Những điều kiện mới

Một phần của tài liệu công tác vận động phụ nữa của đảng bộ tỉnh vĩnh phúc tu nam 1997 den nam 2010 (Trang 38 - 42)

2.1. Những điều kiện mới và chủ trương mới của Đảng bộ

2.1.1. Những điều kiện mới

Bước qua thế kỉ XX, Đảng bộ và nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc cùng nhân dân cả nước và nhân loại bước sang thiên niên kỷ mới với nhiều thuận lợi, nhiều cơ hội nhưng cũng không ít khó khăn và thách thức.

Những nét cơ bản của thế giới trong thập niên đầu của thế kỷ XXI là cuộc cách mạng khoa học và công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin tiếp tục phát triển nhảy vọt thúc đẩy sự phát triển kinh tế tri thức và làm biến đổi sâu sắc các lĩnh vực kinh tế, đời sống xã hội. Trình độ làm chủ thông tin, tri thức khoa học có ý nghĩa quyết định đối với sự phát triển của các quốc gia , đòi hỏi các quốc gia cũng như doanh nghiệp phải rất nhanh nhạy nắm bắt , thích nghi . Các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam , có cơ hội thu hẹp khoảng cách so với các nước phát triển, cải thiện vị trí của mình, đồng thời đứng trước nguy cơ tụt hậu xa hơn nếu không tranh thủ được cơ hội, khắc phục yếu kém để vươn lên.

Trong xu thế hội nhập, căn cứ vào thực tiễn điều kiện kinh tế - xã hội Việt Nam, Đảng xác định mục tiêu tổng quát của chiến lược phát triển kinh tế 2001 - 2010 là: "đưa đất nước ta thoát khỏi tình trạng kém phát triển, nâng cao rõ rệt đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, tạo nền tảng đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Nguồn lực con người, năng lực khoa học và công nghệ, kết cấu hạ tầng, tiềm lực kinh tế, quốc phòng, an ninh được tăng cường, thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa được hình thành về cơ bản; vị thế của nước ta trên thị trường thế giới được nâng cao [34, tr. 24]

Đất nước bước vào thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa - hiện đại hóa, hội nhập quốc tế, bên cạnh những thuận lợi cơ bản, phụ nữ Việt Nam gặp một số cản trở, khó khăn, như trình độ học vấn, chuyên môn nghiệp vụ của phụ nữ còn thấp, cơ hội có việc làm hạn chế, đời sống của một bộ phận phụ nữ còn gặp nhiều khó khăn,

nhận thức của xã hội về vai trò, vị trí của phụ nữ chưa đầy đủ, định kiến giới còn nặng nề; hệ thống chính sách chưa hoàn thiện, tổ chức thực hiện vẫn là khâu yếu; tổ chức Hội LHPN Việt Nam các cấp chưa thực hiện tốt chức năng đại diện cho quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của phụ nữ; tính liên hiệp còn hạn chế...

Trong thập niên đầu của thế kỉ mới, hiểu rõ những khó khăn hiện tại và vai trò của phụ nữ trong việc thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội và giải quyết các vấn đề mang tính toàn cầu như ô nhiễm môi trường, gia tăng dân số…, Đảng rất chú trọng đến công tác vận động phụ nữ.

Hội nghị lần thứ bảy Ban chấp hành Trung ương khoá IX đưa ra những chủ trương, giải pháp chủ yếu để phát huy vai trò của phụ nữ trong việc thực hiện khối đại đoàn kết toàn dân tộc vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh với những nội dung: tiếp tục nâng cao nhận thức của cả hệ thống chính trị và trong toàn xã hội về công tác phụ nữ và vấn đề bình đẳng giới. “Khẩn trương thể chế hoá các quan điểm, chủ trương của Đảng về công tác phụ nữ và công tác cán bộ nữ trong tình hình mới; lồng ghép vấn đề giới trong quá trình xây dựng và thực hiện các chương trình, kế hoạch chung. Coi trọng các chính sách xã hội, các chính sách về giới để giảm nhẹ lao động nặng nhọc cho phụ nữ. Nâng cao trình độ học vấn và kỹ

năng nghề nghiệp cho phụ nữ, tạo điều kiện để phụ nữ tham gia ngày càng nhiều vào các hoạt động xã hội, các cơ quan lãnh đạo và quản lý các cấp” [35, tr.17-18].

Đại hội X của Đảng nhấn mạnh: “phải nâng cao trình độ mọi mặt về đời sống vật chất, tinh thần, thực hiện bình đẳng giới, tạo điều kiện để phụ nữ thực hiện tốt vai trò người công dân, người lao động, người mẹ, người thầy đầu tiên của con người. Bồi dưỡng, đào tạo để phụ nữ tham gia ngày càng nhiều vào các hoạt động xã hội, các cơ quan lãnh đạo và quản lý ở các cấp. Chăm sóc và bảo vệ sức khỏe bà mẹ, trẻ em. Bổ sung và hoàn chỉnh các chính sách về bảo hộ lao động, bảo hiểm xã hội, thai sản, chế độ đối với lao động nữ. Kiên quyết đấu tranh chống các tệ nạn xã hội, các hành vi bạo lực xâm hại và xúc phạm nhân phẩm phụ nữ” [36, tr.12].

Một trong những văn bản quan trọng bậc nhất thể hiện chủ trương, đường lối của Đảng trong thời kỳ này là Nghị quyết số 11- NQ/TW của Bộ Chính Trị "Về công tác phụ nữ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước" được

ban hành ngày 27 tháng 4 năm 2007 với mục tiêu: Phấn đấu đến năm 2020, phụ nữ được nâng cao trình độ mọi mặt, có trình độ học vấn, chuyên môn, nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập kinh tế quốc tế, có việc làm, được cải thiện rõ rệt về đời sống vật chất, văn hoá, tinh thần, tham gia ngày càng nhiều hơn công việc xã hội, bình đẳng trên mọi lĩnh vực; đóng góp ngày càng lớn hơn cho xã hội và gia đình. Phấn đấu để nước ta là một trong các quốc gia có thành tựu bình đẳng giới tiến bộ nhất của khu vực.

Để phụ nữ tham gia ngày càng nhiều hơn, chủ động hơn, đóng góp ngày càng lớn hơn cho sự phát triển của gia đình, cộng đồng, đất nước và thực hiện bình đẳng giới. Đảng đưa ra bốn quan điểm về công tác phụ nữ trong thời kỳ mới:

- Phát huy vai trò, tiềm năng to lớn của phụ nữ trong sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, nâng cao địa vị phụ nữ, thực hiện bình đẳng giới trên mọi lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội là một trong những nhiệm vụ và mục tiêu quan trọng của cách mạng Việt Nam trong thời kỳ mới.

- Công tác phụ nữ phải sát hợp với từng đối tượng, vùng miền, phát huy được tinh thần làm chủ, tiềm năng, sức sáng tạo và khả năng đóng góp cao nhất của các tầng lớp phụ nữ, góp phần tạo nên sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc để phát triển đất nước; đồng thời phải chăm lo cho phụ nữ tiến bộ về mọi mặt, quan tâm đầy đủ quyền lợi hợp pháp, chính đáng để phụ nữ có điều kiện thực hiện tốt vai trò người công dân, người lao động, người mẹ, người thầy đầu tiên của con người.

- Xây dựng, phát triển vững chắc đội ngũ cán bộ nữ tương xứng với vai trò to lớn của phụ nữ là yêu cầu khách quan, là nội dung quan trọng trong chiến lược công tác cán bộ của Đảng

- Công tác phụ nữ là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, của toàn xã hội và gia đình. Trong đó, hạt nhân lãnh đạo là các cấp uỷ đảng, trách nhiệm trực tiếp và chủ yếu là cơ quan quản lý nhà nước các cấp, vai trò chủ thể là phụ nữ mà nòng cốt là các cấp Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam [27, tr.3].

Căn cứ vào mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước do Trung ương Đảng đề ra , căn cứ vào kết quả phát triển kinh tế , chính trị, văn hoá và xã hội của tỉnh đạt được từ năm 1997 đến năm 2000, Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc xác định những

thuận lợi và khó khăn cơ bản của tỉnh trong giai đoạn mới , để từ đó xây dựng phương hướng , mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Trong những năm 1997 - 2000, Đảng bộ và nhân dân Vĩnh Phúc đã có nhiều cố gắng vượt qua những khó khăn của một tỉnh mới được tái lập và những biến động của kinh tế thế giới, nhất là cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ ở một số nước Đông Nam Á, Châu Á, đạt được những kết quả quan trọng về kinh tế, chính trị, văn hoá - xã hội, góp phần tạo ra một diện mạo mới cho tỉnh Vĩnh Phúc.

Nhờ có định hướng phát triển đúng đắn và các cơ chế, chính sách phù hợp với thực tế, kinh tế Vĩnh Phúc từ năm 1997 đến năm 2000 phát triển mạnh và duy trì ở mức tăng trưởng cao, nhất là công nghiệp và xây dựng. Cơ cấu kinh tế đang chuyển dịch đúng hướng, từ cơ bản là thuần nông đã dần chuyển sang cơ cấu công nghiệp - nông nghiệp - dịch vụ. Nhiều chỉ tiêu kinh tế - xã hội mà Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh khóa XII đề ra đã đạt và vượt yêu cầu. Đặc biệt Vĩnh Phúc đã tạo ra một bước đột phá làm thay đổi nhận thức truyền thống về lựa chọn bước đường đi lên con đường công nghiệp hoá, hiện đại hoá, trở thành địa chỉ đầu tư hấp dẫn, đứng thứ 7 cả nước về thu hút đầu tư nước ngoài. Cơ sở hạ tầng được tăng cường. Lĩnh vực văn hóa - xã hội đạt nhiều mặt tiến bộ mới, trong đó nổi bật là xoá đói giảm nghèo, phổ cập giáo dục, chăm sóc sức khoẻ nhân dân. Đời sống nhân dân cả đô thị và nông thôn ổn định, từng bước được cải thiện. Bộ mặt nông thôn và đô thị đã có nhiều khởi sắc. Công tác quốc phòng được tăng cường, an ninh chính trị được giữ vững, trật tự an toàn xã hội cơ bản được ổn định. Hệ thống chính trị dần được củng cố, từng bước đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ chính trị được giao.

Tuy vậy , đời sống nhân dân Vĩnh Phúc nói chung , đời sống phụ nữ Vĩnh Phúc nói riêng vẫn còn nhiều khó khăn : sản xuất nông nghiệp nhiều vùng bấp bênh, thiên tai thường xảy ra, các vấn đề xã hội như : giải quyết việc làm , xoá đói giảm nghèo, phòng chống tội phạm, tệ nạn xã hội, chưa được giải quyết và ngăn chặn kịp thời đang đặt ra nhiều vấn đề bức xúc.

Cơ chế thị trường có tác động hai mặt đến gia đình, nhiều yếu tố thuận lợi song cũng không ít tác động xấu : tình trạng ly hôn, ngược đãi, bạo hành đối với phụ

nữ có chiều hướng gia tăng mạnh , phụ nữ và trẻ em gái bị bán ra nước ngoài , kết hôn với người nước ngoài vì mục đích vụ lợi, phụ nữ là đối tượng phải chịu tác động xấu nhiều nhất.

Đồng thời, thực tiễn của 20 năm đổi mới đặt ra nhiều vấn đề mới cho công tác vận động phụ nữ ở Vĩnh Phúc, cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội, quá trình hội nhập kinh tế quốc tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động nữ của tỉnh đang có những biến đổi sâu sắc, đòi hỏi phải thường xuyên đổi mới, nội dung, phương thức hoạt động của Hội LHPN. Hội LHPN các cấp cần nhận thức sâu sắc hơn nữa về chức năng, nhiệm vụ của tổ chức Hội LHPN Việt Nam trong giai đoạn cách mạng mới để làm tốt hơn vai trò đại diện chăm lo bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp chính đáng của người phụ nữ.

Một phần của tài liệu công tác vận động phụ nữa của đảng bộ tỉnh vĩnh phúc tu nam 1997 den nam 2010 (Trang 38 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)