúc tổ chức Đại hội đại biểu lần thứ X nhiệm kỳ 1997 - 2001 từ ngày 25 đến ngày 27 tháng 3 năm 1997.

Đại hội đề ra phương hướng, nhiệm vụ nhiệm kỳ 1997 - 2001 với mục tiêu chung của phong trào là “ Đoàn kết rộng rãi các tầng lớp phụ nữ, phát huy mọi tiềm năng, sức sáng tạo và phẩm chất tốt đẹp của phụ nữ trong các hoạt động kinh tế, xã hội nhằm góp phần cải thiện đời sống vật chất , tinh thần, nâng cao kiến thức mọi mặt cho phụ nữ , thực hiện nam - nữ bình đẳng , góp phần thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước , xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Xây dựng người phụ nữ Vĩnh Phúc có sức khoẻ, kiến thức, năng động, sáng tạo, biết làm giàu chính đáng, quan tâm đến lợi ích của xã hội và cộng đồng, có lòng nhân hậu, xây dựng gia đình ấm no, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc. Xây dựng tổ chức và đội ngũ cán bộ Hội ngày càng vững mạnh để phát huy vai trò đại diện, chăm lo bảo vệ quyền lợi hợp pháp và chính đáng của phụ nữ” [39, tr.12].

Đại hội đề ra 5 chương trình hành động trọng tâm, cụ thể là:

- Chương trình nâng cao kiến thức, trình độ và năng lực cho phụ nữ - Chương trình hỗ trợ phụ nữ tạo việc làm, tăng thu nhập

- Chương trình chăm sóc sức khoẻ phụ nữ, trẻ em, thực hiện sinh đẻ có kế hoạch, nuôi dạy con tốt, xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc

- Chương trình xây dựng tổ chức Hội vững mạnh, góp phần chăm lo đào tạo cán bộ hội, cán bộ nữ

- Chương trình nghiên cứu và kiểm tra giám sát

Đại hội bầu Ban Chấp hành Hội LHPN tỉnh khoá X gồm 27 đồng chí, BCH bầu Ban thường vụ gồm 09 đồng chí. Tại Đại hội, Tỉnh uỷ, HĐND, UBND tỉnh đã tặng Hội LHPN tỉnh bức trướng: "Đoàn kết, trí tuệ, nhân hậu và phát triển".

Dưới sự chỉ đạo Đảng bộ, của Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh, các cấp hội tiến hành công tác tuyên truyền, giáo dục sâu rộng trong chị em hội viên những chủ trương, chính sách lớn của Đảng, Nhà nước về phát triển kinh tế, xã hội, văn hoá, an ninh quốc phòng; những chủ trương, chính sách có liên quan đến phụ nữ và trẻ em do Đại hội VIII của Đảng, Đại hội XII của Đảng bộ tỉnh đề ra; nội dung, chương trình hoạt động của Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam do Đại hội VIII của Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam đề ra; nội dung, chương trình hoạt động của Hội Liên hiệp phụ nữ Vĩnh Phúc do Đại hội X của Hội Liên hiệp Phụ nữ Vĩnh Phúc đề ra cho giai đoạn 1997 - 2001; mười một mục tiêu của Chiến lược VSTB của phụ nữ Việt Nam đến năm 2000;

mười một mục tiêu chiến lược VSTB của phụ nữ tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2000….

Sau đó, chị em trong tỉnh được học tập tinh thần các Nghị quyết BCH Trung ương khoá VIII. Đặc biệt là Nghị quyết Hội nghị lần thứ 2 BCH Trung ương Đảng về định hướng chiến lược phát triển Giáo dục - Đào tạo trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá và nhiệm vụ đến năm 2000; Chỉ thị 27 - CT/TW của Bộ chính trị;

Chỉ thị 03 - CT/TW của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ về việc cưới, việc tang, lễ hội, mừng thọ, kỷ niệm ngày truyền thống; Quy chế dân chủ cơ sở; các luật mới về thuế, luật Hôn nhân và Gia đình sửa đổi; dự thảo văn kiện Đại hội đại biểu phụ nữ toàn quốc lần thứ IX, nội dung 2 phong trào do Trung ương Hội phát động….

Việc tuyên truyền, giáo dục truyền thống cách mạng, truyền thống yêu nước, ... cho chị em được gắn với những hoạt động kỷ niệm những ngày lễ lớn của dân tộc, của Đảng, của địa phương. Riêng năm 2000, công tác tuyên truyền, giáo dục truyền thống cách mạng, truyền thống yêu nước, truyền thống Hội đã diễn ra rất sôi nổi nhân kỷ niệm 70 năm thành lập Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam, 50 năm ngày thành lập tỉnh Vĩnh Phúc….

Công tác tuyên truyền giáo dục được tiến hành thường xuyên góp phần củng cố, nâng cao nhận thức chính trị, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, hiểu biết về pháp luật cho phụ nữ, giúp chị em tự tin, vươn lên tham gia các hoạt động xã hội, làm chủ cuộc sống.

Bên cạnh kiến thức về chính trị và pháp luật, kiến thức về những lĩnh vực khác, nhất là kiến thức về giới, chăm sóc sức khoẻ phụ nữ và trẻ em, dân số - kế hoạch hoá gia đình, tổ chức cuộc sống gia đình, nuôi con theo khoa học, phòng chống dịch bệnh, phòng chống tệ nạn xã hội, khoa học kỹ thuật, bảo vệ môi trường… cũng thường xuyên được tuyên truyền, giáo dục trong chị em phụ nữ bằng những hình thức như mít tinh, toạ đàm, hội thi, gặp mặt nhân các ngày lễ lớn; Hội LHPN tỉnh phối hợp với các ngành chức năng tổ chức tốt các hoạt động lồng ghép trong các chiến dịch truyền thông để giáo dục phụ nữ theo các chuyên đề; nhân rộng các mô hình CLB phụ nữ, hội thi, thi tìm hiểu, tập trung xây dựng mạng lưới báo cáo viên , tuyên truyền viên của Hội ; đẩy mạnh công tác tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng ; coi trọng cải tiến hình thức và nâng cao c hất lượng, hiệu quả tuyên truyền của tài liệu , thông tin tuyên truyền của Hội ; tích cực phối hợp với các ngành chức năng tổ chức các lớp học tình thương , xây dựng quỹ

khuyến học, vận động trẻ em bỏ học trở lại trường, tổ chức các lớp xoá mù chữ ….

Đặc biệt mô hình CLB phụ nữ đã được khẳng định là mô hình có sức hấp dẫn, thu hút đông đảo mọi tầng lớp phụ nữ tham gia. Năm 1997, toàn tỉnh mới có 203 câu lạc bộ phụ nữ, đến 2000 đã có tới 558 câu lạc bộ phụ nữ [3, tr.313].

Trong những năm 1997 - 2000, các cấp Hội tăng cường sử dụng các xuất bản phẩm, phối hợp với các cơ quan thông tin đại chúng ở địa phương và Trung ương xây dựng chương trình, đăng tin, bài, sử dụng đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên trong công tác giáo dục, tuyên truyền, phổ biến kiến thức mọi mặt cho phụ nữ.

Ngoài cuốn Thông tin tuyên truyền xuất bản định kỳ hàng quý, năm 1998 Hội LHPN tỉnh phối hợp với Ban VSTBPN Vĩnh Phúc biên soạn, phát hành tin Phụ nữ và tiến bộ với số lượng 3000 bản chuyển đến các cấp uỷ Đảng, chính quyền, ban ngành và đoàn thể. Năm 1999, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh đã tiếp nhận 7.800 cuốn Những điều cần cho sự sống từ Trung ương Hội để chuyển đến 100% cơ sở Hội.

Hơn 10 năm (1989-1999), cuốn Những điều cần cho sự sống đã đem lại những thay đổi lớn trong nhận thức của phụ nữ và cuả các gia đình về chăm sóc sức khỏe của phụ nữ và trẻ em; làm thay đổi đánh giá của các cấp ủy Đảng, chính quyền, các ngành về vai trò hoạt động của Hội và phong trào phụ nữ ở địa phương. Những kiến

thức trong cuốn sách đã làm giảm tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng từ 49,8% (năm 1989) xuống còn 31,55% (tháng 6 năm 2000), tỷ lệ phụ nữ được khám thai đủ 3 lần từ 33,8% tăng lên 72%; tỷ lệ trẻ em được tiêm phòng vác xin đủ liều từ 73,8% tăng lên 98,3% trong thời gian tương ứng; sức khỏe trẻ em và phụ nữ nhất là ở nông thôn, vùng sâu, vùng xa được cải thiện rõ rệt và ngày càng được đảm bảo [3, tr314].

Hội LHPN tỉnh còn phối hợp với Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy đưa chủ trương, nội dung hoạt động của Hội tới các chi bộ, Đảng bộ cơ sở trong toàn tỉnh thông qua cuốn Thông tin sinh hoạt chi bộ, Phối hợp với báo Vĩnh Phúc và Đài truyền hình Trung ương xây dựng chương trình "Phụ nữ Vĩnh Phúc với chương trình dân số - kế hoạch hóa gia đình", phóng sự " Phụ nữ Vĩnh Phúc hướng về Đại hội", Phối hợp với Đài Tiếng nói Việt Nam xây dựng chương trình "Phụ nữ Vĩnh Phúc với công tác chăm sóc, giáo dục trẻ em và dân số - kế hoạch hóa gia đình", Hàng năm phối hợp với Đài Phát thanh Truyền hình tỉnh thực hiện các phóng sự về phụ nữ ...

Tuyên truyền giáo dục thông qua các phương tiện đại chúng, bằng các xuất bản phẩm đã đem lại hiệu quả cao.

Hội LHPN tỉnh tổ chức các lớp tập huấn bồi dưỡng kiến thức, nâng cao năng lực cho phụ nữ. Từ năm 1997 đến năm 2000, các cấp hội đã mở 4.977 lớp tập huấn các loại cho 961.208 lượt chị em phụ nữ, 39 lớp xoá mù chữ cho 1.832 chị em [3, tr. 315].

Đăng ký thực hiện các công trình, sản phẩm chào mừng Đại hội Đảng, Đại hội phụ nữ các cấp cũng là một hình thức mới, linh hoạt, góp phần nâng cao năng lực của phụ nữ. Năm 2000, đã có 527 công trình, sản phẩm do phụ nữ thực hiện [3, tr.315]. Việc đăng ký tham gia 2 phong trào thi đua do Trung ương Hội phát động với 5 tiêu chuẩn đã thúc đẩy phụ nữ vươn lên, nỗ lực học tập, phấn đấu, nâng cao kiến thức, năng lực của mình đáp ứng yêu cầu công tác. Chị em đã tích cực tham gia các lớp truyền đạt thông tin khoa học - kỹ thuật, trao đổi kinh nghiệm, tham gia học tập các điển hình sản xuất giỏi. Nhiều chị em là cán bộ hội đã tích cực tự học nâng cao trình độ văn hoá, chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng tư vấn truyền thông. Chị em phụ nữ khối công nhân viên chức tích cực học tập nâng cao tay nghề, trình độ chuyên môn, trình độ tin học, ngoại ngữ.

Năm 1999, số chị em đăng ký thực hiện tiêu chuẩn “Tích cực học tập” là 110.849 chị, 75% số chị đăng ký đạt tiêu chuẩn này. Năm 2000, số chị đăng ký là

132.627, có 82,7% đạt tiêu chuẩn. Các huyện đạt tỷ lệ cao là Mê Linh, Lập Thạch và thị xã Vĩnh Yên [3, tr.316].

1.2.2. Chỉ đạo các phong trào hành động của phụ nữ

Trong những năm 1997 - 2000, Chương trình vận động phụ nữ nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ, hỗ trợ phụ nữ tạo việc làm, tăng thu nhập, tiếp tục đi vào chiều sâu, đem lại những kết quả khả quan, tác động tích cực đến sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Với mục tiêu tìm các nguồn vốn hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế gia đình, các cấp hội chủ trương khai thác nguồn vốn trong và ngoài nước, các cơ sở hội tiếp tục đứng ra tín chấp các Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ngân hàng phục vụ người nghèo… cho phụ nữ vay vốn. Trong 4 năm 1997 - 2000, các cấp hội đã tín chấp cho gần 10 vạn phụ nữ nghèo vay vốn với tổng số tiền 117.000 triệu đồng để phát triển kinh tế gia đình [3, tr.317].

Các cấp hội đã tranh thủ các nguồn vốn từ Quỹ quốc gia tạo việc làm qua hệ thống của Trung ương Hội, qua uỷ ban nhân dân các huyện, thị cho chị em vay (năm 1997) là 212 triệu đồng, năm 1999 là 375 triệu đồng) [3, tr.317].

Nguồn vốn tại chỗ được khai thác, huy động chủ yếu thông qua việc nhân rộng các nhóm phụ nữ tiết kiệm theo mô hình tín dụng - tiết kiệm. Năm 1997 cả tỉnh có 691 nhóm, năm 1998 tăng lên 1.035 nhóm, năm 2000 số vốn huy động từ các nhóm lên đến 2.183,5 triệu đồng và 8.564 lượt phụ nữ đã được vay vốn từ nguồn này [3, tr.317]. Nguồn vốn từ phong trào “Ngày tiết kiệm vì phụ nữ nghèo”

được huy động từ việc vận động gửi tiết kiệm không lấy lãi. Năm 1997, Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh phối hợp với Công ty xổ số kiến thiết Vĩnh Phúc phát hành đợt xổ số “Vì phụ nữ nghèo” kết quả Hội có thêm 63 triệu bổ sung vào quỹ “Ngày tiết kiệm vì phụ nữ nghèo”, nâng số vốn của quỹ lên 114 triệu, giúp cho 1.120 phụ nữ nghèo được vay [3, tr.318].

Từ năm 1998, hàng năm có hàng nghìn chị em được vay vốn để sản xuất, kinh doanh từ nguồn vốn quốc tế được cấp Hội khai thác từ các dự án, các tổ chức:

SIDA (Thuỵ Điển); quỹ TYM; dự án “Tăng thu nhập xoá mù chữ” của UNICEF;

dự án tín dụng tiết kiệm Việt - Bỉ...

Cùng với việc huy động vốn, công tác quản lý, điều hành vốn được các cấp hội tiến hành chặt chẽ, đưa đồng vốn đến đúng đối tượng, đảm bảo an toàn nguồn vốn, được sử dụng đúng mục đích, có hiệu quả kinh tế và hoàn trả đúng thời hạn.

Phong trào phụ nữ giúp nhau có địa chỉ được thường xuyên duy trì. Năm 1997, có 95% sở hội, năm 1998 trở đi 100% cơ sở hội đã tham gia phong trào này.

Mỗi cơ sở hội đăng ký giúp 5 hộ trở lên có chuyển biến kinh tế. Từ năm 1997 đến năm 2000, đã có tổng cộng 5.904 hộ phụ nữ nghèo được giúp đỡ, 87% hộ kinh tế đã có sự chuyển biến tích cực [3, tr.319].

Cùng với phong trào giúp nhau có địa chỉ, với tinh thần "lá lành đùm lá rách", giúp nhau vượt qua hoạn nạn, khó khăn, chị em đã giúp nhau tiền, thóc giống, ngày công... để góp phần khắc phục thiên tai, lũ lụt. Từ năm 1997 đến năm 2000, chị em trong tỉnh đã giúp nhau 3.330 triệu đồng, 258 chỉ vàng, 41.550 con giống, 314.057kg thóc giống, 374.023 kg lương thực, 84.907 ngày công, giúp nhau tranh, tre, lá, nứa để cùng nhau vượt qua hậu quả thiên tai [3, tr.319].

Với mục tiêu giúp chị em có kiến thức và việc làm ổn định, các cấp Hội luôn quan tâm duy trì thường xuyên công tác chuyển giao khoa học - kỹ thuật, dạy nghề.

Các cấp Hội đã phối hợp với các cơ quan chức năng tổ chức các lớp tập huấn cho cán bộ hội viên: Phối hợp với Ngân hàng phát triển nông nghiệp và nông thôn, tổ chức các lớp tập huấn về kỹ năng lập các dự án, quản lý vốn; phối hợp với các trung tâm khuyến nông, chi cục bảo vệ thực vật, thú y tổ chức các lớp tập huấn kiến thức cây, con; hướng dẫn chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi....; hướng dẫn phát triển nghề nghiệp; xây dựng mô hình tổ "Phụ nữ làm kinh tế giỏi".

Các tầng lớp phụ nữ, với vai trò nòng cốt của Hội LHPN tỉnh, đã tham gia tích cực, có hiệu quả, đóng góp quan trọng vào thành tựu phát triển kinh tế, xã hội nâng cao đời sống, giữ vững ổn định chính trị, tăng cường quốc phòng, an ninh trên địa bàn tỉnh.

- Trong lĩnh vực kinh tế, đời sống việc làm:

Trong sản xuất nông, lâm nghiệp, với 68% lực lượng lao động, phụ nữ đã có nhiều đóng góp quan trọng vào thành tựu sản xuất nông, lâm nghiệp của tỉnh. Từ năm 1997 đến năm 2000, thực hiện chủ trương của tỉnh về chuyển dịch cơ cấu cây

trồng, vật nuôi theo hướng tăng tỷ lệ cây công nghiệp , cây ăn quả và các loại cây con có giá trị kinh tế cao, chị em phụ nữ nông dân với vai trò chủ đạo trong sản xuất nông, lâm nghiệp tích cực hăng hái tham gia các chương trình kinh tế trọng điểm của địa phương như: dồn ghép ruộng đất; chuyển đổi hợp tác xã nông nghiệp theo luật; kiên cố hoá kênh mương; cải tạo vườn tạp, chị em đã phát huy tính tự chủ của đơn vị kinh tế hộ gia đình, tích cực lao động, tìm tòi, học hỏi phương thức làm ăn mới, mạnh dạn áp dụng tiến bộ KHKT vào sản xuất, đặc biệt chị em đã tham gia các hoạt động khuyến nông, khuyến lâm do các cấp Hội phụ nữ phối hợp với ngành nông nghiệp tổ chức các mô hình: câu lạc bộ IPM, câu lạc bộ nuôi trồng thuỷ sản, các mô hình trình diễn chuyển giao KHKT, mô hình: Tổ phụ nữ làm kinh tế giỏi, các lớp tập huấn, hội nghị chuyển giao KHKT, hội nghị tham quan đầu bờ được các cấp Hội phối hợp tổ chức đã khuyến khích thu hút hàng chục ngàn phụ nữ nông dân tham gia, có tác dụng thiết thực giúp chị em tạo ra sản phẩm cây trồng , vật nuôi có giá trị kinh tế cao; tăng hiệu quả kinh tế trên diện tích canh tác, từng bước chuyển sang sản xuất hàng hoá gắn với thị trường tiêu thụ s ản phẩm. Nhiều điển hình tiên tiến xuất hiện trong các lĩnh vực sản xuất nông , lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, đó là phụ nữ các huyện Yên Lạc , Vĩnh Tường, Bình Xuyên với phong trào ứng dụng tiến bộ KHKT trong thâm canh cây lúa, chương trình cấp I hoá giống lúa, sản xuất giống lúa lai được chị em mạnh dạn áp dụng đã mang lại hiệu quả cao; phụ nữ huyện Mê Linh, thị xã Vĩnh Yên với phương thức chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp, hình thành các vùng chuyên canh sản xuất hàng hoá gắn với thị trường, sản xuất nhiều loại rau, màu có giá trị kinh tế cao như rau sạch, hoa hồng, nấm rơm... Phụ nữ các huyện Lập Thạch , Tam Dương với mô hình kinh tế trang trại và trồng cây ăn quả toàn tỉnh đã có hàng chục ngàn gia đình hộ phụ nữ thâm canh cây lúa , chăn nuôi giỏi, làm kinh tế trang trại hiệu quả.

Đội ngũ nữ cán bộ khoa học trong ngành nông nghiệp, nữ công nhân trong các nông, lâm trường, trạm, trại đã tích cực nghiên cứu, thí nghiệm và áp dụng tiến bộ kỹ thuật phục vụ sản xuất; chị em luôn đi đầu trong việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, áp dụng tiến bộ KHKT trong chăn nuôi , trồng trọt ; tích cực chuyển giao KHKT, cung cấp các loại giống cây trồng , vật nuôi có hiệu quả kinh tế cao , phòng

Một phần của tài liệu công tác vận động phụ nữa của đảng bộ tỉnh vĩnh phúc tu nam 1997 den nam 2010 (Trang 21 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)